Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 33:TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI (1)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu bài học
• Hiểu một cách khái quát về văn học Việt Nam ( các bộ phận, các thời kì lớn,những giá trị nổi bật về nội dung, tư tưởng và thành tựu nghệ thuật ), củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học.
• Hiểu tác dụng, biết cách viết thư (điện ) chúc mừng, thăm hỏi.
• Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) trong hướng dẫn học Ngữ văn 9, chủ yếu là tập II.
2. Phẩm chất và năng lực
• Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm
• Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Máy chiếu, bảng phụ
• Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu
• Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực
2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dân của giáo viên.
III. NỘI DUNG
Tiết 161
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: trò chơi
- Năng lực: tự học
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn, ai tài hơn
- Gv tổ chức HS thành 4 đội (mỗi đội 4 HS)
- GV : phần ND thi / sgk
- GV HD HS chơi (như sgk)
- HS chơi trò chơi
- HS, GV cùng đánh giá
- GV cung cấp một số đáp án (nếu cần)
- GV đánh giá, dẫn vào bài
- HS chia nhóm, thi
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Phương pháp: đọc sáng tạo; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm
- Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học
* HĐ cá nhân, KT đọc tích cực
- Yêu cầu hs đọc tư liệu phần I/ sgk 125-126,127, trả lời câu hỏi :
? Nêu các bộ phận , thành phần của VHVN
(hay nói cách khác nêu đặc điểm của các BPVHVN) ?
- HS hoạt động
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
* HĐ cặp- KT chia nhóm (theo danh sách lớp).
- GV nêu yêu cầu :
? Thống kê các tác phẩm văn học viết theo bảng hướng dẫn: I. Tổng kết văn học
1. Các bộ phận và thành phần của văn học Việt Nam
a. Phân biệt VH dân gian với VH viết
*Văn học dân gian
- Tác giả: nhân dân lao động
- Lưu truyền bằng miệng (có dị bản)
- Thể loại: truyện (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, cười), ca dao, tục ngữ, vè, chèo, tuồng
-> Phong phú, phản ánh đời sống lao động, đs tâm hồn nhân dân lao động
* Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ nhân dân, là kho tàng phong phú cho VH viết khai thác, phát triển
* Văn học viết
- Xuất hiện từ thế kỉ thứ X
- Tác phẩm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ
a. VH chữ Hán: xuất hiện từ buổi đầu của VH viết, tồn tại, ph triển trong suốt TK X
-> TK XIX (1 số tác phẩm ở TK XX)
- Tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa, tư tưởng TQ nhưng lại mang tinh thần dân tộc, thể hiện đs, tư tưởng, tâm lí dân tộc
b. VH chữ Nôm: xuất hiện muộn hơn VH chữ Hán (TK XIII)
- Phát triển song song với VH chữ Hán, ph triển mạnh ở TK XVIII- XIX, đỉnh cao là Truyện Kiều và thơ HXH
c. VH chữ quốc ngữ: xuất hiện từ TK XVII nhưng đến cuối TK XIX mới được dùng để sáng tác VH
- Từ đầu TK XX, chữ quốc ngữ được dùng phổ biến và dần trở thành văn tự duy nhất dùng để sáng tác VH
b. Thống kê các tác phẩm văn học viết
TP TG Thể loại
Mẫu: 1.Nam quốc sơn hà Được coi là của Lý Thường Kiệt Thất ngôn tứ tuyệt ĐL
2. Phò giá về kinh Trần Quang Khải Ngũ ngôn tứ tuyệt ĐL
... ... ....
VH chữ Nôm Bánh trôi nước H.X.Hương Thất ngôn tứ tuyệt
Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú
... ... ...
- HS hoạt động, ghi sản phẩm ra phiếu
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- HS đánh giá chéo giữa các nhóm
* HĐ nhóm- KT học tập hợp tác
- GV nêu yêu cầu :
? Nêu bối cảnh phát triển của các giai đoạn VH?
? Nêu giá trị cơ bản?
? Văn học có nội dung gì?
- HS trả lời, ghi sản phẩm ra phiếu
- HS trình bày, nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
II.Tiến trình lịch sử VHVN
*Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Văn học phát triển trong môi trường XHPK (có ph triển thịnh, có mâu thuẫn nội bộ và chống ngoại xâm
- Giá trị cơ bản: CN yêu nước, CN nhân đạo
* Từ đầu thế kỉ XX đến 1945
- Thực dân Pháp xâm lược, chúng tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa
- Văn học phát triển theo hướng hiện đại hóa, có những biến đổi toàn diện, mau lẹ
- Giai đoạn có nhiều tác phẩm có giá trị: 1930- 1945 (cả thơ và văn xuôi)
* Từ sau CM tháng Tám đến nay
- Hoàn cảnh: tiến hành 2 cuộc KC chống Pháp và Mĩ, tiến hành XD đất nước sau chiến tranh
+ Giai đoạn 1945 - 1975
- Văn học phục vụ tích cực 2 cuộc kháng chiến, nêu cao tinh thần yêu nước, CN anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh
-> Sáng tạo nhiều hình ảnh cao đẹp về đát nước, con người VN
+ Giai đoạn sau 1975
- Văn học bước vào thời kì mới: khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh ý thức cá nhân, tinh thần dân chủ (VD: Ánh trăng (N. Duy), Bến quê (NMC)...)
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn tập lại toàn bộ KT bài học
- Tìm đọc các tác phẩm đặc sắc của các gđ văn học
- Chuẩn bị phần B, C:
+ Đọc mục III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam
+ Đọc BT 1
+ Trả lời câu hỏi
___________________________________________________
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../ 20...
BÀI 33 :TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI (2+3)
III. NỘI DUNG
Tiết 162
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: vấn đáp
- Năng lực: tự học
* Hoạt động cá nhân
- Nêu câu hỏi
? Nêu các giai đoạn hình phát triển của nền văn học VN ?
- HS trả lời, nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài mới.
(HS trả lời)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;
- Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học
* HĐ cá nhân
? Những nội dung chủ yếu của văn học VN là gì
? Lấy 1 số dẫn chứng và phân tích những biểu hiện của từng nội dung?
- HS hoạt động, trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động cả lớp
? Nêu những giá trị nghệ thuật cơ bản của các tác phẩm văn học VN?
- GV chuẩn kiến thức.
- Bình giảng
* HĐ nhóm – KT phòng tranh
- GV nêu yêu cầu:
? Liệt kê các thể loại VH đã học ? kể 1-2 tác phẩm tiêu biểu cho thể loại đó?
- HS trả lời, trưng bày sản phẩm
- HS tham quan, đánh giá sản phẩm
- GV đánh giá, nhận xét.
* Dạy học cả lớp
? Nhận xét chung về các thể loại VHVN
- GV định hướng kiến thức. III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam
1. Nội dung
- Tinh thần yêu nước
- Tinh thần nhân đạo
- Sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan
- VD :
+ Lòng yêu nước :một số tp văn học Lý- TRần; văn học thời kì chống Pháp, Mĩ.
+ Nhân đạo : Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương….
+ Sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan: Thơ Hồ Xuân Hương, thơ CM…
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm
- Vận dụng sáng tạo thi liệu dân tộc
- Có những đổi mới, cách tân trong hình thức thể hiện
- Kết hợp nhuần nhuyễn tất cả những NT đặc trưng của các thể loại văn học
IV. Sơ lược về 1 số thể loại
1. Một số thể loại VH dân gian
- Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích.
- Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca
- Chèo và Tuồng.
- Tục ngữ
2. Một số thể loại VH trung đại
a) Các thể thơ
* Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc
- Có 2 loại chính: Cổ Phong và thể Đường Luật
* Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
- Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm (VD: Truyện Kiều – Nguyễn D).
- Thể song thất lục bát
VD: Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm.
b) Các thể truyện, kí
- Ví dụ: “Truyền kì mạn lục”
“Thượng Kinh Kí Sự”- Lê Hữu Trác...
c) Truyện thơ Nôm
- Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình.
- Truyện thơ Nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.
d) Một số thể văn nghị luận
- Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm.
3. Một số thể loại VH hiện đại
- Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển.
- Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm.
- Thơ hiện đại, tính từ Thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công.
=> VHVN: Đa dạng, không ngừng biến đổi và vận động để phù hợp với những thay đổi trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần và nhu cầu thẩm mĩ của con người.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- PP: nêu và gq vấn đề, thảo luận nhóm
- NL: giải quyết vđ và sáng tạo, tự học, hợp tác
* HĐ cá nhân, trả lời yêu cầu f
- HS hoạt động trình bày, nhận xét và bổ sung.
- GV đánh giá và nhận xét.
* HĐ cá nhân, trả lời yêu cầu g
- HS hoạt động trình bày, nhận xét và bổ sung.
- GV đánh giá và nhận xét.
* HĐ cá nhân, trả lời yêu cầu h
- HS hoạt động trình bày, nhận xét và bổ sung.
- GV đánh giá và nhận xét
* HĐ cặp, trả lời yêu cầu i
- HS hoạt động trình bày, nhận xét và bổ sung.
- GV đánh giá và nhận xét * BT f/ B
- NVdũng sĩ: Thạch Sanh...
- NV có tài năng đặc biệt: ba chàng thiện nghệ...
- NV xấu xí: lấy vợ cóc, sọ dừa...
- Nhân vật ngốc nghếch: chàng ngốc săn hươu...
* BT g/ B
. HS lập bảng về niêm , luật bằng trắc của bài thơ ” Qua Đèo Ngang”
-> Đây là BT mẫu mực tuân thủ đúng quy ước về luật bằng, trắc trong thơ Thất ngôn bát cú ĐL
* BT h/B
- Ca dao:
VD: Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mỗi ai...
- T/ Kiều:
Đoạn tả Kiều ở lầu Ngưng Bích hoặc Mã Giám sinh mua Kiều
* Bt i:
- Truyện trung đại: dùng để nói trí, tỏ lòng...
- Truyện HĐ: đi sâu diễn tả nội tâm, tg bên trong con người; thể hiện cái tôi cá nhân
Tiết 163
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: vấn đáp
- Năng lực: tự học
- GV tổ chức cho HS ôn bài cũ bằng hình thức : Kĩ thuật hỏi chuyên gia
+ GV lập nhóm chuyên gia
+ HS chuẩn bị câu hỏi (hỏi những nội dung đã học ở tiết trước)
- HS hoạt động
- HS nhận xét, ĐG KT, KN của nhóm chuyên gia
- GV nhận xét, đánh giá.
(HS hỏi nhóm chuyên gia)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; trò chơi
- Năng lực: tự học
* HĐ cá nhân
- HS hoạt động trình bày, nhận xét và bổ sung.
- GV đánh giá và nhận xét
* HĐ cả lớp
- GV tổ chức chơi trò chơi Hái hoa dân chủ
- Nội dung câu hỏi : khái niệm của các thể loại văn học dân gian.
- HS chơi trò chơi
- GV nhận xét, đánh giá. 1.
a. HS thông kê các tác phẩm đã học theo thể loại (theo bảng HD)
b. HS chơi trò chơi
c. HS lập bảng thống kê về các tác phẩm văn học trung đại theo hướng dẫn
d.
- Thể truyện :truyện ngắn, tiểu thuyết...; PTBĐ: tự sự
- Thể tuỳ bút : biểu cảm..
- Thơ : biểu cảm
....
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
PP: vấn đáp
NL: tự học, ngôn ngữ
* HĐ cá nhân, làm BT1
- HS hoạt động
- HS chia sẻ
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá. VD:
- Thơ Hồ Xuân Hương
Thường sd thi liệu ca dao: Trong bài Bánh trôi nước có từ thân em(điều này ta gặp nhiều trong ca dao)
- Hay bài Con cò của Chế Lan Viên
....
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
PP: đọc sáng tạo
NL: tự học
- Khuyến khích HS tích cực làm BT phần E
(Đặc biệt là HS khá giỏi) (làm ở nhà)
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn lại KT bài học
- Hoàn thiện BT phần D, E
- Xem lại đề KT học kì
+ Đọc lại đề bài
+ Lập lại dàn ý cho đề phần tập làm văn.
___________________________________________________
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../ 20...
BÀI 33 :TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI (4,5)
III. NỘI DUNG
Tiết 164
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: vấn đáp
- Năng lực: tự học
- GV nêu tình huống :
? Khi người thân, bạn bè có chuyện vui, chuyện buồn, ta thường làm gì?
- HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung
- GV NX, dẫn vào bài
(Đ/án : Đến chia vui / chia buồn hoặc gửi lời chia vui/ chia buồn…)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm
- Năng lực: hợp tác, giao tiếp
* HĐ cá nhân, đọc các tình huống, trả lời câu hỏi:
? Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng/ thăm hỏi ?
- HS hoạt động, trình bày và nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Dạy học cả lớp
? Cho biết mục đích, tác dụng của thư, điện.
? Nêu điều kiện sử dụng thư (điện)?
- GV định hướng kiến thức.
* HĐ cặp
- Yêu cầu hs đọc thầm các văn bản
? Nêu nội dung của thư, điện chúc mừng, thăm hỏi?
? Tình cảm được thể hiện như thế nào?
? Nhận xét về lời văn?
- HS trả lời, trình bày và nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá.
* HĐ cả lớp
? Vậy hãy nêu những nội dung chính và cách thức diễn đạt trong các thư, điện chúc mừng, thăm hỏi?
- Chuẩn kiến thức. II. Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
1. Những trường hợp cần viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi
* Gửi thư điện
- Chúc mừng
+ Nhân dịp sinh nhật hoặc có niềm vui lớn
+ Nhân dịp quốc khánh hoặc nhân dịp người khác đảm nhiện cương vị quan trọng
- Thăm hỏi
+ Khi bạn bè...gặp chuyện buồn
- Mục đích: để chia sẻ
- Điều kiện sử dụng thư (điện): Người gửi không thể trực tiếp đến tận nơi để chúc mừng hay thăm hỏi.
2. Cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi
Xét VB
* Nội dung
- Lí do
- Lời chúc mừng (lời thăm hỏi)
- Mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành
* Tình cảm: chân thành
* Lời văn: ngắn gọn, súc tích
Tiết 165
C. HĐ LUYỆNTẬP
PP: rèn luyện theo mẫu, nêu và giải quyết vấn đề
NL: tự học, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Hoạt động nhóm (3)– KT công đoạn – Bảng phụ
- GV giao nhiệm vụ:
+ N1: Hoàn chỉnh bức điện 1
+ N2: Hoàn chỉnh bức điện 2
+ N3: Hoàn chỉnh bức điện 3
- HS trả lời
- HS trao đổi sản phẩm, nhận xét, góp ý
- HS nhận lại sp của nhóm và trình bày
- GV nhận xét
- Các nhóm tự đánh giá.
*b/ HĐ cá nhân
- HS hoạt động, trao đổi chéo cùng bạn
- Một số HS trình bày trước lớp
- HS, GV nhận xét
2/ Luyện tập về thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
a.
HS điền nội dung vào các phần của bức điện.
- Nội dung đảm bảo gồm yêu cầu sau:
+ Lí do
+ Tình cảm của người gửi
+ Lời chúc mừng/ lời thăm hỏi
+ Mong muốn
b.
- (1),(2): (Điện chúc mừng)
- (4),(5): (Thư, điện chúc mừng)
- (3) (điện thăm hỏi)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
PP: rèn luyện theo mẫu
NL: tự học, ngôn ngữ
* HĐ cá nhân, làm BT2
- HS hoạt động
- HS chia sẻ
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá. 2.
- HS chọn tình huống viết bức điện chúc mừng.
- HS viết (chú ý yêu cầu về nội dung, HT)
- HS chia sẻ
E.HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG
PP: đọc sáng tạo
NL: tự học
- Khuyến khích HS sưu tầm các bức thư (điện) mà em hay gặp trong đời sống hàng ngày. (làm ở nhà)
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn lại KT bài học
- Hoàn thiện BT phần D, E
- Xem lại đề KT học kì
+ Đọc lại đề bài
+ Lập lại dàn ý cho đề phần TLV
+ Tích cực ôn tập KT Ngữ văn 9 để chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 THPT
* Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................