Giáo án PTNL bài Hoàng Lê nhất thống chí (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Hoàng Lê nhất thống chí (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Hoàng Lê nhất thống chí (tiết 2)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 5 Tiết 23 ( Tiếp) HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ mười bốn) ( NGÔ GIA VĂN PHÁI) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ. + Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. + Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quan Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. 2. Kỹ năng: + Quan sát các sự việc được kể trongt đoạn trích trên bản đồ. + Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén,cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. + Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan. 3. Đánh giá năng lực: + Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực 4. Thái độ: + Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cư¬ờng của cha ông. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: Tham khảo các tư liệu-> soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập. Tranh ảnh về hình tượng QTrung, Lược đồ trận “QT đại phá quân Thanh” lịch sử 7. * Học sinh: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt nội dung chính của văn bản. Chuẩn bị theo các câu hỏi SGK. Tìm hiểu lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + Đàm thoại, giảng bình, phân tích, so sánh, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề + Đặt câu hỏi, trình bày một phút, kĩ thuật động não, đọc hợp tác.v.v.. D.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - GV: Qua phần 1, em thấy Quang Trung là người như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ? * Yêu cầu: + Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén khi lựa chọn thời cơ, hành động quyết đoán, mạnh mẽ, tầm nhìn xa trông rộng, ý chí quyết thắng. + Lên ngôi vua => lấy lòng dân,tránh sự nghi ngờ của vua Lê. + Nhận định vế mối tương quan giữa ta & địch. + Ra bài dụ để lấy lòng quân sĩ. + Nhận định về thời gian xuất quân. + Cách dùng quân, tướng. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: GV dẫn dắt: Theo quan niệm của một số nước phương Đông, trong đó có VN và TQ, Tết đến xuân về là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ. Mọi người sẽ tạm gác tất cả công việc để nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả, thậm chí nhiều người kiêng việc vào ngày tết vì sợ cả năm sẽ phải làm lụng vất vả. Thế mà vua Quang Trung- Nguyễn Huệ đã chọn ngày Tết để tiêu diệt quân Thanh. Sự khác thường, bất ngờ này đã mang lại điều gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Giáo viên: Gọi học sinh đọc& chú ý đoạn 2 ? Em hãy tóm tắt 2 trận đánh Phú Xuyên và Hạ hồi? + Vừa thấy bóng quân Tây Sơn... bỏ chạy... bắt sống được hết. + Trận Hạ Hồi: Bí mật vây kín làng, bắc loa truyền gọi khiến cho quân địch trong đồn sợ hãi xin hàng. ? Em hãy thuật lại trận đánh Ngọc Hồi? ( trên bản đồ) + Truyền lấy 60 tám ván ... + Vua Quang Trung oai phong cưỡi voi... + Quân Thanh bỏ chạy toán loạn ... * Giáo viên: Ngày mùng 5 tết Quang Trung ngồi trên bành voi mặc áo bào đỏ đã sạm vì thuốc súng dẫn đầu đoàn tượng binh vào Thăng Long thật oai phong lẫm liệt hiếm có trong lịch sử. ? Có gì đặc biệt trong cách đánh của Quang trung trong hai trận đánh này? + Bắt sống hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo ra thế bất ngờ, vây kín làng Hà Hồi, công phá Nhồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che dàn trận tiến đánh. -> Thần tốc, bí mật, bất ngờ, đảm bảo thắng lợi mà không thương vong. ? Theo dõi phần tiến công thần tốc của vua Quang Trung từ Phú Xuân ra Thăng Long tiêu diệt quân Thanh em có suy nghĩ gì? * Giáo viên: Có sách kể rằng Quang Trung đã sử dụng biện pháp cáng võng khi hành quân. Để tranh thủ thời gian cứ 2 người khiêng thì 1 người được nằm võng nghỉ, thay phiên nhau đi suốt ngày đêm không nghỉ, vừa đi vừa đánh giặc khiến cho quân giặc bất ngờ, không kịp trở tay. ? Đọc những câu văn miêu tả cảnh vua Quang Trung ra trận. Tác giả chủ yếu dùng kiểu câu nào? Nhận xét về hình ảnh này? (câu kể) * Giáo viên bình: Trong trận Ngọc Hồi, giữa cảnh "khói tỏa mù trời", "cách gang tấc không thấy gì" nổi bật lên hình ảnh nhà vua "cưỡi voi đi đốc thúc", có cuốn sách sử đã ghi khi vào đến Thăng Long, tấm áo màu đỏ của nhà vua đã sạm đen vì khói súng => Hình ảnh đẹp, xông pha trận tiền làm nức lòng quân sĩ, tạo niềm tin quyết chiến, quyết thắng, đồng thời khiến kẻ thù kinh hồn, bạt vía => đại bại nhanh chóng. ? Qua toàn bộ đoạn trích em cảm nhận đ¬ược điều gì về ngư¬ời anh hùng Nguyễn Huệ ? ? Tại sao nhóm tác giả vốn là những người cựu thần nhà Lê, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê lại xây dựng hình ảnh Quang Trung đẹp như vậy? ( Học sinh thảo luận nhóm bàn- 3phút: sử dụng kĩ năng tự tin, lắng nghe tích cực, giao tiếp) + Đó là sự thật lịch sử mà tác giả đã được chứng kiến trực tiếp, là người trí thức có lương tâm, là người có tâm huyết, tài năng nên các ông không thể không tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc + Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa Trịnh – Lê. Được thấy cảnh hèn hạ của vua Lê "cõng rắn cắn gà nhà" và chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. * Giáo viên: Tại sao quân Thanh lại thất bại thảm hại & nhanh chóng đến như vậy? số phận của bọn vua tôi nhà Lê ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu hình ảnh đội quân cướp nước, bán nước này. ? Mục đích sang An Nam của Tôn sĩ Nghị là gì? + Biến An Nam thành quận, huyện của nhà Thanh ? Khi kéo quân vào Thăng Long, lấy được thành dễ dàng Tôn Sĩ Nghị có thái độ ra sao? ? Khi Tây Sơn đang kéo quân tiến đánh thì cuộc sống của tướng sĩ nhà Thanh như thế nào? + Yến tiệc vui chơi ? Sự thảm bại của quân t¬ướng nhà Thanh đ¬ược tác giả miêu tả như¬ thế nào? + ? Quân tướng nhà Thanh có thái độ n.t. nào khi Tây Sơn đánh đến nơi? + Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, ng¬ười không kịp mặc áo giáp…chuồn trư¬ớc qua cầu phao. + Quân: ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin hàng, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết...bỏ chạy, tranh nhau qua cầu rơi xuống sông chết… ? Số phận của chúng như thế nào? Vì sao chúng lại bị thát bại thảm hại như vậy? ( Học sinh thảo luận nhóm- 3 phút- nhóm bàn) - Do: + Chủ quan, khinh địch, kiêu căng + Chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa + Quân Tay Sơn quá hùng mạnh ? Cảnh thua chạy của quân Thanh có gì giống với cảnh thua chạy của quân Minh đầu thế kỉ 15? + Ninh Kiều máu chảy thành sông... * Giáo viên: đọc cho học sinh nghe bài thơ “ Đề đền Sầm Nghi Đống”- Hồ Xuân Hương -> Hình ảnh tên tướng bất tài, vô dụng & 1 đoạn trích trong “ Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi-> những chiến công vang dội của nghĩa quân Tây Sơn. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại đó? + Chủ quan, chiến đấu vì mục đích phi nghĩa, quân Tây Sơn mạnh lại có vua tài, tướng giỏi, quân đoàn kết... ? Việc Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh chứng tỏ đây là 1 vị vua như thế nào? + Vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược "cõng rắn cắn gà nhà", rước voi rầy mả tổ, mất tư cách của bậc quân vương ? Vua tôi Lê Chiêu Thống đã có hành động gì khi nghe tin quân Tây Sơn tiến đến nơi? + Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “ đ¬ưa Thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cư¬ớp thuyền dân,…mấy ngày không ăn. + Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi nhìn nhau than thở, oán giận chảy nư¬ớc mắt. ? Em có đánh giá gì về bọn vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống? ? Kết cục của vua tôi nhà Lê được m.tả ra sao? + Chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin không còn tư cách của bậc quân vương: chạy bán sống, bán chết mấy ngày đêm không ăn không nghỉ, sống lưu vong * Giáo viên: Khi Lê Chiêu Thống chạy sang tầu phải cạo đầu, tết tốc, ăn mặc giống như người Mãn. Cuối cùng phải gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. ? So sánh 2 đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống? + Vua tôi nhà Lê: M.tả tỉ mỉ (Thảo luận nhóm bàn- 3 phút) - Giống: Đều tả thực với nhiều chi tiết cụ thể - Khác nhau về âm hưởng + Cuộc tháo chạy của quân t¬ướng nhà Thanh đư¬ợc miêu tả khách quan trong đó ẩn chứa sự hả hê, sung s¬ướng của người thắng trận + Miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi nhà Lê mang cảm hứng chủ quan, ngậm ngùi, mủi lòng trư¬ớc sự sụp đổ của vư¬ơng triều mà họ từng thờ phụng, ngậm ngùi chua xót. Vì tác giả là những cựu thần của nhà Lê, chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê, mủi lòng trước sự sụp đổ của 1 vương triều. Nhưng không thể không phủ nhận sự hèn nhát, phản bội của vua tôi nhà Lê cũng như công nhận những chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung- niềm tự hào lớn của cả dân tộc ? Hồi thứ 14 mang lại cho em những hiểu biết gì ? + Là bức tranh sinh động về người anh hùng Nguyễn Huệ vị vua văn võ song toàn. Đồng thời, cũng thấy được tình cảnh thất bại ê chề, khốn đốn, nhục nhã của bọn vua quan bán nước ? Văn bản " Hoàng Lê nhất thống chí có ý nghĩa lịch sử như thế nào? ? Nêu nghệ thuật cơ bản tác giả sử dụng để làm nổi bật chủ đề? + ? Em có nhận xét gì về cách kể, cách giới thiệu nhân vật, ngôn ngữ của tác giả? + Kể, tả chân thực thể hiện rất rõ cảm xúc. ? Tại sao lại có thể coi “ Hoàng lê nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử ? + Liên quan đến sự thật lịch sử + Sự thật lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết + Các nhân vật lịch sử nổi lên trong tác phẩm như là những hình tượng văn học sinh động + Số phận của những kẻ cướp nước& bán nước? * Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh: + Đánh táo bạo và quyết liệt, thắng giòn giã, kẻ thù không kháng cự được. * Hình tượng vua Quang Trung trong chiến trận: + Tài tổ chức của người cầm quân. + Tiên đoán chính xác + Kì tài trong việc dùng binh: Vừa vạch ra phương lược, vừa trực tiếp chỉ huy một mũi tấn công, xông pha tên đạn. -> Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận. => Người anh hùng QT quả cảm, có tài cầm quân & dụng binh như thần, là người tổ chức & là linh hồn của cuộc khởi nghiã với những chiến công vang dội. b.Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước: * Quân Thanh: - Tôn Sĩ Nghị: + Chủ quan, kiêu căng, tự mãn + Khi thua trận thì sợ hãi bỏ chạy trước -> Là 1 tên tướng bất tài, hèn nhát - Quân: hoảng loạn, tan tác, thất bại thảm hại -> Đội quân bất tài, vô tổ chức => Thất bại nhục nhã và thảm hại. * Số phận của vua tôi Lê Chiêu Thống: + “Cõng rắn cắn gà nhà” -> Là bọn đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược, mù quáng, từ bỏ dân tộc, phản dân hại nước. 4. Tổng kết: a. Nội dung- ý nghĩa : *ND : Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ: văn võ song toàn với chiến công đại phá 20 vạn quân Thanh. Tình cảnh thất bại ê chề, nhục nhã của bọn vua quan bán nước, cướp nước. * Ý nghĩa của văn bản: + Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu ( 1789) b. Nghệ thuật: + Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử + Khắc họa các nhân vật lịch sử. + Ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động. + Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả. c. Ghi nhớ (SGK-7 ) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: - GV đăt câu hỏi: Tự đánh giá, em thấy mình đã nắm được các đơn vị kiến thức ? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: - GV đăt câu hỏi: Khái quát bằng hệ thống bản đồ tư duy nội dung văn bản Hoàng Lê Nhất thống trí (nhóm lớn) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: - GV đặt câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả chiến công thần tốc của vua Quang Trung? Tìm hiểu thêm về lễ hội Gò Đống Đa? 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học bài, nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích. + Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. + Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. + Chuẩn bị: "Sự phát triển của từ vựng." ( Tiếp theo) ( Tham khảo các tư liệu, tra Từ điển, chuẩn bị các bài tập SGK...)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Hoàng Lê nhất thống chí (tiết 2) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Hoàng Lê nhất thống chí (tiết 2), giáo án hay bài Hoàng Lê nhất thống chí (tiết 2), giáo án chi tiét bài Hoàng Lê nhất thống chí (tiết 2)

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác