Giải thích: Vì sao ốc sên di chuyển chậm chạp?
Ốc sên là con vật bị coi là chậm chạp nhất trong các loài vật. Nó đi được 1,5mm trong một giây hay 5,4m trong một giờ, nghĩa là chậm hơn người đúng một nghìn lần.
Vì sao ốc sên di chuyển rất chậm chạp?
Ốc sên là con vật bị coi là chậm chạp nhất trong các loài vật. Nó đi được 1,5mm trong một giây hay 5,4m trong một giờ, nghĩa là chậm hơn người đúng một nghìn lần.
Đó là bởi vì loài ốc sên phải mang cả một căn nhà di động đồ sộ trên lưng. Lớp vỏ ốc sên mang trên người chiếm phần lớn trọng lượng của nó. Lớp vỏ cứng là nơi trú ẩn an toàn cho ốc sên nhưng lại to và quá nặng so với thân hình của nó khiến nó di chuyển rất chậm chạp. Ngoài ra, do chân của loài ốc sên bị tiêu biến chỉ có thể bò bằng lưỡi một cách nặng nề cũng làm cho tốc độ di chuyển của loài này trở nên vô cùng chậm chạp.
Vì sao ốc sên vừa bò vừa để lại vệt nước dãi?
Trên chân của ốc sên có một loại thể tuyến gọi là túc tuyến. Túc tuyến có thể tiết ra một loại thể dịch rất dính để giúp ốc sên bò, do vậy chỗ nó vừa bò qua đều để lại vết dịch dính từ túc tuyến tiết ra. Sau khi vết dịch dính này khô đã hình thành một vệt nước sáng lấp lánh.
Ốc sên là một thành viên trong đại gia tộc động vật nhuyễn thể, khi bò thường dùng chân dán chặt trên vật thể khác, thông qua bắp thịt ở phần chân làm thành những làn sóng ngoằn ngèo để có thể chuyển động chậm rãi về phía trước.
Khi ngủ đông hoặc ngủ hè, loại dịch dính mà túc tuyến tiết ra sau khi khô ở miệng vỏ hình thành một lớp màng mỏng bịt kín cơ thể lại, đợi khi môi trường bên ngoài thích hợp thì phá màng chui ra. Do được lớp màng mỏng này bảo vệ, ốc sên có thể sống nhiều năm không chết.
Ngoài ra, có một loại sên giống như ốc sên nhưng không có vỏ, gọi là con diên du (thereuonema tuberculata). Nơi nó bò qua cũng để lại một vệt nước dãi màu trắng sáng. Dịch dính mà con diên du tiết ra có một số điểm khác so với dịch dính của ốc sên.
Bình luận