Giáo án PTNL bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp)

Tuần 33

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 158

 Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. 1. Kiến thức:

+ Hệ thống hoá kiến thức về câu (các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.

  1. 2. Kỹ năng:

 + Tổng hợp kiến thức về câu.

+ Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiến thức câu đã học.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

+  Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

4.Thái độ:

+ Giáo dục học sinh ý thức sử dụng đúng và thành thạo các kiểu câu, đặc biệt trong quá trình tạo lập văn bản.

  1. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Hệ thống kiến thức, bảng phụ.

* Học sinh: Theo hướng dẫn sgk

  1. Phương pháp:

+ Vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút, chia nhóm...

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
  3. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu các thành phần chính, thành phần phụ của câu ? Mỗi thành phần đó có chức năng như thế nào trong câu ?

* Thành phần chính:

+ Chủ ngữ: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?

+ Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?

 * Thành phần phụ:

+ Trạng ngữ: Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích...

+ Khởi ngữ: Thường đứng trước CN nêu lên đề tài của câu nói.

  1. Bài mới:

          

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

GV dẫn dắt : Ở giờ học trước chúng ta đã đi tổng kết các đơn vị kiến thức về thành phần chính của câu, thành phần phụ của câu. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ củng cố các đơn vị kiến thức đó bằng cách thực hành các bài tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

 

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

 

Hoạt động 1: Dùng phương pháp sắm vai HS sắm vai cô giáo- hướng dẫn các bạn luyện tập

- GV đặt câu hỏi:

 Đọc và nêu yêu cầu của bài tập?

? Cho biết đâu là thành phần Chủ ngữ?

(Kĩ thuật khăn phủ bàn)

 

 

? Cho biết đâu là thành phần Vị ngữ ?

 

? Cho biết đâu là thành phần trạng ngữ, Khởi ngữ ?

- HS trả lời. GV bổ sung.

 

 

? Cho biết mỗi từ in đậm trong đoạn trích là thành phần gì của câu ?

 

 

 

 

 

 

 

? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập ?

? Tìm CN – VN trong câu đơn ?

 

 

 

 

 

 

 

 

? Xác định câu ghép trong đoạn trích ?

 

 

 

 

? Xác định quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đã tìm được ở bài tập số 1 ?

 

 

 

 

 

 

 

? Tìm  câu đặc biệt trong những câu sau H khá giỏi

(Kĩ thuật trình bày một phút)

 

 

 

 

 

 

? Xác định nghi vấn, mục đích sử dụng ?

 

 

 

? Tìm câu rút gọn trong đoạn trích ?

 

 

? Xác định hiện tượng tách câu và nêu mục đích ?

( Kĩ thuật trình bày một phút)

 

? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?

? Biến đổi câu chủ động ->bị động ? H khá giỏi

 

(Kĩ thuật trình bày một phút)

 

? Xác định câu cầu khiến, mục đích sử dụng ?

( Kĩ thuật trình bày một phút)

II. Luyện tập

1. Bài tập về thành phần chính và thành phần phụ:

 Phân tích thành phần của câu.

* Chủ ngữ:

a.  Đôi càng tôi

b.  mấy người học trò cũ

c.  nó

* Vị ngữ:

a. Mẫm bóng

b. Đến sắp hàng dưới hiên, đi vào lớp

c.Vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.

* Thành phần phụ:

a.Trạng ngữ:sau một hồi trống thúc vang dội cả làng tôi

b. Khởi ngữ: tấm  gương bằng thuỷ tinh tráng bạc

 

2. Bài tập về thành phần biệt lập:

 Xác định thành phần biệt lập trong câu.

a. Có lẽ: Tình thái

b. Ngẫm ra: Tình thái

c. Dừa xiêm thấp lè tè quả tròn...dừa nếp....dừa lá đỏ: Thành phần phụ chú

d. Bẩm: gọi - đáp

   Có khi: Tình thái

e. Ơi: Gọi - đáp.

3. Bài tập về các kiểu câu:

I.Câu đơn:

Bài tập số 1: Tìm CN – VN trong câu đơn.

a.CN: Nghệ sĩ

  VN: ghi lại cái đã có rồi, muốn nói một điều gì mới mẻ.

b. CN: Lời gửi … cho nhân loại

    VN: phức tạp… sâu sắc hơn

c.  CN: Nghệ thuật

    VN: là tiếng nói của tình cảm

c.CN: tác phẩm

   VN: là kết tinh… trong lòng

d.CN: Anh

   VN: thứ sáu và cũng tên Sáu

II. Câu ghép

Bài tập sô 1: Xác định câu ghép trong đoạn trích

a.Anh gửi vào… chung quang

b. Nhưng vì bom…bị choáng

c. Ông lão… cả lòng

d. Còn nhà hoạ sĩ… kì lạ

e. Để người… cho cô gái

Bài tập số 2: Xác định quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đã tìm được ở bài tập 1.

a. quan hệ bổ sung

b. quan hệ nguyên nhân

c. quan hệ bổ sung

d. quan hệ nguyên nhân

e. quan hệ mục đích

Bài tập số 3: Quan hệ giữa các vế trong câu

a. quan hệ tương phản

b. quan hệ bổ sung

c. quan hệ điều kiện – giả thiết

III. Câu đặc biệt

Bài tập số 2: Tìm  câu đặc biệt trong những câu sau

a.Có tiếng léo xéo ở gian trên.Tiếng mụ chủ

b.Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi

c.Những ngọn điện… sở thần tiên

+ Hoa… công viên

+ Những… góc phố

+ Tiếng rao… trên đầu

+ Chao ôi… cái đó

IV. Câu nghi vấn

Bài tập số 1: Xác định nghi vấn, câu nào dùng để hỏi

- Câu nghi vấn dùng để hỏi

+ Ba con, sao không nhận?

+ Sao con biết là không phải?

4. Bài tập về biến đổi câu

Bài tập số 1: Tìm câu rút gọn trong đoạn trích

+ quen rồi

+ Ngày nào ít: ba lần

Bài tập số 2: Xác định hiện tượng tách câu và nêu mục đích

a.Và làm việc có khi suốt đêm

b.Thường xuyên

c.Một dấu hiệu chẳng lành

-> Tách để nhấn mạnh nội dung bộ phận được tách

Bài tập số 3: Biến đổi câu chủ động

->bị động

a. Đồ gốm… khá sớm

b.Một cây… sông này

c.Những ngôi đền… năm trước

5. Bài tập về các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau:

Bài tập sô 2: Xác định câu cầu khiến

a. Ở nhà trông em nhá!

-        Đừng có đi đấu đấy!

b. Yêu cầu: Thì má cứ kêu đi

- Mời: Vô ăn cơm

Bài tập sô 3:

- Sao … hả? – Câu hỏi dùng để bộc lộ cảm xúc

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

 

- GV yêu cầu HS:

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

  Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng? /.../

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác...

- Việc gì còn để chờ khi khác?...Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây.

 ? Xác định kiểu câu trong đoạn trích ?

  ? Mục đích sử dụng ?

* GV gợi ý: Đoạn trích có kiểu câu: Trần thuật, nghi vấn, cầu khiến.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

? Tìm đoạn thơ có câu đặc biệt

 

     
  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Ôn lại lí thuyết, hoàn thành bài tập-> Chuẩn bị kiểm tra một tiết

+ Đọc và chuẩn bị " Con chó Bấc" ( Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu thêm tác giả, tác phẩm, tóm tắt đoạn trích, tìm bố cục, PTBĐ, ngôi kể,  phân tích những nội dung chính của văn bản )

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp), giáo án hay bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp), giáo án chi tiết bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác