Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Những đứa trẻ. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20...
BÀI 17: NHỮNG ĐỨA TRẺ
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu bài học:
• Cảm nhận được tình bạn trong sáng, ấm áp của những đứa trẻ sống thiếu tình thương; tấm lòng yêu thương của những người đồng khổ; phân tích được nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu .
• Củng cố kiến thức về các tác phẩm thơ, truyện hiện đại, tự rút ra được ưu, khuyết điểm của bài viết để tìm cách phát huy khắc phục.
• Củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Củng cố và tích lũy thêm kinh nghiệm
2. Phẩm chất và năng lực
• Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
• Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập
• Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu...
• Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não;KT đọc tích cực ,chia nhóm, ...
2. Học sinh: Đọc , trả lời hệ thống câu hỏi sgk
III. NỘI DUNG
TIẾT 81
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực: ngôn ngữ, giao tiếp
- PP: vấn đáp
* HĐ cá nhân, KT viết tích cực
- Sử dụng câu hỏi 1/A
- Yêu cầu hs ghi câu trả lời ra phiếu, trao đổi phiếu sản phẩm với bạn bên cạnh và nhận xét (ghi vào phiếu của bạn bằng bút khác màu).
- Mời một số HS chia sẻ bài làm và cả phần được góp ý
- Hs nhận xét, phản biện
- GV đánh giá, dẫn vào bài.
B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;
* HĐ cả lớp- KT trình bày 1 phút, máy chiếu
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả M.Gorki và tác phẩm
- Giảng; chiếu, giới thiệu chân dung nhà văn, ảnh về tác phẩm
* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên hướng dẫn đọc: Đọc truyền cảm, phát âm đúng những từ ngữ tiếng nước ngoài.
- Yêu cầu hs đọc, nhận xét
- GV nhận xét
- Yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích
- Nhận xét, bổ sung
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các chú thích 3, 5, 7, 10, 12
* HĐ cá nhân
- Chiếu câu hỏi
1. Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.
2. Xác định bố cục của văn bản, nội dung chính của từng phần?
- GV chuẩn kiến thức trên máy chiếu
- HS tự nhận xét, đánh giá.
* HĐ cả lớp, máy chiếu
? Tóm tắt hoàn cảnh của Aliôsa và những đứa trẻ hàng xóm.
? Nhận xét gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
* HĐ nhóm- KT học tập hợp tác, máy chiếu, bảng phụ
- GV giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1,2 : Phiếu câu hỏi 1
1. Vì sao Aliôsa và những đứa trẻ lại chơi với nhau?
2. Theo dõi 2 cuộc đối thoại của bọn trẻ, em có những cảm nhận gì về mối quan hệ của A-li-ô-sa và những đứa trẻ
3. Nêu lên cảm nhận chung nhất của em về tình bạn của những đứa trẻ
- Nhóm 3,4: Phiếu học tập 2
1. Trước khi quen thân những đứa trẻ, A-li- ô-sa cảm nhận ntn về bọn trẻ?
2. Khi thân nhau, A-li- ô-sa cảm nhận ntn về bọn trẻ?(Gợi ý: khi kể về mẹ, khi bị bố mắng? )
3. Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? Chỉ ra biện pháp tu từ đó? Tác dụng?
- Hs thảo luận
- Các nhóm trao đổi kết quả, đánh giá chéo (N1-3;2-4)
- Đại diện nhóm 1 hoặc 2 trình bày
- Đại diện nhóm 3 hoặc 4 trình bày
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giảng những hình ảnh so sánh
* HĐ cả lớp
? Qua sự quan sát cảm nhận của Aliôsa về những đứa trẻ, em có nhận xét gì về nhân vật này?
? Nhận xét chung về tình bạn giữa bọn trẻ
Bình
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
* Tác giả:
+ Mác-xim Go-rơ-ki là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút ký, kịch nói.
+ Ông là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu(1913 – 1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923)
* Tác phẩm:
- Xuất xứ : Trích từ tiểu thuyết tự thuật “Thời thơ ấu”
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc , tóm tắt
b. Chú thích
3. Tìm hiểu chung về văn bản
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (A-li-ô-sa, Mác xim Gor-ki hồi nhỏ) -> Câu chuyện tự thuật cảm động, chân thành, gây sức hút lớn trong độc giả.
- Bố cục: 3 đoạn
+ P1: “Có đến...cúi xuống”: Tình bạn tuổi ấu thơ.
+P2: …nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán
+ P3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục
II. Phân tích
1. Tình bạn giữa bọn trẻ.
* Hoàn cảnh của bọn trẻ
- Aliôsa mất bố, mẹ lấy chồng khác, ở với ông bà( ông ngoại hay đánh đòn, bà là người hiền từ)
- 3 đứa trẻ kia mất mẹ, có ông bố khó chịu, gia trưởng, người mẹ kế ghẻ lạnh
-> Cảnh ngộ éo le, thiếu tình yêu thương
* Tình bạn giữa bọn trẻ
- Tình bạn hình thành:
+ Do tình cờ Aliôsa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng
+ Do chúng có chung cảnh ngộ
- Những cuộc trò chuyện
+ Cuộc đối thoại 1: những đứa trẻ thân thiết, yêu thương nhau chân thành.
+ Cuộc đối thoại 2: bọn trẻ thân thiện ,chúng cảm thông, sẻ chia những mất mát, thiếu thốn của nhau
-> Tình bạn hình thành tự nhiên, trong sáng, ngây thơ, không phân biệt sang hèn;
biết sẻ chia, cảm thông và xây nên trong nhau niềm hi vọng.
* Cảm nhận của A-li-ô-sa về bọn trẻ
- Trước khi quen : 3 đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau... khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau
- Khi thân nhau:
+ Khi kể chuyện mẹ chết, dì ghẻ thì Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con
- Khi bố mắng: lặng lẽ ...đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn
(+) Nghệ thuật so sánh
-> Thể hiện được dáng dấp bên ngoài và thế giới nội tâm của chúng: yếu ớt, sợ hãi, cam chịu, nhẫn nhục đến tội nghiệp đáng thương của những đứa trẻ.
=>A-li-ô-sa là cậu bé tốt bụng, biết đồng cảm và chia sẻ với cuộc sống thiếu tình thương của những đứa trẻ
(*) Tình bạn giữa những đứa trẻ: sâu sắc, chân thành.
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn lại kiến thức bài học
- Chuẩn bị: KTHKI
+ Rèn KN đọc hiểu
+ Tích cực ôn tập KT cả ba phân môn đã học từ kì I
TIẾT 82
Hình thức tổ chức Nội dung
B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học...
- Phương pháp: dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; quan sát và phân tích ngôn ngữ, ...
* HĐ nhóm (bàn)- KT động não, máy chiếu
- Chiếu câu hỏi
1.Ai đã ngăn cấm bọn trẻ chơi với nhau?
2.Tìm chi tiết thể hiện lời nói, hành động của người đó? Nhận xét về người đó?
3.Vậy nguyên nhân nào đã chia rẽ những đứa trẻ?
- HS trả lời, một nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, các nhóm tự đánh giá.
* HĐ cả lớp
? Qua đây, hình ảnh bọn trẻ hiện lên như thế nào ?
- Giảng, liên hệ những cổ tục trong đoạn trích Trong lòng mẹ
* HĐ cá nhân, máy chiếu
- GV chiếu câu hỏi:
1. Tìm chi tiết cho thấy bọn trẻ vẫn tiếp tục chơi với nhau?
2. Nhận xét gì về cách liên lạc của bọn trẻ?
- HS, GV nhận xét, đánh giá
* HĐ cả lớp- KT đặt câu hỏi
? Nếu em cũng là một trong những đứa trẻ này thì em sẽ làm gì để tình bạn được tiếp tục?
? Bọn trẻ có thể tự do chơi với nhau thì người lớn cần phải làm gì?
? Tìm những chi tiết cổ tích được lồng trong truyện?
? Ý nghĩa của những chi tiết này?
? Qua đó, cảm nhận về tình bạn của bọn trẻ?
- GV nhận xét, đánh giá.
Bình
* HĐ cả lớp- KT trình bày 1 phút
? Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích?
- GV chuẩn kiến thức, định hướng kiến thức. 2. Tình bạn bị ngăn cấm
* Người ngăn cấm: ông đại tá- bố của 3 đứa trẻ
- Lời nói: quát nạt hách dịch, thô lỗ
- Hành động: thô bạo, tàn nhẫn
-> Lạnh lùng, vô cảm, hà khắc- đại diện cho tầng lớp quý tộc có quyền thế, địa vị
- Nguyên nhân chia rẽ tình bạn: định kiến XH và sự khác nhau về địa vị xã hội.
* Hình ảnh bọn trẻ: yếu đuối, tội nghiệp, đáng thương
3. Tình bạn vẫn tiếp tục
- Khoét lỗ hàng rào nói chuyện
+ Bọn trẻ: kể về cuộc sống buồn tẻ của chúng
+ A-li- ô-sa: kể những truyện cổ tích, về bà của mình, buồn bã với hoàn cảnh của các bạn
-> Tiếp tục chơi, sẻ chia với nhau song kín đáo và cẩn trọng hơn.
- Tự liên hệ
(+) Chi tiết cổ tích
-> Làm nổi bật sự thiếu thốn tình cảm và khao khát tình yêu thương mãnh liệt của bọn trẻ và tâm địa độc ác của viên đại tá
* Tình bạn vượt qua mọi thử thách: sự cấm đoán tàn bạo, đáng sợ; những định kiến vô lí. Tình bạn bền chặt, thiêng liêng.
III. Tổng kết
Nội dung: Qua đoạn trích Những đứa trẻ, Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
Nghệ thuật:
+ Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tưởng tưởng lại những ấn tượng thời ấu thơ.
+ So sánh chính xác.
+ Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lý nhân vật.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học
- Phương pháp: vấn đáp
* HĐ cá nhân
- Yêu cầu hs trả lời phiếu câu hỏi / sgk
- HS trả lời, trao đổi chéo kết quả với bạn bên cạnh.
- GV chiếu đáp án, HS tự đối chiếu kết quả và đánh giá. 1. Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Thời thơ ấu
1.C
2.B
3.C
4.B
5.A 6.C
7.C
8.B
9.D
10.C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề
* HĐ nhóm
- GV hướng dẫn hs làm ở nhà theo gợi ý trong sgk
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- NL: tự học, công nghệ thông tin
- PP: đọc sáng tạo
- GV hướng dẫn HS làm ở nhà theo gợi ý trong sgk.
TIẾT 83
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
* Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực
- HS thực hiện ý a/sgk-157
- Gọi 1 vài HS nêu ưu, nhược điểm trong bài
- GV đánh giá
* Hoạt động nhóm, KT hợp tác, bảng phụ
- Yêu cầu HS thực hiện ý b
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét
- Chiếu đáp án, HS đánh giá chéo
2.Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
a.
b.
- Câu chủ đề : Tâm trạng của Thu trong ngày ông Sáu trở lại chiến trường đã có sự thay đổi bất ngờ.
+ Nét mặt: Mặt sầm lại, buồn rầu…cái nhìn... nghĩ ngợi..."
+ Lời nói : kêu thét lên "Ba...”. Dặn ông Sáu mua về cho một cây lược
+ Hành động : chạy thót lên, ôm chặt ... hôn cả vết thẹo ... mếu máo ...dùng cả hai chân câu chặt lấy ba nó.
-> Tiếng kêu của tình yêu lớn như dồn chứa tất cả tình yêu thương mà Thu dành cho cha bị kìm nén suốt 8 năm
- NT: ĐT mạnh; nhịp văn nhanh, gấp; miêu tả tâm lí qua nét mặt, hành động, cử chỉ -> Cử chỉ vội vàng, hối hả -> Tình yêu cha bùng dậy mãnh liệt cùng với sự hối hận và hối tiếc.
* Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực
- Yêu cầu HS thực hiện ý c
- Gọi HS đọc, nhận xét
- GV bổ sung, sửa chữa
c.
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn lại kiến thức bài học
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị :
+ Xem lại bài TLV số 3
+ Lập lại dàn bài (chi tiết)
+ Tích cực ôn tập KT cả ba phân môn đã học từ kì I
TIẾT 84
Hình thức tổ chức Nội dung
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
* Hoạt động nhóm, KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu
- HS thực hiện ý a/sgk-157
- HS thảo luận, trình bày, bổ sung
- GV sửa chữa, chuẩn xác như tiết viết bài
- GV-HS đánh giá
- GV trả bài và nhận xét chung 3. Trả bài tập làm văn số 3
a.
- Khái niệm:
+ Các kĩ năng cơ bản trong tạo lập VB;
+ Bố cục bài văn
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự với yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm
+ KN dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả
a. Ưu điểm
- Nhiều em xác định đúng và nêu được tác dụng của yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
- Một số lập dàn ý rõ ràng, dự kiến sử dụng yếu tố nghị luận và yếu tố miêu tả nội tâm hợp lí
- Một số em biết viết đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận: Hương, Quỳnh
- Một số em trình bày đẹp, sạch, diễn đạt khá lưu loát, trôi chảy: Hương, V.Long
b. Khuyết điểm
- Đưa yếu tố nghị luận vào bài văn chưa rõ, chưa hợp lí: nhiều HS
- Lập dàn ý chưa mạch lạc, chưa rõ ràng: Tá, Tú
- Nhiều HS tách đoạn yếu
- Dự kiến sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận còn chưa phù hợp với đề bài, với đối tượng: nhiều HS
- Nhiều HS diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc, thiếu liên kết
- Trình bày ẩu, chữ xấu: N.Đạt, Hoàng, B.Sơn...
* Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS thực hiện ý b, c
- HS đọc bài, tìm lỗi sai
- Gọi 1 số HS trình bày, nêu cách sữa
- GV sửa, nhận xét b.c
TIẾT 85
* Hoạt động cả lớp
- GV nhắc lại những yêu cầu về HT, ND như tiết KT
- Trả bài, nhận xét chung 4. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối kì
a. Ưu điểm
Đa số HS biết làm một bài kiểm tra tổng hợp
- Phần đọc hiểu: . Nêu chính xác tên tác giả, tác phẩm
+ Xác định đúng nghĩa của từ, phương thức chuyển nghĩa
- Đoạn văn: . Hầu hết viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch
+ Một số HS đảm bảo hệ thống ý, lập luận hợp lí, dẫn chứng tiêu biểu
- Bài văn: . Đảm bảo bố cục của bài văn tự sự
+ Đa số các em đã biết viết đúng yêu cầu của đề bài: thay đổi được ngôi kể, nhớ các chi tiết chính
+ Đã biết kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận
+ Một số bài làm có nội dung đầy đủ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát: Hương, V.Long...
b. Khuyết điểm
- Đọc hiểu:
+ Nêu tên các BPTT còn sai, sót, nêu tác dụng chưa đúng: nhiều HS
+ Ý 4 còn sai, sót nội dung nhiều
- Đoạn văn:
+ Một số HS xác định vấn đề NL chưa đúng, sai lạc trọng tâm
+ Sót ý
+ Dẫn chứng chưa tiêu biểu
+ Liên kết thiếu mạch lạc
- Bài văn:
+ Vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận còn mờ nhạt: nhiều HS
+ Dùng từ ngữ xưng hô chưa phù hợp
+ Chia tách đoạn chưa hợp lí
* Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS thực hiện ý b, c,d
- HS thực hiện yêu cầu
- Gọi 1 số HS trình bày, nêu cách sữa
- GV sửa, nhận xét
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Xem lại các bài kiểm tra, bài viết
+ Đọc và sửa sai
- Xem lại chương trình HKI
- Chuẩn bị chương trình HKII
+ Mua SHD
+ Soạn bài 18
- Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................