Giải thích: Vì sao sâu róm biến thành bướm được?

Bướm cái trong đời có thể đẻ từ một trăm đến vài nghìn trứng, từ trứng sinh ra gọi là sâu, chúng không ngừng lớn lên và thoát xác mấy lần. Điểm quan trọng nhất trong thời kì sâu là chúng ăn rất nhiều, chắt lọc các chất dinh dưỡng cất trữ lại, để đến khi hóa thành bướm vẫn có thể dùng.

Giải thích: Vì sao sâu róm biến thành bướm được?

Sâu róm là gì?

Sâu róm hay sâu lông (danh pháp hai phần: Arna pseudoconspersa) là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Cả ấu trùng và sâu trưởng thành đều có những sợi lông chứa độc tố gây ngứa, chóng mặt, buồn nôn... trên người.

Vì sao sâu róm biến thành bướm được?

Bướm cái trong đời có thể đẻ từ một trăm đến vài nghìn trứng, từ trứng sinh ra gọi là sâu, chúng không ngừng lớn lên và thoát xác mấy lần. Điểm quan trọng nhất trong thời kì sâu là chúng ăn rất nhiều, chắt lọc các chất dinh dưỡng cất trữ lại, để đến khi hóa thành bướm vẫn có thể dùng. Thành phần dinh dưỡng được cất giữ dưới dạng chất béo, đến cơ hội thích hợp, sâu sẽ nhả tơ kết thành một khối chúng ta gọi là kén, nó cho cơ thể vào trong, thoát xác và hóa thành nhộng.

Lúc đó, nhộng vẫn dựa vào một thanh gai ở giai đoạn đuôi dính chặt vỏ kén, qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng cơ thể có nhiều biến đổi cuối cùng hoàn toàn thành trùng, lúc đó mới là giai đoạn cuối, nó cố gắng thoát khỏi lớp xác nhộng, biến thành một con bướm đẹp đẽ. Nhưng khi thấy nó chưa bay được, phải đợi vài tiếng sau, đôi cánh mới mở ra, làm nó khô đi, cứng cáp thêm, sau đó mới nhẹ nhàng đập cánh, đợi đến khi có thể bay lên, nó liền bay vào bụi hoa và bắt đầu hút mật.

Đâu là loài sâu róm độc nhất?

Trong các khu rừng nhiệt đới miền Nam Brazil có một loài sâu róm có tên khoa học là Lonomia. Khác hẳn với bề ngoài hiền lành, chúng chứa trong mình một loại độc tố chết người.

Nếu không may chạm phải những chiếc gai trên mình loài sâu róm này, con người có thể bị chảy máu trong, suy gan và bị một chứng bệnh mà y học gọi là "Huyết tan".
Huyết tan (hemolysis), tức hồng huyết cầu (red blood cells) trong máu vỡ bể nhiều và sớm hơn thời hạn bình thường vì một lý do nào đó.

Bình thường một hồng huyết cầu tồn tại đến 120 ngày rồi mới vỡ, và được thay thế bằng một hồng huyết cầu mới, nên số lượng hồng huyết cầu trong máu được giữ ở mức quân bình. Trong trường hợp này, lượng hồng cầu đột ngột giảm mạnh khiến cơ thể mất sức đề kháng và gây nhiều biến chứng khác.

Dựa trên kinh nghiệm dân bản địa, chỉ cần chạm tay vào loài sâu róm này là coi như chạm tay vào “lưỡi hái tử thần”.

Nọc độc của loài sâu róm Lonomia là một trong những chất độc gây chết người nhanh nhất từng được phát hiện trên thế giới. Bệnh nhân có thể tử vong chỉ 6 giây sau khi bị trúng độc (ít hơn 0,06 giây so với khi bị loài rắn độc nhất cắn).

Điều nguy hiểm là loài sâu róm này rất khó phát hiện. Chúng sống trên các thân cây và ẩn mình dưới lớp vỏ nhiều màu sắc. Trong nhiều trường hợp, việc phát hiện ra sự hiện diện của chúng đồng nghĩa với cái chết đã đến.

Loài sâu róm Lonomia chỉ xuất hiện trong lớp vỏ màu sáng dễ phát hiện 2 hoặc 3 tháng trong năm. Thời gian còn lại, chúng ẩn mình và chuyển sang màu tối rất khó nhận thấy. Một lời khuyên khi đi du lịch Brazil, hãy tránh xa các loài sâu róm, đặc biệt những loài sâu róm ẩn mình trong những lớp vỏ cây tại các khu rừng nhiệt đới miền Nam Brazil.

Từ khóa tìm kiếm: tìm hiểu sâu róm, sâu róm biến thành bướm, sự hình thành của bướm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác