Giáo án vnen bài Bàn về đọc sách

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Bàn về đọc sách. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Bàn về đọc sách
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20.. BÀI 18: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Chỉ ra được sự cần thiết của việc đọc sách để nâng cao học vấn; nêu được các phương pháp đọc sách hiệu quả được thể hiện trong văn bản Bàn về đọc sách. Nhận xét được cách lập luận trong bài văn giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu. • Nêu được những đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu; biết đặt câu có khởi ngữ. • Biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, PHT • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu... • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não;KT đọc tích cực ,chia nhóm, ... 2. Học sinh: Đọc , trả lời hệ thống câu hỏi theo sự hướng dẫn của giáo viên III. NỘI DUNG BÀI 18- BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Tiết 1) Tiết 86 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: ngôn ngữ, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân - Sử dụng câu hỏi phần A 1. Em hãy nêu tên và tóm tắt nội dung cuốn sách mà em thích nhất. 2. Với em, sách có tác dụng như thế nào? - Mời một số HS chia sẻ - HS nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - Tham khảo: https://tech12h.com/de-bai/em-hay-neu-ten-va-tom-tat-noi-dung-cuon-sach-ma-em-thich-nhat.html. - Tác dụng của sách: + Sách là nguồn cung cấp kho tri thức đồ sộ, rộng lớn về nhiều lĩnh vực từ khoa học đến đời sống... giúp chúng ta được mở mang trí tuệ, tích lũy thêm nhiều kiến thức quý báu. + Những cuốn sách hay còn giúp ta bồi đắp tâm hồn và tình cả, giúp ta sống biết cảm thông và nhân văn hơn. + Sách còn có tác dụng giải trí trong cuộc sống con người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động cả lớp, KT hỏi đáp, máy chiếu - GV yêu cầu HS hỏi đáp những kiến thức chung về tác giả, tác phẩm, cách đọc, phương thức biểu đạt, bố cục... - HS hỏi – đáp, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá * Hoạt động cá nhân - Chiếu câu hỏi ? Tìm câu văn nêu lên quan điểm, tư tưởng của tác giả về ý nghĩa của việc đọc sách ( câu văn nêu luận điểm) ? Em hiểu câu văn này như thế nào? - Suy nghĩ trả lời, nhận xét - GV chuẩn xác, đánh giá - Giảng * Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu - Nêu câu hỏi ? Để làm rõ tầm quan trọng của việc đọc sách tác giả đã đưa ra những luận cứ nào ? Vì vậy, để tồn tại và phát triển, chúng ta cần làm gì? ? Em hiểu cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn là như thế nào? Giảng ? Qua đó, em thấy đọc sách có ý nghĩa gì ? Em có nhận xét gì về trình tự những lí lẽ mà tác giả đưa ra? ? Lời văn ở đây ntn ? Đánh giá chung về ý nghĩa của sách và việc đọc sách * Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Thực tế nào khiến cho việc chọn và đọc sách "ngày càng không dễ"? ? Từ đó, có thể đưa đến những sai lệch nào trong việc đọc sách ? ? Em hiểu như thế nào về sai lệch thứ nhất? ? Nhận xét cách trình bày của tác giả * Hoạt động nhóm (bàn), máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Tìm các câu văn nói về thiên hướng sai lệch thứ 2 khi đọc sách? ? Em hiểu đọc lạc hướng là như thế nào ? Hậu quả của cách đọc này? Tìm chi tiết ? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả? Tác dụng? ? Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả ? Qua đây, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - GV Chuẩn xác, GV- HS đánh giá Bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả + Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. b. Tác phẩm + Được rút trong cuốn “ Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” (Bắc Kinh -1995) 2. Đọc và tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận - Vấn đề nghị luận: việc đọc sách - Bố cục: + Phần 1( Từ đầu đến “ phát hiện ra thế giới mới”): Ý nghĩa của việc đọc sách + Phần 2 (Tiếp đến “ lực lượng”): Những thiên hướng sai lệch khi đọc sách + Phần 3: (Còn lại): Phương pháp chọn và đọc sách => Bố cục chặt chẽ, hợp lí II. Phân tích 1. Ý nghĩa của việc đọc sách * Luận điểm: Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. (Có nhiều cách để nâng cao học vấn nhưng đọc sách là con đường quan trọng. Muốn có học vấn không thể không đọc sách) * Luận cứ - Sách cất giữ di sản tinh thần nhân loại - Nếu muốn tiến lên nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát - Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì sẽ lạc hậu. => Muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải đọc sách - Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm của nhân loại mấy nghìn năm trong mấy chục năm… - Đọc sách là cách hưởng thụ các kiến thức, các lời dạy mà nhân loại đã khổ công tìm kiếm - Có như thế thì mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn => Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức nhanh nhất, để từ đó tiếp tục hình thành, tạo nên những thành tựu mới - Nhận xét: + Cách lập luận chặt chẽ, sâu sắc. + Câu văn giàu hình ảnh * Sách là vốn quý của nhân loại Muốn tồn tại và phát triển thì phải đọc sách 2. Những sai lệch khi đọc sách * Nguyên nhân: sách ngày càng nhiều. * Những sai lệch : Có 2 sai lệch khi đọc sách: ( Đọc nhiều nhưng không chuyên sâu Đọc lạc hướng) - Đọc nhiều nhưng không chuyên sâu: + Đọc nhiều sách mà không kĩ, hời hợt, không lắng đọng - Nhận xét: Lối viết so sánh -> Tạo nên cách lập luận sâu sắc, chí lí, giàu hình ảnh và sức thuyết phục. + Hậu quả: sgk - Đọc lạc hướng + Đọc lạc hướng: đọc những quyển sách ...độc hại + Hậu quả:sgk - Nhận xét: Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí luận và thực tiễn. -> Tác hại to lớn từ việc đọc lạc hướng - Nhận xét: + Lập luận rõ ràng, khúc chiết + So sánh độc đáo, kết hợp liên hệ thực tế; lời văn giàu hình ảnh. * Đọc sách mà không có phương pháp đúng sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng to lớn C. D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG - Năng lực: tự học; giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Nêu câu hỏi: ? Trong những sai lệch đọc sách mà tác giả nêu ra, em mắc phải sai lệch nào? ? Hiện nay, trường em đã có thư viện và liên đội giao cho HS tự quản việc cho mượn và trả sách. Em suy nghĩ gì về sự việc đó? - HS nêu suy nghĩ, lắng nghe, nhận xét - GV nhận xét. Bài tập 1 * Hướng dẫn học tập - Học bài + Nắm vững giá trị của sách + Những sai lệch khi đọc sách - Chuẩn bị : mục B.2. 3; C.1.2 + PP đọc sách + Đọc ví dụ + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập ______________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... TIẾT 87+ 88: Bài 18- BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Tiết 2+3) III. NỘI DUNG Tiết 87 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: ngôn ngữ, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân - Nêu câu hỏi: ? Em thích đọc loại sách nào? Em đọc sách như thế nào? - Mời một số HS chia sẻ - HS nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài học mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm, KT công đoạn, BP, MC, PHT - GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh hoạt động + Vòng 1: 2 dãy, 4 nhóm - Dãy 1: + Nhóm 1: PP thứ nhất + Nhóm 2: PP thứ hai - Dãy 2: + Nhóm 3: PP thứ nhất + Nhóm 4: PP thứ hai Phiếu 1 ? Tìm câu văn nêu luận điểm ? Câu văn nêu lên những yêu cầu gì của việc chọn sách và đọc sách ? Theo tác giả, thế nào là chọn tinh, đọc kĩ? ? Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào ? Nhận xét cách lập luận ? Qua đó, tác giả muốn khẳng định điều gì Phiếu 2 ? Tiếp theo tác giả còn đề cập đến một thao tác nữa của việc đọc sách. Đó là gì? Tìm câu văn nêu luận điểm ? Em hiểu thế nào là sách phổ thông? Thế nào là sách chuyên sâu? ? Tác giả đưa những lí lẽ nào để làm sáng tỏ luận điểm - HS thảo luận, hoàn thành + Vòng 2: Yêu cầu 2 nhóm cùng dãy đổi chéo, nhận xét, đánh giá - GV sửa chữa, đánh giá chung Giảng * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Nhận xét chung về hệ thống các lí lẽ, cách lập luận và cách diễn đạt mà tác giả sử dụng ? Qua đó, nhà văn làm bật điều gì nữa trong phương pháp đọc sách ? Hãy tổng kết về phương pháp đọc sách mà nhà văn đề xuất và làm sáng tỏ Bình * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu ? Em có nhận xét gì về nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả? ? Văn bản thể hiện nội dung gì? - GV khái quát 3. Phương pháp đọc sách * Phương pháp đọc thứ nhất - Luận điểm phụ 1: Đọc sách…. cho kĩ + Chọn tinh: không cốt lấy nhiều, chọn có mục đích, định hướng, không tùy hứng nhất thời. + Đọc kĩ : Đọc nhiều lần, ngẫm nghĩ, tích luỹ kiến thức, đọc có kế hoạch, có hệ thống. - Luận cứ làm rõ luận điểm: + Đọc sách không cốt nhiều ... mà đọc 1 quyển 10 lần - Đọc kĩ sẽ thành nếp suy nghĩ sâu xa, làm thay đổi khí chất. - Đọc hời hợt: Dẫn chứng (Sgk) - Nhận xét: + Lập luận mạch lạc + Cách diễn đạt giàu hình ảnh =>Phương pháp đọc sách đúng đắn: chọn tinh, đọc kĩ. * Phương pháp đọc sách thứ 2 - Luận điểm phụ thứ 2: Trước hãy biết rộng rồi sau hãy nắm chắc. + Sách phổ thông: + Sách chuyên sâu: - Luận cứ: + Kiến thức phổ thông...học giả chuyên môn cũng không thể thiếu. + Không biết rộng chuyên sâu...nắm gọn. - Nhận xét: + Lí lẽ xác thực, rõ ràng + Lập luận mạch lạc + Cách diễn đạt giàu h/ảnh + Dẫn chứng cụ thể ->Trình tự đọc: + Đọc rộng rồi mới đọc sâu + Kết hợp đọc sách chuyên môn và sách phổ thông => Phương pháp đọc: Chọn tinh, đọc kĩ, có kế hoạch và hệ thống. 4. Tổng kết - Nhận xét: + Nội dung có bố cục chặt chẽ, hợp lí. + Cách trình bày vừa đạt lí vừa thấu tình: ý kiến, nhận xét xác đáng, có lí lẽ. - Nội dung văn bản: + Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách + Các khó khăn, thiên hướng sai lệch của việc đọc sách. + Bàn về phương pháp đọc sách. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cá nhân, KT tia chớp - Yêu cầu HS trả lời BT 1 ? Phát biểu điều mà em thấm thía nhất sau khi học bài Bàn về đọc sách. - HS suy nghĩ, chia sẻ, nhận xét - GV đánh giá Bài tập 1 Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người. Sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo... D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: nêu vấn đế *Hoạt động cá nhân - Nêu câu hỏi ? Em đã vận dụng các phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra trong thực tế cuộc sống như thế nào? - HS trình bày, nhận xét - GV bổ sung, đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: tự học; * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà Tiết 88 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: ngôn ngữ, giao tiếp - PP: vấn đáp * Dạy học cả lớp, MC - Chiếu ví dụ có thành phần khởi ngữ ? Xác định CN, VN của câu. Theo em, thành phần còn lại có vai trò gì trong câu? 1. Về việc học môn Toán, nó rất chăm chỉ. - GV đánh giá, dẫn vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm; quan sát và phân tích ngôn ngữ * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác - Yêu cầu HS trả lời các ý a,b,c - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, GV- HS đánh giá. - GV chốt * Hoạt động cả lớp ? Em hiểu thế nào là khởi ngữ ? ? Lấy ví dụ ? III. Tìm hiểu về khởi ngữ 1. Tìm hiểu ví dụ - Các từ ngữ in đậm : ‘‘anh’’, ‘‘Giàu’’, các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ’’ + Về vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ trong câu. + Trước các từ in đậm thường có hoặc có thể thêm các từ : về, đối với, như… + Các từ ngữ in đậm nêu lên đề tài được nói đến trong câu -> Các từ in đậm là khởi ngữ 2. Ghi nhớ - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: hợp tác - Phương pháp: thảo luận nhóm * HĐ cả lớp, KT tia chớp - HS xác định yêu cầu BT - HS trả lời, nhận xét - GV sửa chữa, đánh giá * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS trả lời ý b - HS viết câu, chia sẻ - GV sửa chữa, đánh giá 2. Luyện tập về khởi ngữ a. (1). Điều này (2). chúng mình (3). Một mình (4). Làm khí tượng (5). cháu b. (1). Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. (2). Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: vấn đáp * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực - Nêu yêu cầu ? Viết một đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng 2 thành phần khởi ngữ. - Hướng dẫn viết: + HT: có câu chủ đề, có 2 thành phần khởi ngữ, các câu có sự liên kết + ND: tự chọn chủ đề - HS viết - GV gọi đọc, chữa bài, đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: tự học - Phương pháp: thuyết trình - Tìm trong các văn bản đã học những câu văn, câu thơ có thành phần khởi ngữ * Hướng dẫn học tập - Học bài + Phương pháp đọc sách + Khái niệm khởi ngữ + Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị : mục B.4, C.3, D + Đọc ví dụ + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... Bài 18: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Tiết 4+5) III. NỘI DUNG Tiết 89 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: vấn đáp * Dạy học cả lớp, MC - Chiếu một đoạn văn ? Trong đoạn văn, tác giả sử dụng phép lập luận nào? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài học mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, MC - Yêu cầu HS trả lời ý (1) - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá - GV chốt : * Hoạt động cặp, KT hẹn hò (điểm hẹn 6h), MC - GV giao nhiệm vụ : trả lời ý (2) - HS hoạt động, trao đổi, trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá - GV chốt : * Hoạt động cá nhân, MC - Yêu cầu HS điền từ - HS đọc, bổ sung - Chiếu chuẩn xác khái niệm IV. Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp 1. Tìm hiểu ví dụ (1) - Vấn đề NL: Trang phục đẹp - Chia vấn đề thành 2 ý (2 luận điểm) + Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh + Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức - Phương thức lập luận: + Nêu giả thiết (đoạn 1) + So sánh đối chiếu (đoạn 2) + Giải thích, CM (đoạn 3) -> Chia vấn đề thành từng phương diện, từng bộ phận để trình bày => Phép phân tích (2) - Đoạn văn 4: + Khái quát, tổng hợp những ND đã phân tích, kết luận về vấn đề trang phục đẹp + Vị trí: cuối văn bản => Phép tổng hợp 2. Ghi nhớ (1) Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. (2) Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Tiết 90 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học; - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * HĐ nhóm, KT công đoạn, MC, BP, GV giao nhiệm vụ: - Vòng 1: 2 dãy, 6 nhóm + Nhóm 1: mục a + Nhóm 2: mục b + Nhóm 3: mục c - HS hoạt động, trao đổi, ghi BP - Vòng 2: các nhóm trong dãy đổi chéo kết quả bổ sung - HS trình bày, nhận xét - GV tổng kết, chuẩn xác, đánh giá 3. Luyện tập về phép phân tích và tổng hợp a. (1). Phép phân tích. -“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” + Hay ở các điệu xanh: Xanh ao, xanh bè, xanh tre, xanh bèo. + Hay ở những cử động, nhỏ, nhẹ. + Hay ở nt: Các vần thơ, câu chữ không non ép (2). Phép phân tích- tổng hợp * Phép phân tích: - Những nguyên nhân sâu xa của sự thành đạt + Thành đạt là do gặp thời là sai + Thành đạt là do hoàn cảnh là sai + Thành đạt là do điều kiện là sai + Thành đạt là do tài năng là sai * Phép tổng hợp: - Kết luận từ những gì đã phân tích: mấu chốt của sự thành đạt là do bản thân chủ quan của mỗi con người: tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, trau dồi đạo đức cho tốt đẹp b. - Bản chất: + Không tự giác + Học thuộc nhưng không hiểu + Học không thường xuyên, liên tục - Tác hại: +Mất thời gian, tiền của +Không có hiệu quả +Dù có bằng cấp nhưng không làm được việc gì, nếu có làm chỉ phá hại + Làm cho gia đình, xã hội nghèo nàn, lạc hậu c. - Mọi học vấn hiện nay đều là thành quả của toàn nhân loại - Các thành quả đó được sách vở ghi chép, lưu truyền lại - Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại - Nếu muốn tồn tại, phát triển thì cần phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm x.phát - Đọc sách là con đường quan trọng nhất để có học vấn. - Có học vấn mới có khả năng sáng tạo và tạo lập 1 c/sống tốt đẹp hơn - Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì sẽ lạc hậu => Muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải đọc sách D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: vấn đáp * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực, GV-HS đánh giá - Nêu yêu cầu - Hướng dẫn viết + HT : vận dụng phép phân tích, tổng hợp, hoặc tổng-phân-tích, có sử dụng thành phần khởi ngữ, đảm bảo sự liên kết + ND : làm sáng tỏ luận điểm bằng các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) phù hợp - HS viết - GV gọi đọc, chữa bài, đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: tự học - Phương pháp: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Tìm thêm một số đoạn văn được trình bày theo phép phân tích, tổng hợp (thực hiện ở nhà) * Hướng dẫn học tập - Học bài + Khái niệm phép lập luận phân tích, tổng hợp + Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị bài 19 + Đọc văn bản + Trả lời các câu hỏi Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 9, Bàn về đọc sách, giáo án bàn về đọc sách vnen 9, giáo án vnen bàn về đọc sách

Giải bài tập những môn khác