Giáo án PTNL bài Những ngôi sao xa xôi (tiết 1)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Những ngôi sao xa xôi. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần 31
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 144
Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
( Lê Minh Khuê)
- Mục tiêu bài dạy:
- 1. Kiến thức:
+ Vẻ đẹp và tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
+ Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
- 2. Kỹ năng:
+ Đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi".
+ Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...
- 4. Thái độ:
+ Yêu quí quê hương, tự hào về đất nước, kính trọng vẻ đẹp cũng như tinh thần chiến đấu của các nhân vật trong truyện nói riêng, của dân tộc VN nói chung trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ .
- B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Chân dung tác giả, bài soạn, máy chiếu
* Học sinh: Chuẩn bị theo sách giáo khoa ( Tóm tắt truyện, thể loại, PTBĐ,bố cục, hiện thực chiến tranh, hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái, vẻ đẹp của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Phương Định....).
- C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút...
D.Tiến trình bài dạy:
- 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
- 2. Kiểm tra bài cũ:
* Học sinh 1
* Giáo viên dùng các phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm:
?Chỉ ra các ý nghĩa biểu tượng trong các hình ảnh:
+ Một bông hoa bằng lăng còn sót lại.
+ Tiếng đất lở.
+ Anh con trai la cà vào đám bàn cờ thế.
+ Nhĩ giơ tay ra phía cửa sổ khoát khoát như đang giục giã ai đó.
* Gợi ý trả lời sau khi các nhóm đưa ra đáp án:
+ Một bông hoa bừng lăng còn sót lại, tiếng đất lở-> Gợi sự sống của nhân vật Nhĩ đang ở những ngày cuối cùng.
+ Anh con trai sa vào bàn cờ thế: Gợi những ham muốn, lôi kéo, dụ dỗ trên đường đời mà người ta khó tránh được: Những cái vòng vèo, chùng chình.
+ Nhĩ giơ tay khoát khoát.....-> muốn thức tỉnh con trai đừng bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày=> muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời. Để dứt ra khỏi nó, hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi mà bền vững của cuộc sống
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) | |
- GV đặt câu hỏi: Em đã được học những tác phẩm văn học nào viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? Theo em, phẩm chất và ý chí chiến đấu của họ có điểm gì chung và đáng trân trọng? - HS trả lời Gợi ý: Tác phẩm văn học đã học về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Những điểm chung trong phẩm chất và ý chí chiến đấu của họ: - Giàu lòng yêu nước - Dũng cảm, kiên cường, bất khuất - Lạc quan, , giàu ý chí và có tình đồng chí, đồng đội sâu sắc. - GV dẫn dắt vào bài: Chiến tranh là đề tài được các nhà văn, nhà thơ khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, đó có thể là sự khốc liệt của bom đạn, những mất mát và hi sinh của nhân dân ta… Trong Những ngôi sao xa xôi, nhà văn đã đi sâu, khai phá những nét đẹp trong tâm hồn những người lính, người thanh niên xung phong. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu, | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG BÀI HỌC |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) | |
* Giáo viên giới thiệu chân dung Lê Minh Khuê. ? Trình bày hiểu biết của mình về nhà văn Lê Minh Khuê? + Lê Minh Khuê là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. * Giáo viên bổ sung (SGV Tr 123): Lê Minh Khuê từng là thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ.Những truyện ngắn đầu tay của chị ra đời đầu những năm 70 của thế kỉ XX khi chị còn rất trẻ. Viết về cuộc đời của chính bản thân chị và đồng đội => Chị miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo đặc biệt là tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong. ? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên ? * Giáo viên: Trong trực tiếp sống 4 năm trên tuyến đường. Viết tác phẩm này đã sáng tạo nên những nhân vật qua những con người tôi đã sống cùng trên trọng điểm ở đường 20. Quyết thắng tuyến đường xuất phát từ động Phong Nha đi trong rừng Trường Sơn về phía Tây. Đây là truyện ngắn duy nhất của nhà văn được tuyển chọn và in trong tập “ Nghệ thuật truyện ngắn Thế giới” quy tụ nhiều tác giả từ cổ điển đến hiện đại 2005 của nhà xuất bản Houghton Mifflin Mĩ * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể, lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật. * Giáo viên đọc mẫu => những con gái mắt đen * Học sinh đọc => trong hang Học sinh 2 đọc tiếp -> trên mũ Học sinh 3 đọc -> cố gắng nhé Học sinh 4 đọc vô hình trên đầu. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung phần chú thích: cao điểm, trọng điểm, cao xạ, 12 li 7.... ? Kể tóm tắt nội dung đoạn trích? + Ba nữ thanh niên xung phong làm 1 tổ trinh sát mặt đường tại 1 trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm 2 cô gái còn rát trẻ là Phương Định và Nho còn chị Thao tổ trưởng lớn tuổi hơn 1 chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ạp tới bất cứ lúc nào. Đặc biệt họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom mà công việc của họ diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của 3 cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm những vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng dặc biệt là họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người có cá tính khác nhau. Phương Định nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính: một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ với gia đình và thành phố thân yêu của mình. ở cuối truyện tập trung miêu tả hàng động và tâm trạng của các nhân vật mà chủ yếu là Phương Định trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của 2 người đồng đội. ? Hãy nhận xét về thể loại , phương thức biểu đạt ? ? Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần ? + Đoạn 1: từ đầu đến sao trên mũ: Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ 3 nữ trinh sát mặt đường. + Đoạn 2: Tiếp đến chị Thao bảo: Một lần phá bom Nho bị thương, hai chị em lo lắng, săn sóc. + Đoạn 3 Còn lại: Sau phút hiểm nguy hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá. ? Theo em chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản theo những nội dung nào ? HS đóng vai cô giáo điều khiển + Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong + Diễn biến tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom. ? Truyện ngắn này được kể theo ngôi thứ mấy ? + Chuyện kể theo ngôi thứ nhất nhân vật chính. ? Truyện kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì ? + Vừa phù hợp với nội dung truyện lại vừa tiện cho tác giả biểu hiện nội tâm của nhân vật một cách thuận lợi để tg miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Tuy viết về chiến tranh nhưng vẫn hướng vào tg nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. Tạo được hiệu quả đó, một phần quan trọng nhờ vào cách lựa chọn nhân vật kể chuyện. + Diễn tả một cách tự nhiên và sinh động cảm xúc tâm trạng, ý nghĩa của các cô gái trẻ luôn đối mặt với kẻ thù, hiểm nguy và cái chết mà vẫn hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng giữa chiến trường. * GV yêu cầu HS: Đọc từ đầu đến sao trên mũ ? Nêu nội dung của đoạn văn ? + Cuộc sống của 3 thanh niên xung phong trên cao điểm? ? Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào? ? Ba cô gái sống trên một vị trí như thế nào ? ? Công việc của họ phải làm là gì ? + Họ sống và chiến đấu trên 1 cao điểm, trọng điểm ( Ở trong 1 cái hang dưới chân cao điểm, đường bị đánh lở loét...) - Công việc + Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch (bị bom vùi luôn...) + Sau mỗi trận bom: phải lên ngay trọng điểm để đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu những quả bom chưa nổ, rồi ngay sau đó là nhiệm vụ phá bom. (đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu “thần chết là một tay không thích đùa”...) ? Em có suy nghĩ gì về công việc và hoàn cảnh sống của họ? + Công việc luôn mạo hiểm với cái chết, đòi hỏi họ phải có sự dũng cảm, bình tĩnh, tập chung cao độ. * Giáo viên: Họ ở những nơi tập chung bom đạn, nguy hiểm phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch => luôn đối diện với cái chết, cái chết và sự sống chỉ gần nhau trong gang tấc, xong ở họ sáng ngời lên những phẩm chất tốt đẹp. ? Em hãy tìm những phẩm chất chung của các cô gái thanh niên xung phong ? ? Với công việc như thế đòi hỏi tinh thần làm việc như thế nào ? ? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở một trọng điểm giao thông ? H khá giỏi + Nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt của giặc Mĩ- nơi quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. * GV: Liên hệ môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng trong chiến tranh (Chất độc hoá học....) ? Nhưng trên thực tế các cô gái làm những công việc này như thế nào? + Đây là những công việc diễn ra hàng ngày. ? Tìm những chi tiết thể hiện tinh thần làm việc của họ ? + Phân công phá bom + Nghe hiệu còi để châm ngòi + Nghe còi để tìm chỗ ẩn nấp => Một ngày phá bom 5 lần: có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt, mà chỉ nghĩ liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Vậy ở họ có những điểm chung nào ? ? Dựa vào câu hỏi 2 sgk/121, em hãy cho biết: các cô gái ở đây có nét gì chung để gắn thành một khối. Tìm chi tiết minh hoạ ? ? Trở lại cuộc sống đời thường, khi không phải tiếp xúc với bom đạn, họ là những cô gái như thế nào ? + Hay mơ mộng, dễ vui mà cung dễ trầm tư. * Học sinh quan sát đoạn truyện từ đầu-> trong hang( SGK 113, 114) * Giáo viên: Dù ở trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng ở mỗi người vẫn có những nét cá tính riêng ? Chỉ ra những nét tính cách riêng ở họ. (Hoạt đông nhóm- 3 phút) + Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt ở chiến trường họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình: Nho thích thêu thùa, chị Thao thích chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ mộng và hát. Họ có nhiều mơ ước: Nho bảo sau chiến tranh sẽ làm thợ hàn của một nhà máy thủy điện lớn, thành cầu thủ bóng chuyền; chị Thao muốn làm y sĩ... ? Từ việc tìm hiểu nét cũng như nét riêng của các nhân vật, em có nhận xét gì về cách kể chuyện ? ? Ngôn ngữ kể, các kiểu câu có gì đáng chú ý ? + Giọng bình thản pha chút bướng bỉnh rất tự nhiên. ? Có ý kiến cho rằng: Họ là những cô gái trẻ, cá tính và h/c riêng không giống nhau, nhưng khi đã ở chung chiến trường ta mới nhận thấy hết vẻ đẹp của họ, em có đồng ý không ? + Đồng ý, vì chỉ có trong hoàn cảnh hiểm nguy có thể hi sinh đến tính mạng, song các cô gái vẫn bất chấp hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng ko làm mất đi nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ. Đó là vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và cũng là vẻ đẹp riêng của người phụ nữ trong công cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. ? Qua cách kể trên, em hiểu gì về thế hệ thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ ? ? Truyện được đặt tên là "Những ngôi sao xa xôi". Em hiểu gì về nhan đề của văn bản ? H khá giỏi + Tiêu đề mang ý nghĩa ẩn dụ: Nói về những cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên trong sáng, dũng cảm trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Trong truyện là Phương Định, Thao, Nho. * Giáo viên: Mỗi người có cá tính khác nhau sẽ làm câu chyện sinh động và hấp dẫn hơn. Họ bổ sung sự phong phú, tươi trẻ, hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong có lòng dũng cảm, không quản khó khăn nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ. ? Hình ảnh của họ gợi cho chúng ta nhớ và tự hào về những nữ thanh niên xung phong thời kì đó. Em có biết họ được ghi chung 1 địa chỉ trong bộ phim nổi tiếng. Đó là bộ phim nào ? ? Em biết gì về những cô gái này ? + Bộ phim Ngã Ba Đồng Lộc + 10 cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ tuổi từ 18-24 thuộc tiểu đội 4- đại đội 552, do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng. Cả 10 cô cùng hi sinh vào lúc 16h ngày 24-7-1968( Mậu Thân) * Giáo viên “ Những ngôi sao xa xôi” viết về đề tài chiến tranh, tất nhiên là nói về bom đạn, chiến đấu, hi sinh gian khổ của những giây phút bình yên là nơi trú chân cho những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật làm nên vẻ đẹp của tâm hồn con người, nhất là hình ảnh người phụ nữ trong chiến tranh: yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ, rất dễ vui đùa mà cũng dễ trầm tư, thích cái đẹp và làm đẹp cuộc sống của họ, nhưng thật dũng cảm, gan dạ, anh hùng. * Nhưng không dừng lại ở việc nêu lên những nét đẹp nét đẹp ở các nhân vật mà còn tập trung đi sâu vào việc miêu tả tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom. Để hiểu ....giờ sau tìm hiểu tiếp. | A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: + Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá. + Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn + Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, đặc sắc, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ
2. Tác phẩm: + Viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt.
B. Đọc-Hiểu văn bản: 1. Đọc-hiểu chú thích:
2. Bố cục: + Thể loại: Truyện ngắn + PTBĐC: Tự sự
+ Bố cục: 3 phần
3. Phân tích: a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong:
+ Họ làm việc ở nơi tập trung nhiều bom đạn sự nguy hiểm và ác liệt.
+ Công việc những thanh niên xung phong làm mạo hiểm cận kề với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh.
+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh -> Hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở một trọng điểm giao thông.
* Phẩm chất - Nét chung + Tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc + Lòng dũng cảm không sợ hi sinh. + Tinh thần đồng đội gắn bó + Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, thích làm việc.
- Nét riêng về t/cách + Phương Định: Hồn nhiên, mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm. + Chị Thao: chăm chép bài hát, sợ máu + Nho: ít nói, hồn nhiên, ngây thơ. - Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên. - Ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, thường dùng câu ngắn, câu kể xen câu tả, diễn đạt ngắn có tính chất khẩu ngữ.
-> Thành công trong việc xây dựng nhân vật, sự hồn nhiên, lạc quan của tổ nữ thanh niên xung phong. Đó chính là vẻ đẹp tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. |
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Nắm tác giả, tác phẩm, nội dung bài học
+ Tóm tắt truyện.
+ Soạn tiếp diễn biến tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom...
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9