Giải thích: Vì sao chúng ta có thể nhớ được những sự việc đã qua?
Bộ não được phân thành hai bán cầu não trái và phải. Bề mặt của nó chính là lớp vỏ não do chất xám cấu thành, có diện tích rất lớn. Nhờ có lớp vỏ não mà chúng ta mới có thể nhớ được những sự việc đã qua.
Vì sao chúng ta có thể nhớ được những sự việc đã qua?
Bộ não của con người rất phát triển, không có loài động vật nào bì kịp, đó cũng là một đặc điểm rõ ràng để phân biệt con người với các loài động vật thông thường khác. Bộ não được phân thành hai bán cầu não trái và phải. Bề mặt của nó chính là lớp vỏ não do chất xám cấu thành, có diện tích rất lớn. Nhờ có lớp vỏ não mà chúng ta mới có thể nhớ được những sự việc đã qua. Bề mặt của nó có vô số những nếp nhăn, chủ yếu là do các tế bào thần kinh tạo nên, tổng cộng có trên dưới 14 tỉ nếp nhăn.
Những chuyện đã từng xảy ra được chuyển tới những tế bào thần kinh trên vỏ não theo một phương thức nhất định. Vỏ não bị kích thích giữ lại thông tin. Khi những hình thức thông tin này cần được tái hiện lại, vỏ não cần phát huy tác dụng của nó, khiến cho người ta nảy sinh những hồi ức. Lớp vỏ não tuy có tác dụng ghi nhớ nhưng nó chỉ có thể ghi nhớ những thông tin có ích với chúng ta, có lúc nó còn quên lãng hay làm sai lệch thông tin. Đây cũng là do khả năng khác nhau ở mỗi người, có người có khả năng ghi nhớ kém hơn. Lớp vỏ não là bộ phận phát triển nhất của con người. Dựa vào nó chúng ta mới có được ý nghĩ, tư tưởng, có khả năng ghi nhớ. Vỏ não còn có thể chỉ huy cơ thể tiến hành các động tác. Chúng ta nên tích cực luyện tập, chú ý nghỉ ngơi, giúp cho não bộ càng phát triển.
Vì sao chúng ta không nhớ được những ký ức trước 3 tuổi?
Hầu hết những người trưởng thành không thể nhớ lại phần lớn, nếu không nói là bất kỳ thứ gì, từ trước 3 tuổi. Đó là cái mà Sigmund Freud lần đầu tiên gọi bằng thuật ngữ "chứng quên thời thơ ấu".
Một nghiên cứu mới về ký ức thời thơ ấu tiết lộ rằng chứng quên thời thơ ấu bắt đầu từ khoảng 7 tuổi (Bauer & Larkina, 2013). Các kết quả cho thấy giữa 5 và 7 tuổi, trẻ em có thể nhớ lại khoảng 63% và 72% các sự kiện mà chúng lần đầu tiên nhớ lại lúc 3 tuổi. Tuy nhiên, vào khoảng 8 hoặc 9 tuổi thì trẻ chỉ nhớ lại được khoảng 35% các sự kiện.
Khi còn nhỏ, hồi cá ngựa – một phần của não quan trọng cho trí nhớ - vẫn còn đang sinh sản các tế bào thần kinh: những nơ ron mới liên tục được sinh ra. Cho đến khi quá trình này hoàn thành, chúng ta thấy nó khó mà lưu giữ những ký ức dài hạn về bản thân.
Những cảm xúc tiêu cực thường mất đi nhanh hơn
Về trung bình, những cảm xúc tiêu cực bị quên nhanh hơn những cảm xúc tích cực. Một nghiên cứu yêu cầu con người viết về những việc đã xảy ra với họ qua một khoảng thời gian kéo dài nhiều tháng. Sau đó họ được yêu cầu nhớ lại những sự kiện đó 5 năm sau. Một điều kỳ lạ xảy ra đối với hầu hết mọi người (không bị trầm cảm): những sự việc tiêu cực bị quên với tỷ lệ cao hơn so với những sự việc tích cực.
Các nhà tâm lý không biết chính xác tại sao điều này xảy ra, nhưng dường như nó là một phần của hệ miễn dịch tâm lý tự nhiên của chúng ta, giúp bảo vệ chúng ta chống lại những cú đánh không tránh khỏi của cuộc sống.
Bình luận