Giáo án PTNL bài Đồng chí (Tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Đồng chí (Tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Đồng chí (Tiết 2)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 9- Tiết 44 Văn bản: ĐỒNG CHÍ (Tiếp) (Chính Hữu) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP của DT ta. + Hiểu về lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm lên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. + Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2 Kĩ năng: + Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại. + Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. + Phát hiện một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin 4 Thái độ: + Thêm yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: + Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác. + Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí + Máy chiếu, máy tính xách tay, * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. D.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ( Giáo viên trình chiếu câu hỏi) ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Đồng chí" và cho biết cơ sở của tình đồng chí giữa những người lính? * Đáp án: + Học sinh đọc chính xác, diễn cảm bài thơ.( 4,0 đ) * Cơ sở của tình đồng chí: + Là những người nông dân nghèo => Cùng chung cảnh ngộ. (3đ) + Ở họ có chung mục đích, cùng lí tưởng,chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc (3đ) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: Cho hs nghe bài Đồng chí đã được phổ nhạc GV dẫn dắt: Từ đôi người xa lạ-> đôi tri kỉ-> Đồng chí: sự chuyển đổi tình cảm lớn lao của những người lính: từ không quen biết họ đã cảm thông, trở thành đôi bạn chia ngọt sẻ bùi, có nhau trong mọi hoàn cảnh, họ không thể tách rời bởi tình cảm keo sơn gắn bó. Không đơn thuần là tình cảm của những người cùng chí hướng, họ đã sát cánh bên nhau suốt cả cuộc chiến đấu gian khổ và khó khăn của mình. Những khổ thơ còn lại của bài thơ đã khắc họa những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí giữa những người lính như thế nào. Cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp những khổ thơ còn lại Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung * Giáo viên gọi học sinh đọc 10 c©u th¬ tiÕp theo ? Em hãy tìm trong đoạn thơ trên những chi tiết, hình ảnh biểu hiện cho tình đồng chí, đồng đội? ? Ở câu thơ thứ 2 tác giả dùng từ "mặc kệ", có phải chỉ người lính vô tâm, vô tình với gia đình không? Trình bày suy nghĩ của em ? H khá giỏi + KT động não * Giáo viên: Vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng, ngôi nhà => yêu & nhớ gia đình, quê hương da diết nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, chiến đấu vì độc lập tự do dân tộc, họ hi sinh những tình cảm riêng tư vì tình cảm lớn: tình yêu nước-> sự vui đùa, hóm hỉnh, lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Sự hi sinh đó thật lớn lao mà cũng thật giản dị, cảm động là thái độ mạnh mẽ dứt khoát của họ, chúng ta liên tưởng thơ của N.Đ.Thi với bài thơ "Đất nước" “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” “mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, nhưng trong câu thơ này, nó mang sắc thái hoàn toàn khác. Nó chỉ thái độ ra đi dứt khoát, không vướng bận, mang dáng dấp của kẻ trượng phu, thể hiện sự hi sinh lớn lao của họ vì non sông đất nước, bởi họ ý thức sâu sắc việc ra đi của mình. a. Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu: "Ruộng nương… lính" - mặc kệ: không phải là sự phó thác mà là thái độ dứt khoát ra đi vì nghĩa lớn của các anh-> sự hi sinh lớn lao của họ vì non sông đất nước. ? Phân tích hình ảnh thơ“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” để hiểu rõ hơn nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả? - Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính: hoán dụ + nhân hoá, ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, câu thơ sóng đôi, đối xứng, nghệ thuật đối, liệt kê, chi tiết thơ rất thực : hình ảnh quê hương luôn trong tâm trí các anh. ? Qua đó ta có thể hiểu gì về những tâm tư, nỗi lòng của những người lính? + Vì Tổ quốc, vì lí tưởng cao đẹp, họ trở thành những người nông dân mặc áo lính để lại quê hương, công việc đồng áng nặng nhọc-> nhờ người thân giúp đỡ, họ để lại sau lưng nỗi thương nhớ của gia đình, vợ con, bố mẹ, bạn bè, làng xóm-> -> sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau. * GV cho học sinh quan sát tiếp đoạn thơ "Anh với tôi...chân không giày" ? Những câu thơ tiếp theo nói về sức mạnh của tình đồng chí một cách cụ thể và cảm động. Hình ảnh nào làm em xúc động nhất? + Anh với tôi: cơn ớn lạnh, sốt run người, trán ướt mồ hôi -> Trong kháng chiến người lính phải trải qua muôn vàn những khó khăn vất vả, cuộc sống thiếu thốn, họ bị những cơn sốt rét rừng hoành hành, chi tiết “sốt run người” vẽ lên cuộc sống thực của người lính khi ấy. Các chiến sĩ phải chịu đựng những trận sốt rét rừng phá huỷ hồng cầu: sốt, bệnh tật. * G.viên: Sốt rét rừng hành hạ người lính thật đau khổ cộng với sự thiếu thốn về đồ dùng sinh hoạt cá nhân tạo nên cuộc sống gian khổ, phải vật lộn với bệnh tật, đói, rét nhưng các anh cùng nhau chia sẻ những điều đó với nhau=> Tình đồng chí thật cảm động! * Sức mạnh của tình đồng chí : + Anh với tôi: cơn ớn lạnh, sốt run người, trán ướt mồ hôi ->người lính sát cánh bên nhau chia sẻ những đau đớn của bệnh tật. ? Không chỉ chia sẻ những đau đớn của bệnh tật, là đồng chí của nhau người lính còn chia sẻ với nhau những gì? Tìm hình ảnh thể hiện điều ấy? Áo anh: rách Quần tôi: vá Miệng cười: buốt giá Chân: không giày - Chia sẻ khó khắn của cuộc đời người lính: + Áo anh: rách Quần tôi: vài mảnh vá ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh thơ trên? +? Đó có phải là hình ảnh thực về cuộc kháng chiến của dân tộc. * Giáo viên: Trong thời tiết giá rét khắc nghiệt của những khu rừng Việt Bắc, trang phục của họ là những tấm áo rách vai, quần vá và đôi chân lạnh cóng không giày.-> hình ảnh thơ chân thực... ->Hình ảnh thơ chân thực mộc mạc, đối xứng vẽ lên cuộc sống gian khổ, thiếu thốn khó khăn của người lính ? Tuy khó khăn thiếu thốn nhưng tinh thần của các chiến sĩ như thế nào? * Giáo viên: Đây là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, các chiến sĩ phải chịu rất nhiều thiếu thốn khó khăn mà sau này được nhà thơ " 59 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" -> Họ sẵn sàng chia sẻ những khó khăn,bất chấp mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính ? Tuy khó khăn nhưng những người lính vẫn đến với nhau vượt mọi gian khó, chi tiết nào giúp em thể hiện điều đó? ? Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” gợi cho em cảm xúc gì ? * Giáo viên: Trong giá rét, gian lao họ nắm chặt tay nhau, truyền hơi ấm cho nhau, truyền cho nhau sức mạnh, sức mạnh của tình yêu thương tình đồng chí để vững vàng chiến đấu, vượt qua mọi gian khổ, thử thách. Phải chăng nhờ sự gắn bó keo sơn, nhờ sức mạnh của tình đồng chí quân và dân ta giành chiến thắng vẻ vang chấn động địa cầu: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Từ thương nhau & cái nắm tay sao mà xúc động lòng người, bởi họ đồng cảm nỗi đau, đồng cảm nỗi khổ -> thương yêu nhau thật lòng, muốn sẻ chia với nhau tất cả. Đây là những câu thơ đầy tình yêu thương được viết bằng những cảm xúc chân thành nhất. Vẻ đẹp của người lính được miêu tả đó là vẻ đẹp của tình thương mộc mạc, giản dị mà có sức mạnh to lớn, giúp họ chiến thắng gian khổ, hiểm nguy. Tình đồng đội của những người lính thật đẹp, thật gắn bó. +“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay->tình đồng chí gắn bó keo sơn, sâu nặng, thắm thiết-> sức mạnh của tình đồng chí. * GV gọi học sinh đọc lại 3 câu cuối và cho biết nội dung của ba câu thơ này? c.Biểu tượng của tình đồng chí: ? Trong 3 câu thơ cuối có 3 hình ảnh gắn kết với nhau đó là những hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về những hình ảnh đó? + 3 hình ảnh gắn kết với nhau là người lính, khẩu súng và vầng trăng -> Hình ảnh thực, lãng mạn và thơ mộng + 3 hình ảnh gắn kết với nhau là người lính, khẩu súng và vầng trăng ? Chỉ ra cái thực, cái lãng mạn trong 3 câu thơ cuối? * Giáo viên: Chất hiện thực: Nhà thơ đã từng kể: “ Có những đêm giữa rừng già sương muối buốt lạnh, những người lính ôm súng đứng cạnh nhau chờ giặc, đêm dần khuya, chỉ có vầng trăng là bạn, trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần, có lúc như treo lơ lửng đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn: rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật ...” + Chất lãng mạn: Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sỹ và thi sỹ -> hài hoà trong cuộc đời người lính cách mạng- Anh bộ đội Cụ Hồ. + Xa hơn đó là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến- nền thơ ca kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. => Chính vì ý nghĩa mang tính biểu tượng, khái quát cao mà cụm từ này đã trở thành nhan đề của cả tập thơ chống Mỹ của Chính Hữu. -> “ Đầu súng trăng treo”->hình ảnh thực, lãng mạn và thơ mộng, hình ảnh đẹp gợi gợi liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình hoà quện, giữa chiến tranh vẫn hiện lên cái thanh bình yên ả của thiên nhiên. Cảm nhận chung của em về những hình ảnh này? -> Bức tranh đẹp về tình đồng chí. * Thảo luận nhóm 2 bàn * Giáo viên trình chiếu phần tổng kết ? Qua bài thơ, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người lính cách mạng trong những ngày đầu của kháng chiến chống Pháp? 4.Tổng kết: a Nội dung- Ý nghĩa: *ND: Ca ngợi tình đồng chí keo sơn, gắn bó của những người lính trong kháng chiến chống Pháp-> Sức mạnh của tình đồng chí. * Ý nghĩa: + Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. ? Vẻ đẹp đó được làm rõ bởi những yếu tố nghệ thuật nào? * GV gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.tr 130. ? Bức tranh SGK minh hoạ cho phần nào của bài? ? Nếu đặt tên cho bức tranh, em sẽ chọn câu thơ nào? (Câu thơ cuối). b Nghệ thuật: + Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. + Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. c. Ghi nhớ: ( SGK-130) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm 1. Dòng nào nêu đúng nhất về giá trị nội dung của bài thơ A. Ca ng¬ợi vẻ đẹp tình đồng chí- 1 tình cảm thiêng liêng sâu sắc của những người lính cách mạng B. Thể hiện hình t¬ượng ngư¬ời lính cách mạng với những phẩm chất cao đẹp C. Tái hiện đ¬ược cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn gian khổ của ngư¬ời lính thời chống Pháp D. Cả 3 ý trên 2. Dòng nào không đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? A. Thể thơ tự do, giàu nhạc điệu ngôn ngữ cô đọng hàm súc B. Hình ảnh thơ giản dị chân thực mà giàu sức liên t¬ưởng C. Nghệ thuật ư¬ớc lệ t¬ượng trư¬ng, hình ảnh thơ lãng mạn bay bổng D. Khai thác vẻ đẹp và chất thơ trong cái hiện thực 3. Chính Hữu khai thác đề tài của bài thơ “Đồng chí” ở khía cạnh nào là chủ yếu? A.Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ. B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị,bình thường. C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh cứu nước. D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu. 4. Hình tượng người lính được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào? A. Hoàn cảnh xuất thân. C. Tình cảm đồng đội thắm thiết, sâu sắc. B. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao. D. Cả A, B, C đều đúng. C. Luyện tập: Bài 1. Trắc nghiệm HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ?Em có nhận xét gì về người lính trong thời hòa bình HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: ? Vẽ một bức tranh với chủ đề: tình đồng chí ? Đọc những bài thơ về tình đồng chí 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học thuộc bài thơ, phân tích những nội dung và nghệ thuật chính của bài. + Trình bày cảm nhận của em về một chi tiết nghệ thuật mà em tâm đắc nhất. + Soạn bài : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật ( Tìm hiểu về tác giả. Hoàn cảnh ra đời bài thơ. So sánh hình ảnh của người lính trong kháng chiến chống Pháp với chống Mĩ. Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ theo câu hỏi SGK) Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 9 - Tiết 43: Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. + Nhận biết đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. + Hiểu về hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm: Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.v.v. của con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. 2. Kỹ năng: + Biết đọc- hiểu một bài thơ hiện đại. + Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. + Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng hợp tác, giao tiếp, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, ra quyết định, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin 4 Thái độ: + Thêm yêu mến, kính trọng, tự hào về những người lính Trường Sơn năm xưa trong gian khổ vẫn phơi phới niềm tin. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: Ảnh chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật; ảnh minh hoạ những chiếc xe không kính chạy trên đường Trường Sơn. Tham khảo tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, hoạt động nhóm, giảng bình, so sánh + Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, động não, trình bày một phút,.v.v. D.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Đồng chí (Tiết 2) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Đồng chí (Tiết 2), giáo án hay bài Đồng chí (Tiết 2), giáo án chi tiét bài Đồng chí (Tiết 2)

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác