Giáo án vnen bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 10: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Hiểu được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng…của những con ng đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. • HS nắm được yếu tố nghị luận trog văn bản tự sự. Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự . Thấy được tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng • Phân tích được vẻ đẹp hình tượng ng chiến sỹ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. Cảm nhận đc ngôn ngữ hình tượng thơ độc đáo trong bài thơ. • Biết đưa yếu tố nghị luận vào bài văn nghị luận trong khi làm bài. phân tích đc các yếu tố nghị luận yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể. 3. Thái độ • Có ý thức trách nhiệm đối với bạn bè, trân trọng těnh bạn, ý thức được trách nhiệm của công dân với đất nước. • Giáo dục ý thức ham học, có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận sau khi học vào việc tạo lập một văn bản tự sự. 4. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và phản hồi tích cực; KT viết tích cực 2. Học sinh: Đọc hiểu, soạn bài và làm bài đầy đủ theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG TIẾT 46 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp, máy chiếu - Chiếu video bài hát Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Yêu cầu HS xem và trả lời câu hỏi ? Bài hát giúp em hiểu gì về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ VN trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ ? - Nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cả lớp, KT hỏi đáp, máy chiếu - GV yêu cầu HS hỏi đáp các nội dung về tác giả, tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác + Thể thơ + PTBĐ + Nhan đề bài thơ… * Hoạt động cả lớp, máy chiếu, ? Hình ảnh những chiếc xe không kính hiện lên qua những câu thơ, hình ảnh nào? * Hoạt động cá nhân, MC - GV chiếu câu hỏi - HS trả lời ? Nhận xét về các hình ảnh thơ; sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ? ? Nghệ thuật trên diễn tả điều gì ? Qua đó, tác giả cho ta biết gì về hiện thực cuộc chiến tranh? - Giảng hình ảnh xe không kính - GV chuẩn kiến thức, chiếu, HS tự đánh giá. * Dạy học cả lớp ? Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả ở câu thơ nào? ? Nhận xét về hình ảnh trên. ? Những chiếc xe không kính biểu tượng cho điều gì. ? Đến đây, em có nhận xét gì về hình ảnh những chiếc xe không kính? Bình * Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu - HS xác định yêu cầu trên MC - HS thảo luận - HS trình bày, nhận xét ? Câu thơ nào miêu tả tư thế của người lính lái xe? ? Những BPNT nào được sử dụng? ? Nhận xét cách ngắt nhịp của câu thơ? ? Qua đó, tư thế của người lính được khắc họa như thế nào? - GV chuẩn kiến thức, GV đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Ngồi trên xe không kính, người lính cảm nhận thấy những gì? ? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? ? Qua đó, tác giả cho ta thấy được điều gì? ? Qua đó, em hiểu gì về tinh thần của người chiến sĩ? Bình, liên hệ bài Đồng chí I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: sgk 2. Đọc và tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể thơ tự do - PTBĐ: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả - Nhan đề bài thơ: lạ, độc đáo + Xe không kính: hiện thực thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. + Bài thơ: tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên mọi thiếu thốn gian khổ II. Phân tích 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính - Xe không kính.... vỡ đi rồi - Không có kính.... có xước - Nhận xét: + Hình ảnh độc đáo, chân thực; điệp ngữ , liệt kê -> Những chiếc xe bị tàn phá khủng khiếp + Động từ mạnh ; cách nói phủ định - Nghệ thuật diễn tả: Nguyên nhân việc xe không có kính là do sự tàn phá của chiến tranh - Hiện thực chiến tranh vô cùng khốc liệt - Hình ảnh miêu tả: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. - Nhận xét: Đây là hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa - Xe không kính biểu tượng cho tình đoàn kết và tinh thần dân tộc trong gian nguy. * Nhận xét: Hình tượng thơ độc đáo, mang nhiều ý nghĩa 2. Hình ảnh người lính lái xe * Khổ 1 - Nhận xét: + Đảo ngữ, từ láy tượng hình + Điệp từ "nhìn" - Ngắt nhịp 2/2/2 mạnh mẽ, dứt khoát => Tư thế hiên ngang, chủ động * Khổ 2 - Nhìn thấy: + Gió vào xoa mắt đắng + Con đường chạy thẳng vào tim + Sao trời, cánh chim ... ùa vào buồng lái - Biện pháp NT: Điệp ngữ, nhân hóa; cách cảm nhận độc đáo, bất ngờ. -> Không còn kính bảo vệ nên người lính lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Những khó khăn trở ngại được cảm nhận hết sức nhẹ nhàng, thi vị. => Tinh thần người chiến sĩ lạc quan, vô tư, yêu đời của những người lính trẻ. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Điểm nổi bật về tác giả, tác phẩm + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ + Hình ảnh xe không kính và hình ảnh người lính lái xe - Chuẩn bị mục B. 2, C.1 + Hình ảnh người lính lái xe + Đọc yêu cầu của BT C.1, trả lời Tuần 10 Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 10: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Tiết 2) TIẾT 47 III. NỘI DUNG Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp - PP: vấn đáp; * Hoạt động cả lớp, máy chiếu - Nêu yêu cầu ? Đọc một đoạn thơ, hát một đoạn bài hát…viết về người lính thời kháng chiến chống Mĩ? - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài mới Ví dụ: Nghĩa trang trong rừng đước – Nguyễn Duy Ðắp cho anh nấm đất mặn nơi này Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn Xót thịt xót xương, xót người nằm xuống Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm Rừng đước này chưa bao giờ lặng im Lấn ra biển suốt ngàn năm bão táp Người đất này chưa một ngày bình yên Sống lau lách cả trăm năm giữ đất… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: giao tiếp, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cặp, KT hẹn hò, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi ? Do xe không có kính nên người lính lái xe phải trải qua những khó khăn gì. Tìm câu thơ. ? BPNT, sử dụng từ ngữ? ? NT trên diễn tả một hiện thực ntn ? Tìm câu thơ diễn tả thái độ của họ trước những khó khăn. ? Nhận xét về ngôn ngữ, lời thơ. ? Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng bptt nào ? Từ đó cho thấy tâm hồn và thái độ ntn của người lính Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Câu thơ nào nói về việc hình thành tiểu đội của những người lính lái xe ? Như vậy việc hình thành tiểu đội được dựa trên cơ sở nào ? Tình cảm đồng chí, đồng đội được đặc tả qua những hình ảnh nào? ? Nhận xét về lời thơ, ý thơ ? Từ đó, em cảm nhận được gì về tình cảm giữa những người lính lái xe ? Qua khổ 5 và khổ 6, em thấy được thêm phẩm chất tốt đẹp nào của những người lính * Hoạt động cặp, MC - Chiếu câu hỏi ? Chỉ ra BPNT trong câu thơ cuối khổ 6. ? Từ đó, em hiểu gì về ý chí của người lính. ? Cảm nhận chung về hình ảnh những người chiến sĩ lái xe ? Tình cảm của tác giả. - HS thảo luận - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo Bình hình ảnh hoán dụ trái tim * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu - Khái quát NT và ND của bài thơ II. Phân tích (Tiếp) 2. Hình ảnh người lính lái xe * Khổ 3+ 4 - Hai câu đầu của khổ 3+4 - Nhận xét : Các động từ mạnh, so sánh -> Hiện thực vô cùng khó khăn, khắc nghiệt - Hai câu cuối của khổ 3+4 - Nhận xét: + Ngôn ngữ thơ mộc mạc; lời thơ tự nhiên, hóm hỉnh. + Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu => Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, yêu đời Tư thế hiên ngang, dũng cảm, coi thường mọi khó khăn, thử thách. * Khổ 5, 6 -> Tiểu đội được hình thành từ trong mất mát đau thương - Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy - Nhận xét: Lời thơ giản dị, ý thơ bất ngờ, độc đáo mà sâu sắc -> Cảm thông, yêu thương, gắn bó như anh em một nhà. => Qua khổ thơ 5 và 6 ta thấy: Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm, cởi mở, chân thành * Khổ cuối - Nhận xét: + Hình ảnh hoán dụ : trái tim + Giọng điệu khẳng định, dứt khoát =>Ý chí chiến đấu sắt đá, quyết chiến vì miền Nam ruột thịt * Cảm nhận người chiến sĩ: Tư thế hiên ngang, lạc quan, dũng cảm, yêu nước nồng nhiệt, có ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam - tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ. - Tác giả: yêu mến, ca ngợi 3. Tổng kết - Nội dung: Bài thơ khắc hoạ hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả làm nổi bật hình ảnh những ng­êi lính lái xe ở Trường Sơn thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. - Nghệ thuật: + Khai thác chất liệu hiện thực đưa vào thơ một cách tự nhiên, mới lạ, bất ngờ + Giọng ngang tàng mà hóm hỉnh, phóng khoáng mà đậm chất lính + Ngôn ngữ bình dị, giàu tính khẩu ngữ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: vấn đáp; thảo luận nhóm; * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ - HS trao đổi - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá. 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản * Nét chung: - Bút pháp hiện thực - Hình ảnh chân thực - Ngôn ngữ giản dị * Nét riêng: - Bài Đồng chí: hình ảnh sóng đôi, gợi cảm - Bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính: hình ảnh độc đáo, mới lạ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà ? Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ - Gợi ý, hướng dẫn HS viết + Xây dựng câu chủ đề + ND: vẻ đẹp của người lính: tư thế ung dung, hiên ngang; tinh thần lạc quan, thái độ bất chấp khó khăn; yêu nước nồng nhiệt với ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam... E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Tìm đọc thêm các bài thơ của Phạm Tiến Duật, của các nhà thơ khác viết về hình ảnh người lính trong KC chống Mĩ. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Vẻ đẹp của người lính lái xe + Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục B. 3; C. 2 + Nghị luận trong văn bản tự sự . Đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi + Ôn tập kiểm tra về truyện, kí trung đại . Soạn bài, trả lời các câu hỏi. _________________________________________________________ Tuần 11 (Tiết 48- 52) Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 10: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Tiết 3) TIẾT 48 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp - PP: vấn đáp * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - GV nêu câu hỏi ? Trong văn tự sự, ngoài PT tự sự, ta có thể kết hợp các PTBĐ nào? - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét -> Giới thiệu bài mới Trong văn tự sự, ngoài PT tự sựa ta còn có thể kết hợp PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thuyết trình, thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ : trả lời các câu hỏi ý a/sgk (1) Phương thức biểu đạt chính cỉa hai đoạn trích trên là gì? (2) Ngoài ra, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào khác? Phương thức biểu đạt ấy có vai trò gì trong mỗi đoạn trích? - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, đánh giá * Hoạt động nhóm (6) , KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách trình bày BP, cách tìm lí lẽ - HS thảo luận - GV gợi ý, trợ giúp (nếu cần) - HS thảo luận - HS tham quan, ghi chép, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá * Hoạt động cặp, máy chiếu - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ý c/Sgk Theo em yếu tố nghị luận có vai trò gì trong văn tự sự? Khi nào cần đưa ra yếu tố nghị luận vào văn tự sự? - HS trao đổi - HS trả lời bổ sung - GV chiếu, HS tự đánh giá III. Nghị luận trong văn bản tự sự a. - PTBĐ chính: tự sự - Tác giả còn sử dụng PT nghị luận - Tác dụng của yếu tố NL: tạo tính chất triết lí sâu sắc cho câu chuyện b. - Hoạn Thư : + T1: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình. + T2: Ngoài ra tôi đối xử tốt với cô (ở gác viết kinh, không đuổi theo khi cô trốn…) + T3: Tôi với cô trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai. + T4: Nhưng dù sao tôi trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ trông nhờ vào sự khoan dung rộng lớn của cô. -> Hoạn Thư khôn ngoan - Thúy Kiều + Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ + Và xưa nay càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều. -> Kiều có khát vọng tự do, công lí c. (Ghi nhớ) - Trong văn tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) nghị luận bằng cách nêu các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Yếu tố NL làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: o tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cặp , KT hẹn hò, KT đọc tích cực - HS tự xác định nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi ý a/sgk (1) Chỉ ra yếu tố nghị luận trong văn bản trên (2) Nếu lược đi yếu tố nghị luận thì giá trị văn bản đó có thay đổi hay không? Vì sao? - HS thảo luận - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - GV nêu nhiệm vụ : viết đoạn văn theo yêu cầu của ý b/SHD - GV hướng dẫn HS viết + HT: đoạn văn có câu chủ đề, vận dụng hợp lí yếu tố nghị luận; đảm bảo sự liên kết, chính tả, dùng từ + ND: sử dụng từ ngữ phù hợp với ngôi kể chú ý các cơ sở hình thành tình đồng chí - HS viết đoạn văn, đọc đoạn văn - Sửa chữa đoạn văn, GV – HS đánh giá 4. Luyện tập về sử dụng yếu tố NL trong văn TS a. - Yếu tố NL: Đào sâu tìm hiểu các vấn đề cơ bản một cách thấu đáo là bí quyết để tạo nên thành công trong mọi lĩnh vực - Lược bỏ yếu tố NL thì giá trị của VB sẽ không thay đổi vì yếu tố NL chỉ góp phần làm cho câu chuyện thêm phần triết lí, sâu sắc . b. Viết đoạn văn * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Vai trò của yếu tố NL trong VBTS + Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị mục C.; D + Xem lại các khái niệm + Hoàn thành các bài tập ________________________________________________ Tuần 11 Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 10: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Tiết 4) TIẾT 49 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp - PP: vấn đáp * Hoạt động cả lớp, KT tia chớp - GV nêu câu hỏi ? Kể tên các tác phẩm văn học trung đại đã học ở HKI? - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét -> Giới thiệu bài mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cả lớp : Trò chơi hái hoa dan - Hướng dẫn HS luật chơi bốc thăm trả lời về 1 tác phẩm VHTĐ đã học về: thể loại, tác giả, ND chủ yếu, đặc sắc NT - HS trả lời, nhận xét - GV sửa chữa, GV-HS đánh giá * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (ngẫu nhiên), bảng phụ, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ: trả lời câu hỏi ý b,c,d,g /SHD - HS thảo luận, - HS trình bày, nhận xét, bổ dung - GV chuẩn xác, GV –HS đánh giá 2. Ôn tập, kiểm tra về truyện, kí trung đại a. b. - Văn tự: chữ Hán, chữ Nôm - Thể thơ: lục bát - Nhân vật: + Nhân vật: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ). + Nhân vật thường được XD theo khuôn mẫu, các môtip như: chàng trai nghèo, học giỏi (sau thành đạt), chung tình; cô gái (nhà giàu) nết na, đảm đang, hiếu thảo;… Tuy nhiên, cũng đã có một vài nhân vật truyện thơ được xây dựng đa chiều, sinh động hơn (có tính cách cá thể, có đời sống tâm lí phong phú,…), điển hình là nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều. - Nội dung: + Chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa + Chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội c. - Kiều trước khi lưu lạc: cuộc sống nề nếp, gia giáo, êm đềm; có tâm hồn trẻ trung, yêu CS. - Kiều trong khi lưu lạc: tội nghiệp, đáng thương, cô đơn. => Tác giả bày tỏ lòng thương cảm sâu sắc vứi số phận của Kiều cũng như những kiếp người tài hoa mệnh trong XH cũ. d. - Thể loại truyền kì: SHD/32 - Tác dụng: + Tạo kết thúc phần nào có hậu + Hoàn thiện vẻ đẹp của VN + Truyện hấp dẫn g. Tính ước lệ của thơ văn trung đại - Lấy vẻ đẹp của TN để gợi tả vẻ đẹp của con người (Chị em Thúy Kiều) - Lấy hình ảnh TN diễn tả sự trôi chảy của thời gian, sự đổ vỡ, tan tác (Chuyện...Nam Xương). D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà Bài tập 2 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Tìm đọc thêm một số tác phẩm thơ văn văn học trung đại. BÀI 10: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Tiết 5) TIẾT 50 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp - PP: vấn đáp * Hoạt động cả lớp, KT tia chớp - GV nêu câu hỏi ? Kể tên các lớp từ đã học? - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét -> Giới thiệu bài mới. Danh từ, tính từ, động từ, phó từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, trạng từ… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cặp , KT động não, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ: ý a/sgk ? Tại sao trong mỗi ngôn ngữ, vốn từ vựng luôn được mở rộng? Có những cách phát triển từ vựng nào? Cho ví dụ minh họa. - HS thảo luận - HS trình bày, nhận xét - GV chốt, đánh giá * Hoạt động cả lớp, trò chơi Hái hoa dân chủ - GV hướng dẫn cách chơi - Tổ chức HS chơi theo - Chuẩn xác, GV– HS đánh giá 3. Tổng kết về từ vựng (Tiếp) a. - Vì thế giới tự nhiên và xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên từ vựng luôn được mở rộng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và nhận thức của con người. b. Từ ngữ Khái niệm Vai trò VD minh họa Từ mượn Là những từ do nhân dân vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, tính chất, đặc điểm mà TV chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. - Làm cho vốn từ vựng TV thêm phong phú. In-ter-net, AIDS, cố nhân, cố tri, phu nhân... Từ Hán Việt - Từ HV là từ vay mượn của tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. - Là bộ phận từ mượn quan trọng nhất, chiếm hơn 60% vốn từ vựng tiếng Việt. - Tác giả, khán giả, ẩn ý, ẩn sĩ... Thuật ngữ - Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. - Là bộ phận của vốn từ dân tộc, thường được sử dụng trong các văn bản khoa học, công nghệ. - Bazơ, axit, ẩn dụ... Biệt ngữ XH - Là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. - Khi được sử dụng trong thơ văn, BNXH tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. - Ngỗng, trúng tủ, lệch tủ... * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (đếm số), bảng phụ, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ : trả lời các câu hỏi từ c->h /sgk c. Theo em từ mượn chủ yếu được dùng trong những trường hợp nào? d. Từ Hán Việt có nguồn gốc từ đâu? Tại sao chúng được coi là từ Hán Việt? e.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội được dùng cho những trường hợp nào? Nêu ví dụ minh họa. g. Tại sao phải trau dồi vốn từ? Muốn sử dụng từ ngữ cần có những điều kiện nào? h. Phát hiện và sửa lỗi từ ngữ trong câu sau: (sgk) - HS thảo luận - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, GV–HS đánh giá c. - Từ mượn chủ yếu được dùng biểu thị những sự vật, hiện tượng, tính chất, đặc điểm mà TV chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. d. - Từ HV có nguồn gốc từ tiếng Hán - Vì từ HV có nguồn gốc từ tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. e. - TN được dùng biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, được dùng trong các VB khoa học, công nghệ. - BNXH được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định để tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật g. Trau dồi vốn từ để phát huy tốt khả năng của TV. Muốn sử dụng tốt từ ngữ, cần nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. h. (1) bàng quang -> bàng quan (2) lãng mạng -> lãng mạn (1) ngùn ngụt -> lũ lượt, ùn ùn D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: thuyết trình, thảo luận nhóm * Hoạt động cặp, KT đọc tích cực - HS xác định nhiệm vụ - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chốt, GV đánh giá Bài tập - Kinh thành, nghi ngút, anh hùng, vạn dặm, trường chinh, hào hoa -> Tạo sắc thái cổ, trang trọng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn HS tìm hiểu ở nhà, trao đổi với các bạn trong nhóm * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Các khái niệm TV đã học, cách sử dụng + Tìm đọc thêm một số tác phẩm viết về cách sử dụng TV - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục mục A, B1,2 + Đọc văn bản + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Soạn bài Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 9, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, giáo án bài thơ về tiểu đội xe ko kính vnen 9, giáo án vnen tiểu đội xe không kính

Giải bài tập những môn khác