Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 12 -Tiết 60
Tập làm văn :
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Đoạn văn tự sự.
+ Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
+ Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
+ Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ:
+ Vận dụng tốt các yếu tố nghị luận khi viết đoạn văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị một số văn bản tự sự mẫu có yếu tố nghị luận, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập.
* Học sinh: Học bài theo hướng dẫn: Ôn tập và trả lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bảng nhóm
C. Phương pháp:
+ Vấn đấp, phân tích, thuyết trình, qui nạp, hoạt động nhóm…
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu dấu hiệu dùng để nhận diện yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
? Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
* Đáp án:
* Dấu hiệu nhận biết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
+ Trong văn bản tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở các cuộc đối thoại ( hoặc đối thoại nội tâm) trong đó người viết thường nêu các nhận xét, phán đoán, suy nghĩ, đánh giá,các lí lẽ, bàn luận trong văn bản tự sự là những yếu tố nghị luận, nhằm làm thuyết phục người đọc, người nghe ( có khi thuyết phục chính mình) về 1 vấn đề, 1 quan điểm, 1 tư tưởng nào đó.
+ Các loại câu thường dùng: nghi vấn, khẳng định, phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng.
+ Các từ lập luận có tính chất kết luận, khẳng định, liệt kê, tổng hợp, tương phản, đối ý.v.v.
* Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
+ Khắc hoạ rõ nét chân dung của nhân vật về tư tưởng, quan điểm.v.v.-> làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, có tính triết lí.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm)
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản trong phần kiểm tra bài cũ => nêu mục đích của giờ học: luyện tập cho học sinh quen với việc đưa các yếu tố nghị luận vào đoạn văn tự sự.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung
củng kiến thức cho học sinh:
? Sự v* Giáo viên iệc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể...có gì cần chú ý ?
+ Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố nghị luận: Làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá...
? Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận đòi hỏi yêu cầu nào?
+ Không được lấn át các yếu tố tự sự.
* GV gọi học sinh đọc đoạn văn " Lỗi lầm và sự biết"( SGK- 160) I Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự:
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/160
Sử dụng phiếu học tập đã chuẩn bị để phân tích
? Đoạn văn kể về SV gì?
+ Chuyện 2 người bạn cùng đi trên sa mạc.
? Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận được thể hiện trong những câu văn nào ?
- Yếu tố nghị luận thể hiện rõ trong câu trả lời của người bạn được cứu và trong câu kết của văn bản.
+ Câu 1: " Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người."
+ Câu 2: " Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá." Đoạn văn
" Lỗi lầm và sự biết ơn"
* Yếu tố nghị luận được thể hiện trong đoạn văn:
+ Câu trả lời của người bạn được cứu.
+ Câu kết của văn bản.
-> Yếu tố nghị luận đan xen trong đoạn văn tự sự. Làm rõ hơn vấn đề ứng xử của con người với nhau.
=> Có tính chất triết lí về cái "giới hạn" và cái "trường tồn" trong đời sống tinh thần của con người.
? Chỉ ra vai trò của yếu tố nghị luận trên trong việc làm nổi bật nội dung đoạn văn?
+ Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính chiết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
* Giáo viên: Yếu tố nghị luận làm rõ hơn cách ứng xử của con người với nhau: Nên bao dung, độ lượng với những lỗi lầm và ghi nhớ công ơn của người khác (quên những cái cần quên, nhớ những cái cần nhớ) => Đó là ứng xử có văn hoá.
? Giả định câu chuyện không có những câu văn trên thì sẽ như thế nào?
+ Tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm, ấn tượng về câu chuyện cũng nhạt nhoà.
? Bài học được rút ra từ câu chuyện là gì?
+ Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
? Vậy yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong đoạn văn tự sự?
<=>Yếu tố nghị luận làm tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe, làm người đọc, người nghe hiểu sâu hơn về vấn đề.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp,
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
* GV gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 1
* Giáo viên đưa 1 đoạn văn hs đã chuẩn bị (gửi trên trường học kết nối)
Thứ 7 vừa qua, tiết cuối cùng lớp em lại sinh hoạt lớp như thường lệ. Mai Lan- lớp trưởng lên điều khiển sinh hoạt, không khí buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Sau phần nhận xét các ưu nhược điểm của lớp là đến phần kiểm điểm của các cá nhân vi phạm nội quy trường lớp làm ảnh hưởng đến tập thể. Đến phần tự kiểm điểm của bạn Nam, 1 số bạn cho rằng: Nam là người bạn không tốt vì Nam đã mách cô về việc các bạn bỏ học đi xem đá bóng. Nam ít nói lại không biết thanh minh. Thấy vậy nên tôi đưa ra ý kiến: " Nếu ai cũng bỏ học tự do như các bạn thì đâu còn nội quy tổ chức lớp nữa. Nam có làm như vậy mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm của mình mà sửa chữa chứ. Vả lại Nam rất hay giúp đỡ các bạn trong lớp những lúc các bạn gặp khó khăn. Như vậy Nam đâu phải là người bạn không tốt như một số bạn đánh giá, phải không các bạn? " B. Luyện tập: Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Bài tập số 1 ( SGK- 161)
Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến chứng minh " Nam là người bạn tốt. " ?
? Chỉ rõ yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên?
( Thảo luận nhóm bàn- 3 phút: KN tự tin, giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin…)
(đã chuẩn bị ở nhà)
a. Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào? ( Thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt ra sao?)
b. Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
c. Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào (Lý lẽ, ví dụ, phân tích...)?
* Giáo viên gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận-> học sinh nhận xét, sửa lại (nếu cần)
* Đọc đoạn văn mẫu S.G.K- 161
? Hãy tìm các câu văn nghị luận trong đoạn văn trên ?
? Tác dụng của các câu văn nghị luận đó trong đoạn văn tự sự ?
? Ở câu cuối đoạn trích, tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn như thế nào?
- Yếu tố nghị luận thể hiện trong đoạn văn:
+ Ở lời nhận xét, suy ngẫm của tác giả trước cách sống của bà nội: " người ta bảo con hư tại mẹ...Bà tôi như thế thì chúng tôi hư làm sao được"
+ Thông qua chính lời dạy của bà: " Bà bảo u tôi :" Dạy con từ thưở còn thơ....mới về"
Người ta như cây..."
-> Các câu trên đều nêu ý kiến, nhận xét có lập luận chặt chẽ nêu lên 1 chân lí. Rồi từ đó đưa ra kết luận bằng các nhận xét, phán đoán. Bài tập số 2 ( SGK-161) Viết đoạn văn kể về việc làm, lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của một người thân làm cho em cảm động?
* G.viên phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu học sinh đọc đoạn văn mẫu.
* Đoạn văn mẫu:
" Ông tôi vẫn như xưa, tóc bạc trắng, dáng người cao to, mặt hồng hào trông thật phúc hậu. Lúc đầu tôi cảm thấy ngỡ ngàng thật sự vì đã năm năm nay từ khi ông mất, tôi đã không còn gặp ông nữa. Tôi chạy tới sà vào lòng ông. Bàn tay ấm áp của ông xoa nhè nhẹ đầu tôi, ánh mắt ông nhìn tôi trìu mến như ông chưa hề cách xa chị em tôi ngày nào…Tôi được nghe lại giọng nói quen thuộc của ông.
Trong câu chuyện, ông phê bình tôi tội lười học và nói dối bố mẹ. Giọng ông trầm xuống, như thoáng có nỗi buồn:
- Ông rất buồn vì cháu đã không còn biết vâng lời ông như trước. Ông thất vọng vì cháu bao nhiêu thì thương cháu bấy nhiêu. Cháu nghĩ mình học hộ ai hay sao? Cháu quên trách nhiệm của mình mất rồi.
Ông nói đến đây, tôi chợt nhớ lời dặn dò của ông trước lúc đi xa. Ông dặn các con phải yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau, với các cháu ông khuyên phải chăm chỉ học để làm người sống có ích cho xã hội. Riêng với tôi, đứa cháu gái nội thì ông dặn học sao cho rạng danh con cháu họ Phạm nhà mình. Bây giờ, nghe ông nói, lòng tôi trĩu nặng nỗi ân hận, tôi đã khóc một cách cay đắng cho lỗi lầm của mình…"
? Em có nhận xét gì về yếu tố nghị luận trong văn bản trên ?
* G.viên hướng dẫn học sinh: Nội dung đoạn văn có thể nêu 1 số ý sau:
a) Người em kể là ai?
b) Người đó đã để lại 1 việc làm, lời nói hay một suy nghĩa? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c) Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
d) Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
* Học sinh dựa vào phần bảng phụ để viết đoạn văn theo yêu cầu trong vòng 10 phút. Sau đó giáo viên cho học sinh trình bày và chữa.
* Các nhóm đọc đoạn văn của mình, nhóm khác nhận xét.-> Giáo viên rút kinh nghiệm về kĩ năng đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn tự sự.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
? Theo em yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ?
+ Làm tăng sức thuyết phục cho người đọc về vấn đề, làm người đọc, người nghe hiểu sâu hơn về vấn đề trình bày.
? Cách viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ?
+ Các yếu tố nghị luận là những nhận xét, đánh giá, bàn bạc trong văn tự sự. Là cách lập luận, đưa lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin và hiểu theo một vấn đề nào đó.
+ Đưa các yếu tố nghị luận đúng lúc đúng chỗ, không quá nhiều, tránh gây nặng nề cho người đọc, nghe
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian:
? Viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố nghị luận: đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố nghị luận được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện.
+ Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã đọc.
+ Đọc và chuẩn bị: " Làng" ( Kim Lân)
( Tìm hiểu các nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, thể loại, PTBĐ, các nội dung và nghệ thuật chính, phân tích nhân vật chính ông Hai…)