Giải thích: Vì sao thủy triều không xảy ra ở hồ?

Thủy triều không thể diễn ra tại một nơi nhỏ bé như ở trên hồ, vì tại đây tổng bề mặt và lưu lượng nước quá nhỏ để tạo ra bất kỳ một sự thay đổi nào có thể nhận thấy.

Giải thích: Vì sao thủy triều không xảy ra ở hồ?

Thủy triều là gì?

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán - Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống.

Vì sao thủy triều không xảy ra ở hồ?

Thủy triều là do lực hút của mặt trăng đối với đại dương. Thực tế, mặt trăng hút được mọi thứ, kể cả đất và núi cho dù đó là những vật cứng rắn và cố định, nhưng bề ngoài nó không tạo ra hiện tượng gì đặc biệt.

Đối với đại dương lại khác. Chiếm hơn 70% bề mặt trái đất, nước dễ dàng bị lực hút của mặt trăng dồn lại một nơi và chồng lên một nơi khác mà người ta thường gọi là hiện tượng thủy triều. Tuy nhiên, điều này không thể diễn ra tại một nơi nhỏ bé như ở trên hồ, vì tại đây tổng bề mặt và lưu lượng nước quá nhỏ để tạo ra bất kỳ một sự thay đổi nào có thể nhận thấy.

Vì sao gọi là thủy triều đỏ?

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu. Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy nhanh chóng trong các cột nước. Thủy triều đỏ dễ dàng nhận biết nhanh chóng bằng trực quan khi nước biển thường có chất dính và mùi tanh hôi.

Những tảo này, đặc biệt là thực vật phù du, là những sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ...

Từ khóa tìm kiếm: thủy triểu, tìm hiểu thủy triều, thủy triều không có trên sông, thủy triều đỏ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác