Giải thích: Vì sao nước làm tắt lửa?
Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này. Dưới đây là giải thích của nhà vật lý Ia. I. Perenman.
Vì sao nước làm tắt lửa?
Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này. Dưới đây là giải thích của nhà vật lý Ia. I. Perenman.
Thứ nhất, hễ nước gặp một vật đang cháy thì nó biến thành hơi và hơi này lấy đi rất nhiều nhiệt của vật đang cháy. Nhiệt cần thiết để biến nước sôi thành hơi nhiều gấp 5 lần nhiệt cần thiết để đun cùng thể tích nước lạnh ấy lên 100 độ.
Thứ hai, hơi nước hình thành lúc ấy chiếm một thể tích lớn gấp mấy trăm lần thể tích của khối nước sinh ra nó. Khối hơi nước này bao vây xung quanh vật đang cháy, không cho nó tiếp xúc với không khí. Thiếu không khí, sự cháy sẽ không thể duy trì được.
Để tăng cường khả năng làm dập lửa của nước, đôi khi người ta còn cho thêm … thuốc súng vào nước. Điều này thoạt nghe thì thấy lạ, nhưng rất có lý: thuốc súng bị đốt hết rất nhanh, đồng thời sinh ra rất nhiều chất khí không cháy. Những chất khí này bao vây lấy vật thể, làm cho sự cháy gặp khó khăn.
Vì sao để dập đám cháy bằng xăng dầu người ta dùng cát chứ không dùng nước?
Khi sử dụng cát trong các vụ hỏa hoạn xăng dầu, một mặt cát hấp thụ nhiệt làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác giúp hình thành màn ngăn cách khí ôxy - chất duy trì sự cháy với đám cháy, góp phần làm cho lửa tắt.
Trong đám cháy xăng dầu, không được dùng nước dập lửa vì nếu dùng nước thì do tỉ trọng nhẹ hơn nước, xăng dầu nổi lên trên mặt nước khiến không làm tắt được lửa mà còn làm cho diện tích đám cháy càng lan rộng.
Do đó tại các trạm xăng, vật liệu thường được dùng để dập lửa trước hết là cát. Để dùng cát chữa cháy, cần chứa cát thành bể, hố trước các kho. Đồng thời, các trạm xăng cần bố trí nhiều xẻng, xô để có thể ứng phó nhanh nhất khi có sự cố cháy.
Ngoài ra, có thể dùng các bình bọt chữa cháy vì bọt nhẹ hơn xăng dầu nên sẽ nổi trên bề mặt chất cháy, đồng thời liên kết tạo thành màng ngăn ôxy tiếp xúc chất cháy.
Bình luận