Giáo án PTNL bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Tuần 26

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 122

TLV: LUYỆN TẬP LÀM  BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

& VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

( Ở NHÀ)

 

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

+ Cho đề để học sinh viết bài văn nghị luận số 6 ở nhà ( nghị luận văn học )

  1. Kỹ năng:

+ Xác định các bước làm bài, viết bài  nghị  luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.

  1. Thái độ:

+ Nhận xét, đánh giá đúng đắn về các tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  1. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Đọc SGK, tư liệu tham khảo soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ

* Học sinh: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

         + Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu yêu cầu, các bước làm bài, bố cục, các luận điểm..

  1. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thảo luận...

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút...

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
  3. 2. Kiểm tra bài cũ:

* GV : Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích). Nêu các yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) ?

* Đáp án:

+  Nghị luận về 1 tác phẩm hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của 1 tác phẩm cụ thể.

* Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc doạn trích)

+ Nội dung: Những nhận xét, đánh giá... về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động... của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm

+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, luận điểm, luận cứ rõ ràng.

  1. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

Ở giờ trước các em đã tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cũng như dàn ý của kiểu bài này. Bài học hôm nay sẽ  tiếp tục giúp các em có  được những kĩ năng  làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đó.   

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* Giáo viên cho học sinh nhắc lại kiến thức nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

+ Đối tượng của dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là những vấn đề về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

+ Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý theo bố cục ba phần rõ ràng, viết bài, sửa bài..

+ KT phần chuẩn bị bài ở nhà cho HS

* GV gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu của đề 

 

* GV đặt câu hỏi:

 

? Đề bài thuộc thể loại gì ?

 

? Hãy nêu nội dung cần nghị luận ?

? Vấn đề cần nghị luận là gì ?

? Phạm vi kiến thức ?

* Học sinh sẽ thảo luận( 7 phút) nhóm trên cơ sở cả dàn ý đã chuẩn bị ở nhà-> dàn ý chung của nhóm => cho đại diện các nhóm trình bày dàn ý-> các nhóm khác nhận xét và bổ sung

* GV đặt câu hỏi:

? Nêu nhiệm vụ của phần mở bài ?

? Nội dung của phần thân bài ?

* GV: Nêu các chi tiết cụ thể, tiêu biểu trong nội dung của tác phẩm.

* Nêu đánh giá về các chi tiết truyện ấy, về nhân vật, hành động…

=> Ý nghĩa của những chi tiết trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* GV đặt câu hỏi:

  Nêu những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu thể  hiện trong đoạn trích ?

+ Khẳng định giá trị nghệ thuật ấy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Phần Kết bài ta phải làm nhiệm vụ gì ?

 

 

* Giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn văn  theo sự phân chia khu vực

+ Nhóm 1 viết Mở bài

+ Nhóm 2  viết Kết bài

+ Nhóm 3 viết về nghệ thuật của truyện( Thân bài)

I. Chun b nhà:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Luyện tập:

 I. Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ?

 II. Yêu cầu:

1. Tìm hiểu đề.

 + Thể loại: Nghị luận về đoạn trích

+ Nội dung: Cảm nhận về đoạn trích “Chiếc lược ngà”: về nội dung và nghệ thuật.

+ Phạm vi kiến thức: Tác phẩm “ Chiếc lược ngà”

2. Lập dàn ý:

 

 

 

a) Mở Bài:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả và những đánh giá sơ bộ về đoạn trích “Chiếc lược ngà”

b) Thân Bài:

+ Triển khai các nhận định về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

(1) Truyện thể hiện tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh thật cảm động.

* Nhân vật ông Sáu

+ Hoàn cảnh khiến ông Sáu phải xa nhà đi kháng chiến và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình.

+ Khi  trở về ông mong được ôm con vào lòng và nghe một tiếng "ba" của con bé => con bé lạng lùng, lảng tránh khiến ông thất vọng, đau khổ, hụt hẫng.

+ Ông càng vỗ về, quan tâm con bé càng đẩy ra, cự tuyệt ông-> đau khổ, buồn tủi vô cùng

+ Hạnh phúc của ông Sáu là khi bé Thu nhận cha-> nhưng giờ phút đó thật ngắn ngủi

+ Tất cả tình yêu thương con ông Sáu dồn hét vào việc làm cây lược ngà để tặng con-> Khi bị thương nặng ông vẫn cố móc túi lấy cây lược trao cho ông Ba với ánh mắt nhờ trao gửi-> Tình cha con thiêng liêng và bất diệt, vượt lên trên cả chiến tranh và cái chết

-> nhiều mất mát, thiệt thòi, chịu đựng, hi sinh...

* Tình yêu cha sâu sắc, mạnh mẽ ở nhân vật bé Thu:

+ Lúc đầu phản ứng quyết liệt, lạnh nhạt, xa lánh, cự tuyệt ông Sáu-> Cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi, yêu ghét rạch ròi

+ Nhưng khi hiểu và nhận ra cha thì lại phải chia tay, tình yêu cha bộc lộ thật lãnh liệt trong giờ phút chia tay...-> tình yêu thương, kính trọng, tự hào về người cha tiếp thêm sức mạnh cho bé Thu

(2)  Nghệ thuật đặc sắc của truyện:

+ Tạo tình huống bất ngờ éo le & bất ngờ: 8 năm ông Sáu về nhà mong đợi được gặp con, ôm con vào lòng, tất cả ngược lại với mong đợi của ông. Khi ông Sáu buồn rầu chia tay con, con bé đã nhận cha, không cho ông Sáu đi nữa

-> hạnh phúc thật bất ngờ nhưng lại ngắn ngủi

+ Trở lại chiến trường ông Sáu sống trong nỗi nhớ thương con, day dứt ân hận vì đã đánh con, dồn yêu thương con vào làm chiếc lược ngà, chưa kịp trao tận tay cho con ông Sáu đã hi sinh.

+ Lựa chọn nhân vật kể chuyện và ngôi kể thích hợp: Ông Ba là nhân vật trong truyện, người kể chuyện-> tính chân thực, thuyết phục cho câu chuyện.

+ Ngôn ngữ giản dị, đậm màu sắc Nam Bộ

+ Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, tự nhiên chân thực qua ngôn ngữ, hành động: ông Sáu, bé Thu

c) Kết Bài: Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm.

* Tập viết các đoạn văn

a, Mở bài- Nhóm 1

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng có lối viết truyện mộc mạc, giản dị, nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ. Truyện  ngắn "Chiếc lược ngà" đã phần nào thể hiện rõ đặc điểm sáng tác đó của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

 

b, Thân bài: Nhóm 3

Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của chuyện là cốt truyện khá chặt chẽ, có những tình huống truyện bất ngờ, hợp lí ( Bé Thu không nhận cha khi ông Sáu về thăm  nhà vì ông có vết thẹo trên má, bé Thu biểu lộ tình cảm thật mãnh liệt với người cha trước lúc chia tay…) Nguyên  nhân dẫn đến những sự việc đó đã được tác giả giải thích một cách giản dị  mà xúc động.

c, Kết bài  - Nhóm 2:

+ Viết về tình cảm cha con cao đẹp và sâu nặng của cha con ông Sáu, song truyện ngắn " Chiếc lược  ngà" đã để lại những nỗi niềm cảm thông với những mất mát của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ tại Việt Nam. Qua đó cũng ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt của cha con ông Sáu.

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (LÀM Ở NHÀ)

 

  1. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

  + Hoàn chỉnh Bài viết Tập làm văn số 6 ( nộp đúng hạn)

+ Soạn bài:   "Nói với con" - Y Phương

          + Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm.

          +Thể thơ, PTBĐ, bố cục, phân tích các hình ảnh thơ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), giáo án hay bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), giáo án chi tiết bài Luyện tập làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác