Cây xương rồng sử dụng chữa bệnh và những lưu ý cần thiết

Cây xương rồng sử dụng chữa bệnh và những lưu ý cần thiết


I. Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng

1. Trị đau lưng

Theo một số bài thuốc dân gian xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn.

2. Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi

Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…

Ở Nhật bản còn phổ biến một loại chất ngọt sinh học chiết xuất từ enzim của một loại xương rồng để pha chế cà phê mà không dùng đường. Một ly cà phê như vậy có giá khoảng 340’000 VNĐ ( 15$ ) và nó an toàn cho những người bị tiểu đường vì không chứa đường mà chỉ gây nên cảm giác ngọt.

Cây xương rồng sử dụng chữa bệnh và những lưu ý cần thiết

3. Chữa sốt

Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.

4. Chữa đau răng

Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra.

Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.

5. Chữa mụn nhọt

Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu.

Bạn cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.

6. Làm hạ đường huyết

Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn.

Cây xương rồng sử dụng chữa bệnh và những lưu ý cần thiết

II. Những lưu ý khi sử dụng xương rồng chữa bệnh

1. Cẩn thận với nhựa mủ: Nhựa mủ cây xương rồng có tính độc, nếu rơi vào mắt có thể gây mù, tiếp xúc da sẽ gây viêm và họng tấy. Vì vậy khi dùng, bạn cần phải tuyệt đối tránh xa phần này của cây.

2. Nhớ tìm đúng loài cây: Xương rồng có rất nhiều loại nên cần phải am hiểu và tìm đúng loại cây mới giúp điều trị bệnh an toàn.

3. Không nên lạm dụng: Dùng cây xương rồng chữa bệnh là phương pháp dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng nên chúng ta chỉ áp dụng trong giai đoạn khởi phát, chưa gây ra nhiều biến chứng. Bạn nên sử dụng đúng theo liều lượng và lộ trình để tránh hậu quả không mong muốn.

4. Trong trường hợp bị mủ bắn vào mắt, bạn phải sơ cứu kịp thời nếu không sẽ gây tác hại rất lớn. Úp mặt vào thau nước, nháy mắt nhiều lần để pha loãn mủ là hành động đúng đắn lúc này. Nhỏ dầu dừa, dầu phộng, để làm trôi các chất mủ bám dính. Nếu có gai trong mắt phải lấy ra cẩn thận, tuyệt đối không dụi mắt sẽ khiến rách giác mạc. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác