Giải thích: Vì sao hệ mặt trời được cấu trúc như hiện nay?

Như ta biết không nhất thiết hệ mặt trời phải có cấu trúc như hiện nay, nó có thể được sắp xếp theo kiểu khác lắm chứ. Trong vũ trụ, có nhiều hệ mặt trời có sự sắp xếp khác với hệ mặt trời “của chúng ta”. Sự sắp xếp của mỗi hệ mặt trời - kiểu này, kiểu kia - tùy thuộc lúc ban đầu.

Giải thích: Vì sao hệ mặt trời được cấu trúc như hiện nay?

Hệ Mặt trời là gì?

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là 1 hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của 1 đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. 4 hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. 4 hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. 2 hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và 2 hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ. Có 6 hành tinh và 3 hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh...

Tại sao hệ mặt trời được cấu trúc như hiện nay?

Giải thích: Tại sao hệ mặt trời được cấu trúc như hiện nay?

Như ta biết không nhất thiết hệ mặt trời phải có cấu trúc như hiện nay, nó có thể được sắp xếp theo kiểu khác lắm chứ. Trong vũ trụ, có nhiều hệ mặt trời có sự sắp xếp khác với hệ mặt trời “của chúng ta”. Sự sắp xếp của mỗi hệ mặt trời - kiểu này, kiểu kia - tùy thuộc lúc ban đầu.

Loài người đã phát kiến ra vài quy luật theo đó đã khiến cho hệ mặt trời “của chúng ta” được sắp xếp theo kiểu hiện nay. Trái đất cũng như những hành tinh khác di chuyển theo quỹ đạo quanh mặt trời. Thời gian cần thiết để trái đất quay đủ một vòng quanh mặt trời là một năm. Những hành tinh khác trong hệ mặt trời có quỹ đạo lớn hơn hoặc nhỏ hơn quỹ đạo trái đất. Các nhà thiên văn chưa giải thích một cách thỏa đáng sự hình thành của mặt trời cũng như bằng cách nào các hành tinh lại có tầm cỡ đó, ở vị trí đó, theo quỹ đạo đó.

Các nhà bác học đã đưa ra nhiều giả thuyết nhằm giải thích các hiện tượng đó. Tuy nhiên, có thể quy các giả thuyết đó thành hai nhóm. Nhóm giả thuyết thứ nhất cho rằng các hành tinh là một phần của sự thay đổi lần lần của mặt trời từ một khối hơi nóng tự xoay quanh mình mà có có tầm vóc và độ sáng như hiện nay.

Nhóm giả thuyết thứ hai cho rằng vào thời rất xa xưa, có một ngôi sao nào đó tình cờ bay sớt ngang mặt trời, làm cho vài mảnh mặt trời bắn văng ra, sau đó các mảnh này tiếp tục chuyển động xoay quanh mặt trời, rồi từ từ nguội đi và thành các hành tinh.

Bất kể nhóm giả thiết nào đúng thì cũng có thể nói hệ mặt trời được sắp xếp như hiện nay cũng là do ít nhiều may mắn. Tại sao hệ mặt trời lại được sắp xếp như vậy? định luật kepler về sự chuyển động của hành tinh phát biểu rằng: “ quỹ đạo của mỗi hành tinh là một hình bầu dục mà mặt trời là một tiêu điểm” và rằng “hành tinh chuyển động nhanh hơn khi nó ở gần mặt trời và chậm hơn khi nó ở xa”. Nghĩa là có tương quan tỷ lệ giữa khoảng cách và thời gian giữa vị trí của mặt trời và của hành tinh. Định luật newton về vạn vật hấp dẫn giải thích hai vật hấp dẫn nhau như thế nào. Với các định luật nêu trên, ta có thể hiểu được tại sao hệ mặt trời lại được sắp xếp như vậy.

Từ khóa tìm kiếm: quy luật hệ mặt trời, sắp xếp hệ mặt trời, hành tình trong hệ mặt trời, tìm hiểu hệ mặt trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác