Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 29: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (1+2)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu bài học
• Hình dung được cuộc sống gian khổ cũng như tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự họa của nhân vật.
• Củng cố và hệ thống hóa được các kiến thức về từ loại và cụm từ.
• Củng cố kiến thức và kĩ năng viết biên bản.
• Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm hợp đồng.
2. Phẩm chất và năng lực
• Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm
• Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Máy chiếu, bảng phụ
• Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu
• Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực
2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. NỘI DUNG
Tiết 141
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: vấn đáp
- Năng lực: tự học
* Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu (mục A)
- HS chia sẻ, nêu cảm nhận, bổ sung
- GV đánh giá, dẫn vào bài (Gợi ý : Bị đày ra đảo hoang với hai bàn tay trắng ; Lạc quan, tinh thần vượt khó, vươn lên làm chủ hoàn cảnh…)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;
- Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học.
* Hoạt động cá nhân, máy chiếu
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trình bày ngắn gọn hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS trình bày, bổ sung
- Chiếu, nhấn mạnh về vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.
* Dạy học cả lớp
? Xác định giọng đọc của văn bản và đọc ?
- Yêu cầu HS đọc
- HS, GV nhận xét
- GV kể tóm tắt toàn bộ tác phẩm
- Yêu cầu hs đọc thầm các chú thích 1-8
* Hoạt động cá nhân, máy chiếu
- Chiếu câu hỏi:
? Xác định thể loại tác phẩm? PTBĐ, bố cục văn bản?
- HS trình bày, bổ sung
- Chiếu chuẩn xác, HS tự đánh giá
* Dạy học cả lớp
- Yêu cầu HS theo dõi Phần 1
- Trong đoạn trích Rô- bin- xơn đã sống ngoài đảo hoang khoảng 15 năm
? Tìm chi tiết Rô- bin- xơn tự giới thiệu về mình như thế nào?
? Nhận xét giọng kể ? Tác dụng?
* Hoạt động nhóm (3), KT công đoạn, máy chiếu
- GV chiếu câu hỏi , phân công nhiệm vụ các nhóm
- N1: Phiếu câu hỏi 1
1. Tìm những chi tiết miêu tả trang phục của Rô- bin- xơn?
2. Nhận xét về trang phục ?
3. Tác dụng của trang phục đó?
- N2: Phiếu câu hỏi 2
1. Rô- bin- xơn đã tả lại trang bị của mình qua những chi tiết nào?
2. Nhận xét về cách kể, tả, giọng điệu?
3. Nhận xét về trang bị
4. Qua trang phục và trang bị của Rô- bin- xơn, em có nhận xét gì về con người và cuộc sống của anh?
- N3: Phiếu câu hỏi 3
1. Rô- bin- xơn chọn tả những nét gì trên khuôn mặt mình?
2. Tại sao lại chon các bộ phận đó để tả? Tác dụng?
3. Nhận xét giọng kể?
4. Qua đó, em thấy nhân vật hiện lên như thế nào?
- HS trả lời, trình bày sẩn phẩm trên bảng phụ.
- HS luân chuyển kết quả giữa các nhóm để nhận xét, góp ý cho nhóm bạn
- HS nhận lại sản phẩm của mình (đã đc góp ý)
- Yêu cầu đại diện của 3 nhóm lần lượt trình bày sản phẩm và phản hồi về các ý kiến được đóng góp
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giảng về cuộc sống khó khăn của Rô-bin –xơn khi một mình trên đảo.
- GV nhấn mạnh: từ cách bố trí cuộc sống sinh hoạt và lao động cùng giọng kể tự họa hài hước thể hiện rõ nét tinh thần lạc quan của nhân vật.
* HĐ cả lớp
? Qua phân tích, em hãy nêu nhận xét chung về Rô- bin- xơn.
* Bình
* Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật văn bản?
? Qua hình ảnh Rô-bin –xơn , tg muốn gửi tới bạn đọc thông điệp gì về cuộc sống?
- Chuẩn kiến thức. I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
+ Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731)
+ Ông là nhà văn lớn của Anh thế kỉ XVIII
+ Ông đến với tiểu thuyết khá muộn khi đã gần tuổi 60.
b. Tác phẩm:
+ Xuất xứ: trích từ chương 10 của tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô”.
+ Cuốn tiểu thuyết gồm 18 chương, được viết dưới hình thức tự thuật kể về cuộc sống của ông trên đảo hoang.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
+ Đọc
+ Chú thích
3. Tìm hiểu chung về văn bản
- Thể loại: tiểu thuyết
- PTBĐ: tự sự + miêu tả
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: “Từ đầu - dưới đây”: Cảm nhận chung của Rô-bin-xơn về bản thân mình.
+ Phần 2: “Tiếp - khẩu súng của tôi”: Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
+ Phần 3: Còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
II. Phân tích
1. Cảm nhận chung về bản thân mình
- Nếu có ai đó...gặp tôi...họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc...đứng lặng ngắm nghía bản thân, mỉm cười tưởng tượng
- Nhận xét: Giọng kể hài hước -> Tự giễu cợt mình, gây sự chú ý.
2. Trang bị và trang phục
a. Trang phục
- Mũ: to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì, làm bằng da dê
- Áo: bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi
- Quần: loe, lông dê thõng xuống
- Ủng: da dê, hình dáng hết sức kì cục
-> Là những vật tự làm tuy thô sơ, cồng kềnh, độc đáo nhưng tiện dụng giúp che mưa che nắng, chống chọi với khí hậu khắc nghiệt ở đảo
b. Trang bị
- Thắt lưng: da dê
- Lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con
- Đeo hai cái túi bằng da dê đựng thuốc súng và đạn ghém
- Gùi sau lưng, súng khoác vai
- Trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê
- Nhận xét:
+ Kể, tả chân thực, tỉ mỉ
+ Giọng văn dí dỏm
-> Trang bị hết sức đặc biệt, lỉnh kỉnh, cồng kềnh, tương xứng với trang phục giúp anh tự tạo lập cuộc sống trên đảo hoang
=> Cuộc sống vất vả, gian nan, thiếu thốn
Lao động thông minh, sáng tạo, khéo léo.
3. Diện mạo
- Tả da và bộ ria
- Chọn các bộ phận đó vì nó thay đổi nhiều nhất, dễ nhận thấy nhất -> Tạo sự chú ý cho chân dung.
- Nhận xét: Giọng kể hài hước
=> Rô- bin- xơn như 1 vị chúa đảo với diện mạo kì lạ, gây chú ý
- Nhận xét Rô-bin-xơn: Giàu nghị lực sống, năng động, sáng tạo, lạc quan
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Kể theo ngôi thứ nhất, lời kể tự nhiên, chân thật.
+ Kết hợp kể, tả, biểu cảm, bình luận.
+ Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước, lạc quan.
2. Nội dung: Ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan là sức mạnh phi thường giúp con người vượt lên trong hoàn cảnh đặc biệt; con người có khả năng chinh phục thiên nhiên.
Tiết 142
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
PP: nêu và gq vấn đề, rèn luyện theo mẫu
NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* HĐ cá nhân- KT viết tích cực
- GV yêu cầu hs đọc yêu cầu BT 1
- XĐ các nhiệm vụ mà đề đặt ra
- GV lưu ý HS: Chú ý về hình thức đoạn văn(diễn dịch); nội dung (câu nhận định)
- HS viết đoạn văn
- HS trao đổi sản phẩm với bạn
- GV chiếu các yêu cầu cần đạt:
- HS tự đối chiếu, đánh giá.
* HĐ cả lớp
- Yêu cầu hs làm BT b
- HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 1/ Luyện tập đọc hiểu văn bản
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
a.
HS viết đoạn văn
Yêu cầu cần đạt:
* Hình thức:
- Đúng đoạn văn diễn dịch, độ dài 7-8 câu
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
* Nội dung
- Triển khai câu chủ đề (lời nhận định)
- Nêu cách hiểu nội dung nhận định: con người chủ động cải tạo thiên nhiên, đưa thiên nhiên vào phục vụ theo hướng tích cực cho đời sống con người.
- Biểu hiện: Trong lao động, trong sinh hoạt…(đê điều, thủy điện, chống ngập mặn…)
- Ý nghĩa: cải thiện cuộc sống; con người tôi rèn ý chí vượt khó
- Bàn luận , mở rộng: phê phán những tư tưởng lệch lạc (hủy hại TN, chùn bước trước hoàn cảnh)
b.
- Diện mạo được tả ít hơn, tả sau
-> Tạo nét đặc biệt và sự chú ý cho chân dung
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
PP: nêu và gq vấn đề
NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* a. HĐ cá nhân- KT viết tích cực
- GV yêu cầu hs đọc yêu cầu BT 1
- XĐ các nhiệm vụ mà đề đặt ra
- GV lưu ý HS: Chú ý về hình thức đoạn văn; Nội dung (bài học)
- HS viết đoạn văn
- HS chia sẻ sản phẩm
- HS nhận xét, phản biện
- GV chiếu các yêu cầu cần đạt:
HS viết đoạn văn
HS chia sẻ
HS tham khảo yêu cầu cần đạt, tự ĐG
Yêu cầu cần đạt:
* Hình thức:
- Đúng đoạn văn có câu chủ đề, đoạn văn có sd cụm danh từ, CĐT, CTT
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
* Nội dung
- bài làm có nhiều hướng triển khải, miễn là hợp lí, đúng đắn.
- Tham khảo gợi ý:
+ Cần có ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan vượt lên trong hoàn cảnh đặc biệt.
+ con người không thể bị thiên nhiên chinh phục mà hãy chinh phục thiên nhiên.
+ Cần năng động, sáng tạo , chủ động trong lao động...
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TỒI MỞ RỘNG
PP: đọc sáng tạo
NL: tự học
- Khuyến khích hs tìm tòi theo địa chỉ HD mục E
* Hướng dẫn học tập
+ Ôn lại nội dung bài đã học
+Tích cực tìm đọc tư liệu theo HD mục E
+ Tìm đọc các tác phẩm cùng chủ đề
+ Đọc phần KT mục 3/ Phần C, trả lời câu hỏi.
_____________________________________________________
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20...
BÀI 29: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (3)
III. NỘI DUNG
Tiết 143
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: vấn đáp
- Năng lực: tự học
* Hoạt động cá nhân
- GV sử dụng một số văn bản hợp đồng thường gặp trong cuộc sống (Hợp đồng thuê xe du lịch ; hợp đồng thuê nhà…)
- GV nêu câu hỏi :
? Em hiểu biết gì về văn bản này ?
? Loại văn bản này thường sử dụng trong các trường hợp nào ?
- HS chia sẻ, nêu ý kiến, bổ sung
- GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - Hợp đồng có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; rèn luyện theo mẫu
- Năng lực: tự học; hợp tác
- Yêu cầu hs đọc văn bản
* Hoạt động cặp
- GV nêu yêu cầu:
? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
- HS trao đổi, trình bày, nhận xét
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
* Dạy học cả lớp
? Hợp đồng cần đảm bảo những yêu cầu nào?
- GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động cá nhân
- GV nêu yêu cầu:
? Nhận xét gì về hình thức của hợp đồng?
- HS hoạt động, trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét.
* HĐ cả lớp
? Như vậy, hợp đồng có những đặc điểm gì?
- Chuẩn xác, định hướng kiến thức.
* Hoạt động cá nhân- KT tia chớp
? Kể tên 1 số hợp đồng mà em biết?
- GV định hướng
* Hoạt động nhóm- KT học tập hợp tác
- Nêu yêu cầu:
? Xác định phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?
? Phần nội dung gồm những mục gì?
? Phần kết thúc có những mục nào?
- HS thảo luận, trình bày, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
* Dạy học cả lớp
? Như vậy, hợp đồng gồm có mấy phần, mỗi phần có những mục nào?
- Chuẩn xác
- Yêu cầu HS đọc GN 3. Tìm hiểu về hợp đồng
3.1/ Đặc điểm của hợp đồng
a. Xét ví dụ:
* Nội dung chủ yếu
- Những điều khoản thỏa thuận giữa 2 bên
- Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên tham gia hợp đồng
- Hiệu lực hợp đồng
* Yêu cầu
- Thể hiện được những điều khoản 2 bên thỏa thuận, trách nhiệm, quyền lợi 2 bên, hiệu lực hợp đồng
- Các điều khoản phải cụ thể, rõ ràng, chính xác
- Có đủ họ tên, chữ kí 2 bên
- Có cam kết bồi thường nêu vi phạm hợp đồng
- Có sự ràng buộc của 2 bên kí kết trong khuôn khổ pháp luật
* Hình thức:
+ Theo 1 khuôn mẫu
+ Bố cục 3 phần chặt chẽ
+ Lời văn ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ
b. Ghi nhớ: Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.
- Hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng xây dựng...
3.2. Cách làm hợp đồng
a. Phần mở đầu
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên hợp đồng (viết bằng chữ in hoa)
- Địa điểm
- Thời gian
- Họ tên, địa chỉ, chức vụ của các bên
b. Phần nội dung
- Các điều khoản
- Nội dung thỏa thuận
- Trách nhiệm, quyền hạn của các bên
- Cam kết của 2 bên
c. Phần kết thúc
- Họ tên, chữ kí, chức vụ của 2 bên
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
- Ghi nhớ / SHD
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
PP: vấn đáp
NL: Tự học
* HĐ cá nhân, trả lời câu hỏi a:
- HS hoạt động.
- HS trao đổi chéo kết quả.
- GV nêu đáp án
- HS tự đánh giá 4. Luyện tập về hợp đồng
- Đáp án: trường hợp 2
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn lại nội dung lí thuyết
- Đọc BT 4/ b, trả lời câu hỏi của BT
- Đọc yêu cầu BT 3/ C, trả lời câu hỏi
- Sưu tầm một số VB hợp đồng được sd nhiều trong cuộc sống
- Đọc các VB đó và ghi chép lại một số điều em học được từ VB đó
_________________________________________________________
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 29: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (4+5)
III. NỘI DUNG
Tiết 144
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: vấn đáp
- Năng lực: tự học
* Hoạt động cá nhân, KT tia chớp
- GV nêu câu hỏi
? Kể tên các từ loại mà em đã học trong chương trình tiếng việt trung học cơ sở ?
- HS trả lời, nhận xét
- GV đánh giá, dẫn vào bài mới.
- Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Phương pháp: trò chpi; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm
- Năng lực: tự học; hợp tác
* Hoạt động cả lớp, trò chơi hái hoa dân chủ
- Yêu cầu HS bốc thăm các câu hỏi
- HS trả lời, bổ sung
- GV chuẩn xác, GV- HS đánh giá
* Hoạt động nhóm (5), KT chia nhóm (đếm số), KT hợp tác, bảng phụ
- Yêu cầu HS hoàn thành các ý b,c,d
- HS trao đổi, trình bày, phản biện
- GV chuẩn xác, nhận xét
- GV-HS đánh giá 2. Tổng kết về ngữ pháp
a. Khái niệm về từ loại
b, c, d
b.
Câu Danh từ Động từ Tính từ
1 bài thơ, lần đọc, bỏ, xuống hay
2 ông, tí thích, nghĩ ngợi
3 cái lăng, làng, gạch, đá, phu hồ xây, phục dịch, gánh, đập, làm
4 cháu thật, đột ngột
5 ông giáo dạy phải, sung sướng
- Những từ sau có thể thêm vào trước:
+ rất, quá, lắm, cực kì: thêm vào trước các tính từ
+ đang, sẽ, vừa, cũng, vẫn: thêm vào trước các động từ
+ những, các, một: thêm vào trước các danh từ
- Những từ sau có thể thêm vào sau:
+ quá, lắm, cực kì: thêm vào sau các tính từ
+ được, ngay: thêm vào sau các động từ
+ này, nọ, kia, ấy: thêm vào sau các danh từ
- Khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT:
Ý nghĩa khái quát của từ loại Khả năng kết hợp
Kết hợp phía trước Từ loại Kết hợp phía sau
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) - Các từ chỉ số lượng (lượng từ, số từ): tất cả, mỗi, mọi, năm, bảy... Danh từ - Chỉ từ: này, kia, ấy, nọ...
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật - Phó từ: hãy, đừng, chớ, đã, vừa, mới, sẽ, đang, cũng, vẫn... Động từ - Phó từ: rồi, xong...
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái - Phó từ chỉ mức độ: quá, hơi, mới, rất... Tính từ - Phó từ chỉ mức độ: quá, lắm...
c. (1): ngày là phần trung tâm của cụm DT vì trước có lượng từ những
(2): đến, chạy, ôm là phần trung tâm của cụm ĐT vì phía trước có các phó từ chỉ thời gian đã, sẽ
(3) phức tạp, phong phú, sâu sắc là trung tâm cụm TT, dấu hiệu là có thể thêm từ rất vào phía trước
d. (1) tròn (tính từ) -> động từ
(2) lí tưởng (danh từ) -> tính từ
(3) băn khoăn (tính từ) -> danh từ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm;
- Năng lực: tự học; hợp tác
* Hoạt động cá nhân, KT chia sẻ vòng tròn
- Yêu cầu HS đặt câu có danh từ, động từ, tính từ.
- HS đặt câu, nhận xét
- GV đánh giá
- HS đặt câu
Tiết 145
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm
- Năng lực: tự học; hợp tác
* Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS trả lời ý 3.a
* Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực
- Yêu cầu HS viết biên bản theo yêu cầu ý 3.b
- HS viết, trình bày, nhận xét
- GV sửa chữa, HS tự đánh giá
* Hoạt động nhóm (5), KT chia nhóm (ngẫu nhiên), bảng phụ
- Yêu cầu HS trao đổi ý 4.b
- HS trao đổi, trình bày, phản biện
- GV sửa chữa, GV- HS đánh giá 3. Luyện tập về viết biên bản
a.
- Hình thức
+ Theo 1 khuôn mẫu
+ Bố cục 3 phần chặt chẽ
- Yêu cầu: ghi chép số liệu, sự việc đầy đủ, chính xác, ghi chép trung thực, rõ ràng.
b. HS viết biên bản
4. Luyện tập về hợp đồng
- Điều 1,2,3,4, 6, 7: giữ nguyên
- Bỏ điều 5: thay là: Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà.
- Bỏ điều 8 và điều 9.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Phương pháp: thuyết trình
- Năng lực: tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực
- Yêu cầu HS làm BT D.2 ở nhà 2. HS soạn thảo hợp đồng (ở nhà)
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Phương pháp: thuyết trình
- Năng lực: tự học; CNTT
* Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS sưu tầm ở nhà một số hợp đồng
* Hướng dẫn học tập
- Học bài
+ Khái niệm và khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT
+ Cách viết biên bản, hợp đồng
- Chuẩn bị : Bài 30, chuẩn bị mục A, B.1,2,3
+ Đọc văn bản, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm
+ Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi
+ Làm bài tập
* Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................