Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cố hương. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 17 - Tiết 81
Văn bản : CỐ HƯƠNG
(Lỗ Tấn)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
+ Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
+ Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
+ Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
+ Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kỹ năng:
+ Đọc-hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
+ Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các PTBĐ trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
+ Kể và tóm tắt được truyện.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân: tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
4. Thái độ:
+ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình bạn trong sáng thuỷ chung, căm ghét chế độ phong kiến hà khắc.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo-> bài soạn
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. Tình huống truyện, bố cục, ngôn ngữ, nghệ thuật, nội dung phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật.
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận.
+ Kĩ thuật động não, học theo nhóm, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Qua văn bản " Chiếc lược ngà" em có nhận xét gì về nhân vật bé Thu ?
- Một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính mạnh mẽ, tình yêu đối với cha sâu nặng và bất diệt:
+ Vì kính yêu người cha trong tấm hình chụp chung với má nên bé Thu không nhận ông Sáu là cha ( vì ông Sáu có vết thẹo không giống hình trong ảnh)-> cự tuyệt, từ chối mọi sự quan tâm, chăm sóc vỗ về của ông Sáu một cách quyết liệt=> được bà ngoại giải thích, nó hiểu ra càng yêu thương cha, tự hào về cha, khao khát được cha yêu thương vỗ về.v.v.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật:
- Thời gian:
- Kể tên các tác phẩm viết về đề tài quê hương: Hai cây phong, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Quê hương, Bến quê....
GV dẫn dắt: Từ xưa đến nay, quê hương luôn là đề tài cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Sau nhiều năm xa cách, nhân vật “tôi” trong “Cố hương” của Lỗ Tấn trở về quê nhà. Tuy không bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ, nhưng cũng bùi ngùi 1 nỗi buồn tê tái…Phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến & con đường đi của nông dân T.Quốc cũng như của toàn xã hội T.Quốc là để người đọc suy ngẫm. Đó chính là mục tiêu, mục đích của nhà văn Lỗ Tấn khi viết truyện ngắn Cố hương.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
Hoạt động của giáo viên và hs Nội dung cần đạt
* Giáo viên : Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Lỗ Tấn ?
* Giáo viên giới thiệu ảnh chân dung nhà văn Lỗ Tấn, và bổ sung thêm những tư liệu về ông: Lỗ Tấn là nhà văn TQ, sinh trưởng trong 1 gia đình quan lại sa sút, cơ nghiệp cha ông có tới 40, 50 mẫu ruộng, sống không đến nỗi vất vả.Cha ông là Chu Phượng Nghi (hiệu Bá Nghi, mẹ là Lỗ Thụy (hiệu Trình Hiên). Bà là người hiền lành, nhân hậu, tự học đến trình độ xem sách được, bà dễ tiếp thu cái mới, hiểu thời thế, tán thành những việc Lỗ Tấn làm (sống đến 1943 mới chết). 18 tuổi ông xa quê. Từ năm 28 tuổi (1909) đến năm 30 tuổi (1911), Lỗ Tấn dạy học tại trường trung học và sư phạm ở quê nhà. Năm 39 tuổi (1919), Lỗ Tấn đưa mẹ và em lên Bắc Kinh, từ đó ông ít có dịp về thăm quê
+ Bối cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả.
+ Các công trình nghiên cứu và tác phẩm của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng: 17 tạp văn và 2 tập truyện ngắn xuất sắc: "Gào thét" (1923) và "Bàng hoàng" (1926).
? Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
* Giáo viên hướng dẫn đọc: Chú ý giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ; giọng chua chát của tím Hai Dương; giọng suy ngẫm, triết lí ở 1 số câu, đoạn.
* Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc, kết hợp với kể tóm tắt-> nhận xét cách đọc.
? Hãy tóm tắt nội dung của truyện?
* Giáo viên khái quát cả phần chữ in nhỏ, yêu cầu học sinh tóm tắt từ 2: (1) Tôi trở về quê sau hơn 20 năm xa cách, lúc này thời tiết vào độ giữa đông: âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, hình ảnh xóm làng tiêu điều xơ xác, hình ảnh quê cũ hiện lên trong kí ức làm lòng Tôi thấy không vui. Về quê chuyến này Tôi có ý định từ giã quê lần cuối và lo chuyển nhà đi nơi khác. (2) Những ngày ở quê, Tôi gặp lại những người bạn thưở nhỏ là Nhuận Thổ, 1 cậu bé nông dân khoẻ mạnh, tháo vát, hiểu biết, hồn nhiên – ngày ấy 2 đứa chơi với nhau rất thân. Sau 20 năm gặp lại Nhuận Thổ thay đổi nhiều: Anh trở thành người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm…gặp lại chị Hai Dương (Tây Thi đậu phụ)…(3) Tôi buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng (cháu của nhân vật Tôi) và Sinh (con Nhuận Thổ) sẽ ra sao…hình ảnh con đường cuối truyện -> Hi vọng cho sự đổi thay của đất nước Ttung Quốc.
* Giáo viên cùng học sinh giải nghĩa 1 số chú thích trong SGK
? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt chính của truyện ? Ngôi kể ?
+ Phương thức biểu đạt sinh động, phong phú: Yếu tố chính là tự sự (kể, tường thuật) song phương thức biểu cảm có vai trò quan trọng (nhiều đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôi kể thứ nhất để dẫn dắt truyện, dễ bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, quan điểm của bản thân, kể cả khi miêu tả lập luận tình cảm của tác giả thể hiện ở mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh, chi tiết,…)
? Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Vậy nhân vật Tôi có phải là tác giả không ? Tại sao?
* Giáo viên: Truyện có nhiều chi tiết là sự việc
có thật trong cuộc đời Lỗ Tấn song không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả bởi ngay câu đầu ta đã thấy vai trò hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật: “ Xa quê đã hơn 20 năm nay”
-> nổi bật sự thay đổi ghê gớm của quê hương, đặc biệt là nguời bạn thời thơ ấu-> Phản ánh tình trạng sa sút của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX, đồng thời chỉ ra nguyên nhân…những tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động ( qua nhân vật Nhuận Thổ, chị Hai Dương…)
? Câu chuyện được kể theo trình tự nào ?
+ Diễn ra theo trình tự thời gian, nhưng mạch tường thuật sự việc luôn bị gián đoạn bởi những đoạn hồi ức xen kẽ.
+ Theo trình tự thời gian trong một chuyến đi với
sự thay đổi không gian: Tôi trên đường trở về
thăm quê, trên thuyền, và những ngày ở quê.
+ Thay đổi thời gian: nhớ lại quá khứ hồi còn nhỏ đan xen với thời gian hiện tại.
? Tìm hiểu bố cục của truyện ?
+ Đ1: “ Tinh mơ sáng hôm sau… sạch như quét (215)”: Nhân vật “Tôi” những ngày ở quê
+ Đ2: Còn lại: Nhân vật “Tôi” trên đường rời quê.
? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản ?
+ Một con người đang suy tư trong một con thuyền dưới bầu trời u ám về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hương.
? Em có nhận xét gì về sự tương ứng này ?
+ Tương ứng không lặp lại đơn thuần.
* Giáo viên: “Đầu cuối tương ứng”. Một con người đang suy tư trong 1 chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong 1 chiếc thuyền rời cố hương. Tất nhiên tương ứng không phải là lặp lại đơn thuần. Trên đường rời quê, còn có mẹ “Tôi”, Hoàng, về quê, “Tôi” hình dung, dự đoán thực trạng của cố hương - rời quê, “Tôi” ước mơ cố hương đổi mới...
=> Trong quá trình phân tích, không theo trình tự chia đoạn mà phân tích bổ ngang
-> từ đó rút ra nội dung, ý nghĩa của văn bản
? Ai là nhân vật chính của tác phẩm ?
+ Nhuận Thổ
? Trong kí ức của nhân vật“Tôi”, hình ảnh Nhuận Thổ gắn với cảnh tượng nào?
- Cảnh thần tiên kì dị:
+ Vầng trăng tròn vàng thắm nằm trên nền trời xanh đậm
+ Dưới là bãi cát trên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát 1 màu xanh rờn.
+ 1đứa bé 11-12 tuổi, cổ đeo vòng bạc, đứng giữa ruộng dưa, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba…đang cố sức đâm theo 1 con tra…
? Tại sao nhân vật “Tôi” gọi đó là “cảnh tượng thần tiên” ?
? Trong cảnh tượng thần tiên ấy, Nhuận Thổ hiện lên với những biểu hiện nào?
? Hình dáng, trang phục, tính tình, sự hiểu biết).
? Trong kí ức của nhân vật “Tôi”, Nhuận Thổ là cậu bé như thế nào ?
? Em nhận xét gì về PTBĐ ở đoạn này ?
+ Chủ yếu là phương thức tự sự (kể) kết hợp miêu tả, biểu cảm làm nổi bật tình bạn của 2 người thời quá khứ, đồng thời làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ với tôi hiện nay ở phần sau.
? Sau đoạn hồi ức là đoạn đối thoại của nhân vật “Tôi” với mẹ và thím Hai Dương, tác giả chưa cho Nhuận Thổ xuất hiện ngay mà 3,4 ngày sau mới đến. Cách sắp xếp bố cục như vậy nhằm mục đích gì ?
+ Tình bạn sau hơn 20 năm xa cách…kí ức không phai mờ trong tâm trí “Tôi”…niềm khao khát gặp bạn càng mãnh liệt…hi vọng bao nhiêu cho tới ngày gặp bạn, chuẩn bị cho sự xuất hiện tâm trạng mới của nhân vật “Tôi” A. Giới thiệu chung.
1. Tác giả : Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn nổi tiếng của T.Quố.
+ Sự nghiệp sáng tác đồ sộ & đa dạng.
2. Tác phẩm:
+ Trích trong tập truyện ngắn
" Gào thét" năm 1923.
B. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:
2. Thể loại- Bố cục:
+ Thể loại: Truyện ngắn có yếu tố hồi kí.
+ PTB
+ Ngôi kể ngôi thứ 1.
+ Bố cục: 2 phần
3. Phân tích:
a Hình ảnh những con người lao động:
a. Nhân vật Nhuận Thổ:
* Nhuận Thổ thời quá khứ:
+ Gắn với cảnh tượng thần tiên kì dị.
-> Kí ức đẹp, tươi sáng, dấu hiệu cho một cuộc sống thanh bình hạnh phúc ở làng quê
- Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật.
- Trang phục: đầu đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
- Tính tình: Bẽn lẽn
- Biết nhiều chuyện lạ lùng
-> Nhuận thổ khôi ngô, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên và hiểu biết, gần gũi và giàu tình cảm.
+ Phương thức tự sự (kể) kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
- Tiếp tục tìm hiểu tác phẩm:
- H/ả những người dân lao động
+ Nhân vật Nhuận Thổ thời quá khứ và hiện tại.
+ Nhân vật chị Hai Dương thời quá khứ và hiện tại.
+ Hiện thực thay đổi của xã hội Trung Quốc.