Giáo án PTNL bài Các thành phần biệt lập (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Các thành phần biệt lập (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Các thành phần biệt lập (tiếp)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 21 – Tiết 103 Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ( Tiếp) A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: - Nhận biết, hiểu và ghi nhớ đặc điểm của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. - Hiểu công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. 2. Kỹ năng: - Nhận biết, hiểu thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong câu. - Biết đặt câu có sử dụng thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong câu. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá. 4. Thái độ: - Ý thức tạo lập đúng câu có thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú khi cần thiết. Các kĩ năng cần tích hợp * Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề,... B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập. máy chiếu, máy tính xách tay. - Học sinh: Đọc, tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi, chuẩn bị bảng nhóm. C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp. - Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định(1’) - Kiểm tra nề nếp, vệ sinh - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ GV cho HS làm bài kiểm tra Kiểm tra 15 phút Phần I: Trắc nghiệm: Câu 1: :Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:(05đ) 1. .............là TP biệt lập, dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 2................là thành phần biệt lập, được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói: vui, buồn, mừng, giận. Câu 2 Câu " Trời ơi chỉ còn có năm phút!"( Lặng lẽ Sa Pa) bộc lộ tâm lí gì của người nói?(0.25đ) A. Tiếc nuôi; C. Buồn chán; B. Thất vọng; D. Chắc chắn. Câu 3: Trong những từ ngữ sau đây, từ ngữ nào có độ tin cậy cao nhất(0.25đ) A. chắc là; C. chắc chắn; B. có vẻ như; D.chắc hẳn. Câu 4: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau đây?(1đ) A. Có vẻ như cơn bão vừa đi qua; B. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con; C. Trời ơi bên kia đường có con rắn chết; D. Không thể nào việc đó lại xảy ra. Phần II Tự luận(8đ) Viết đoạn văn ngắn( từ 8- 10 câu )trình bày suy nghĩ của em về tệ nạn cờ bạc hiện nay. Trong đó có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán. Gạch chân thành phần tình thái đó? Đáp án: I Trắc nghiệm: mỗi câu TL đúng cho 0.25 đ Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án 1. TP tình thái A A A. có vẻ như 2. TP cảm thán B. hình như C.trời ơi D.không thể nào II Tự luận: (8đ) * Mở đoạn: Giới thiệu tệ nạn xã hội cờ bạc, ảnh hưởng tới đời sống, tinh thần, xã hội. * Thân bài: - Nguyên nhân dẫn đến. - Tác hại : ( Đưa ra ý kiến, ví dụ): mất thời gian; mất tiền của; mất sức lực => Ảnh hưởng tới bản thân, gia đình, sự phát triển của đất nước, văn hóa của dân tộc. * Kết đoạn: khẳng định lại tác hại của hiện tượng cờ bạc; bài học. 3. Bài mới: . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: câu hỏi, bài tập ; kể chuyện, quan sát tranh ; trò chơi,... - Thời gian: (3’) - Cách thức tiến hành Quan sát tình huống và trả lời câu hỏi GV chiếu các đoạn trích văn bản a/ Cô gái nhà bên( có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi miệng vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)! ( Quê hương- Giang Nam) b/ Một người đàn bà mau miệng trả lời: - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ… ( Làng- Kim Lân) ? Các từ ngữ in đậm có tham gia vào diễn đạt nghĩa dự việc của câu hay không HS: Không. ? Các từ ngữ ấy có tham gia vào câu để làm gì HS: Để bổ sung nội dung nào đó cho sự việc trong câu ( Có thể nói: a/ Bổ sung chi tiết cho nội dung chính b/ Duy trì quan hệ giao tiếp) GV dẫn vào bài: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về thahf phần gọi-đáp và thành phần phụ chú. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động hệ thống kiến thức thông qua tìm hiểu ngữ liệu - Thời gian: 15’ - Cách thức tiến hành * Giáo viên yêu cầu HS : đọc ngữ liệu mục I Trang 31và trả lời câu hỏi : Trong các từ ngữ in đậm, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp ? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức : - Này: Dùng để gọi. - Thưa ông: dùng để đáp. * GV đặt câu hỏi: Những từ ngữ để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ? HS: Những từ này, cụm từ thưa ông không nằm trong sự việc được diễn đạt. ? Những từ ngữ đó không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc được nói đến trong câu, thì nó dùng để làm gì ? HS: Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. ? Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc đối thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? HS: - Từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp ( mở đầu sự giao tiếp) - Cụm từ “thưa ông” có tác dụng duy trì sự giao tiếp, duy trì cuộc thoại. ? Em hãy cho biết quan hệ giữa những người tham gia hội thoại trong các ví dụ trên? HS: - Này chỉ người nói có vai trên đối với người nghe. - Thưa ông chỉ người nói có vai dưới so với người nghe. GV : Qua tìm hiểu ví dụ, các từ này, cụm từ “ thưa ông” dùng để gọi hay đáp lời người khác, trong ngữ pháp được gọi là thành phần gọi đáp. * GV đặt câu hỏi: Vậy, em hiểu thế nào là thành phần gọi đáp? HS trả lời * GV yêu cầu HS: đọc ghi nhớ ( SGK- Tr 32) * GV đặt câu hỏi: Hãy đặt câu trong đó có thành phần gọi hoặc đáp? Chỉ ra thành phần gọi đáp đó? - HS lấy VD. ? Xác định thành phần gọi đáp trong các ví dụ sau? a, Mụ cười khì khì: - Này rồi cũng phải nuôi lấy con lợn... mà ăn mừng đấy. Ông Hai gật gật : - Được, được chuyến này rồi phải nuôi chứ. ( Làng- Kim Lân) b, Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. c, Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang GV : Phần gọi có chức năng chủ yếu là thiết lập quan hệ giao tiếp, đồng thời thu hút sự chú ý của người nghe. Phần đáp có chức năng chủ yếu là phản hồi, báo hiệu sự cộng tác hay không cộng tác trong giao tiếp. Thành phần gọi đáp giống như để bộc lộ cảm xúc, có thể được sử dụng giống như những câu riêng biệt. Đó là câu đặc biệt gọi đáp. I. Thành phần gọi - đáp: Phân tích ngữ liệu (SGK- Tr 31) - Này : dùng để gọi. - Thưa ông: dùng để đáp. -> Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp->Thành phần gọi đáp: * GV yêu cầu: Đọc Ví dụ SGK- Tr 31 (chú ý vào các từ ngữ in đậm) và trả lời câu hỏi : ? Nếu lược bỏ các từ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không ? Vì sao? HS: Lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên không thay đổi. Vì những từ ngữ in đậm đó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu. ? Ở câu a các từ ngữ in đậm được thêm vào để làm gì ? HS: Chú thích thêm cho cụm từ “ đứa con gái đầu lòng” ? Ở câu b, cụm từ C-V in đậm dùng để làm gì HS: Tôi nghĩ vậy-> là cụm C-V chỉ việc diễn ra trong tâm trí của riêng tác giả. ( Suy nghĩ riêng) “ Tôi nghĩ vậy” có ý giải thích thêm rằng điều “ lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng, nhưng “ tôi” cho đó là lí do làm “ tôi cũng buồn lắm” GV: Các từ như vậy trong ngữ pháp được gọi là thành phần phụ chú. ? Thành phần phụ chú có tác dụng gì trong câu? GV: Thành phần phụ chú còn bổ sung thái độ của người nói, xuất xứ của câu văn, tác phẩm. ? Đặt câu có sử dụng thành phần phụ chú? Thành phần phụ chú đó có tác dụng gì? - Bảng phụ: ? Hãy chỉ ra các thành phần phụ chú và cho biết các thành phần phụ chú có tác dụng gì ? HS: a, Tôi còn nhớ một buổi chiều hôm đó- buổi chiều sau một ngày mưa rừng- anh hớt hải chạy về tay cầm một khúc ngà đưa lên khoe. ( Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng) b, Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. ( Tôi đi học - Thanh Tịnh) c, Cô bé nhà bên ( Có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi ) (Quê hương - Giang Nam) * GV gợi ý trả lời: - Cụm từ: Buổi chiều sau một ngày mưa rừng, bổ sung ý chỉ thời gian. - Cụm chủ vị hôm nay tôi đi học, bổ sung nguyên nhân sự thay đổi của nhân vật tôi. - Cụm từ có ai ngờ và thương thương quá đi thôi bổ sung thái độ của người nói. * GV đặt câu hỏi: ? Qua ví dụ trên em hãy cho biết dấu hiệu của các thành phần phụ chú? ? Vậy, thế nào là thành phần phụ chú?các dấu hiệu phân biệt thành phần phụ chú GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK- Tr 32 II. Thành phần phụ chú Phân tích ngữ liệu (SGK- Tr 31) a. Chú thích thêm cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng” b. Cụm C-V “ tôi nghĩ vậy” là cụm C-V chỉ việc diễn ra trong tâm trí của riêng tác giả. ( Suy nghĩ riêng) “ Tôi nghĩ vậy” có ý giải thích thêm rằng điều “ lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng, nhưng “ tôi” cho đó là lí do làm “ tôi cũng buồn lắm”. - Thành phần phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. (Nguyên nhân, điều kiện, mục đích, thời gian.v.v..) * Dấu hiệu: - Giữa hai dấu gạch ngang. - Giữa hai dấu phẩy. - Viết trong dấu ngoặc đơn. - Sau dấu hai chấm. - Sau dấu gạch ngang, trước dấu phẩy. 2. Ghi nhớ ( SGK- Tr 32) .HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn, thảo luận nhóm - Thời gian: 15’ - Cách thức tiến hành GV : Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập 1? ? Tìm thành phần gọi đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì ( Trên- dưới hay ngang hàng, thân sơ)? III. Luyện tập Bài tập 1( SGK- Tr 32) - Từ dùng để gọi: Này => Tạo lập cuộc thoại - Từ dùng để đáp: Vâng-> Duy trì cuộc thoại -> Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới. - HS đọc bài tập 2. ? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì? ? Tìm thành phần gọi đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi đáp đó hướng tới ai? Bài tập 2 ( SGK- Tr 32) -Thành phần gọi đáp “Bầu ơi”: không hướng đến riêng ai. Vì nó chỉ những con người cùng chung đất nước, dân tộc nhưng có thể khác nhau về điều kiện sinh hoạt.v.v... * Giáo viên trình chiếu bài tập 3+ 4. - Đọc yêu cầu bài tập 3+4? ? Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì ? ? Hãy cho biét các thành phần phụ chú đó liên quan đến từ ngữ nào trước đó? * GV yêu cầu mỗi dãy bàn sẽ làm một ví dụ. Thảo luận nhóm 2 bàn, thời gian là 3 phút. * Các nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. Bài tập 3- 4: ( SGK- Tr 32) a) Thành phần phụ chú “ Kể cả anh” giải thích cho cụm từ “ mọi người" b) Thành phần phụ chú “ các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” giải thích cho “ Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này” c) Thành phần phụ chú: “ Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới giải thích cho “ lớp trẻ”. d) Thành phần phụ chú trong dấu ngoặc đơn: nêu lên thái độ người nói trước sự việc hay sự vật. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập, củng cố chủ đề - Phương pháp, kĩ thuật: Trả lời nhanh - Thời gian: 5’ - Cách thức tiến hành 1. Viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu trình bày suy nghĩ của em về những đặc điểm trong tính cách con người Việt Nam trước yêu cầu mới của thời đại, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú. 2. Vẽ sơ đồ tư duy : HS thảo luận theo nhóm 4 -6 người - Thời gian: 3 phút - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét - GV cung cấp đáp án HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) GV đặt câu hỏi: Tìm những câu thơ, câu văn có thành phần biệt lập 4. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau * Hướng dẫn học ở nhà + Viết đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú ( Nội dung: Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới) * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Viết bài số 5 - Ôn tập và chuẩn bị viết bài số 5: Nghị luận về một số sự việc, hiện tượng đời sống - Đọc kĩ văn bản mẫu SGK- Tr 34 & trả lời các câu hỏi, tìm hiểu trước các bài tập SGK- 36, 37

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Các thành phần biệt lập (tiếp) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Các thành phần biệt lập (tiếp), giáo án hay bài BCác thành phần biệt lập (tiếp), giáo án chi tiét bài Các thành phần biệt lập (tiếp), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác