Giáo án PTNL bài Bắc Sơn (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Bắc Sơn (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Bắc Sơn (tiết 2)

Tuần 35

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 167

V¨n b¶n: BẮC SƠN (Tiếp)

( Trích hồi bốn )

                                              Nguyễn Huy Tưởng

  1. A. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

+ Đặc trưng cơ bản thể loại kịch.

+ Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn sảy ra.

+ Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

  1. Kỹ năng:

+ Đọc- Hiểu một văn bản kịch.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

4 Thái độ:

+ Nhìn nhận đánh giá đúng ý nghĩa của loại hình nghệ thuật này

B.Chuẩn bị:

* Giáo viên: Bài soạn, Tìm  hiểu tác phẩm; chân dung Nguyễn Huy Tưởng

* Học sinh: Tìm hiểu thể loại kịch, tình huống kịch, các câu hỏi sgk, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản

  1. C. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, bình.

+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút, v.v.

  1. Tiến trình bài dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

     ? Trong đoạn trích, tác giả đã tạo dựng một tình huống căng thẳng, đó là tình huống nào ?

* Đáp án: Thái và Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, lúc đó chỉ có Thơm ở nhà, Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự chọn lựa dứt khoát và bằng việc che dấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Mặt khác tình huống ấy cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng mình.

  1. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (2 phút )

  - GV dẫn dắt: Trong tác phẩm Hòn Đất của tác giả Anh Đức đã được chuyển thể thành phim có một nhân vật khiến cho người đọc( người xem) mãi không thể quên, đó là bà Cả Sợi mẹ của tên Xăm bán nước làm Việt gian. Bà mẹ đó đã rất đau lòng khi con trai bà phản bội lại đất nước, nhân dân đang tâm làm tay sai cho giặc giết hại đồng bào. Bao chiến sĩ cách mạng đã vì con trai bà mà ngã xuống. Vì lòng yêu nước, muốn trả thù cho đồng bào mà bà đã phải lừa con trai uống rượu say mà cầm dao giết chết con trai. Phải nói rằng nỗi đau của một người mẹ mất con là quá lớn song còn có nỗi đau lớn hơn là hàng ngày nhìn đứa con ấy phản lại đồng bào. Thật đáng khâm phục và tự hào về một người mẹ giùa lòng yêu nước như thế.

Còn trong kịch Bắc Sơn chúng ta không bắt gặp một nhân vật bà mẹ như thế, song chúng ta cũng thấy một nhân vật có những phẩm chất đáng quý mặc dù chưa thật sự toàn diện. Đó là Thơm- vợ của tên Việt gian bán nước. Cô đã hành động như thế nào khi chứng kiến các chiến sĩ cách mạng trong cơn nguy hiểm, cô trò ta cùng theo dõi  phần còn lại của bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

 

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* GV đặt câu hỏi:

? Qua đoạn trích và phần giới thiệu về vở kịch, em hiểu nhân vật Thơm đang trong hoàn cảnh nhưu thế nào?

* Giáo viên: ( Tóm tắt hoàn cảnh) Thơm người dân tộc Tày là con gái lớn của cụ Phươnglấy Ngọc 1 nho lại trong bộ máy chính quyền địa phương đã quen nhàn hạ, được chồng chiều chuộng, thích sắm sửa ăn diện. Cuộc cách mạnh nổ ra Thơm thờ ơ đứng ngoài. Khi cha và em hi sinh mẹ gần như phát điên. Cô thương xót và dày vò khi dần dần biết được chồng mình là tay sai cho Pháp nhưng cô vẫn mong muốn có một cuộc sống an nhàn.

* GV đặt câu hỏi:

? Cuộc sống hai vợ chồng Thơm diễn ra như thế nào với số tiền Ngọc được thưởng từ bọn Pháp ?

+ Ngọc sẵn sàng và dễ dàng thoả mãn những nhu cầu ăn diện của vợ ( tậu nhà mới, đưa cho Thơm nhiều tiền mua nhẫn, may mặc )

? Theo em, những hình ảnh luôn giày vò, ám ảnh tâm trí Thơm là gì ?

+ Hình ảnh người cha lúc hi sinh, lời trăng trối của ông, khẩu súng trao lại cho thơm, sự hi sinh của em trai, người mẹ gần như hoá điên, bỏ nhà đi lang thang...

? Tìm những chi tiết, lời thoại trong đoạn trích cho biết Thơm đang và ngày càng nghi ngờ chồng mình ?

+ Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật...

? Theo em, tại sao Thơm không thẳng thắn gay gắt phân  tích cho chồng hiểu và khuyên can việc làm của chồng ?

+ Thơm cố níu giữ lấy một chút hi vọng.

+ Thơm không dễ dàng từ bỏ cuộc sống an nhàn hiện tại...

? Để làm nổi bật sự lựa chọn giữa cuộc sống an nhàn hay cuộc sống thực với bản chất trung thực của mình. Tác giả đặt Thơm vào tình huống như thế nào ?

+ Thái, Cửu 2 cán bộ cách mạng bị Pháp lùng bắt chạy vào nhà cô trong lúc chồng cô đang đi lùng bắt các anh có thể trở về bất cứ lúc nào.

? Trước sự xuất hiện đột ngột của 2 người Thơm có thái độ ra sao?

+ Cô ngạc nhiên, nghĩ đến bắt Ngọc

? Từ thái độ ngạc nhiên khi hiểu 2 người đang bị truy lùng, đang sắp bị bắt thì Thơm lại có thái độ như thế nào ?

+ Thơm lo lắng, hốt hoảng, lúng túng.

? Câu nói nào của Thơm thể hiện điều đó ?

+ “Chết rồi… Bây giờ”Và Thơm lại nói “Không đời nào… báo hại hai ông đâu”

? Qua lời nói đó giúp em hiểu gì về thái độ của Thơm lúc này ?

? Nhưng làm thế nào để cứu 2 anh thì nhất thời cô chưa nghĩ ra. Rồi rơi vào tình thế nào Thơm mới nghĩ ra ?

+ Cô hành động ngoan ngoãn, mau lẹ, thân mật như người em gái… có lời dặn kịp thời” “có… lại’'

? Nhận xét gì về hành động này ?

 

* Giáo viên: Hành động này không phải ngẫu nhiên tuỳ hứng mà nó là nguyên nhân xuất phát từ lòng thương yêu kính phục.Thơm nhớ đến những chi tiết về cha, em, gia đình và dần nhận ra bộ mặt của Ngọc.

? Rồi Ngọc đột nhiên về đặt Thơm vào tình huống nguy hiểm hơn. Ngọc về Thơm có hành động lời nói ra sao ?

+ Thơm tự nhiên trò chuyện với chồng lời lẽ của người vợ đẹp, được chồng chiều chuộng.

? Cách trò chuyện tự nhiên ấy thể hiện điều gì ?

+ Thơm đang tìm cách che dấu chồng, đóng kịch để hắn không nghi ngờ.

? Trong lúc trò chuyện, Thơm nhận ra điều gì ở Ngọc ?

+ Nhận ra bộ mặt phản động của y, bộ mặt ham tiền ham quyền lực.

* Giáo viên: Qua đây, Thơm càng thấy việc làm của mình là đúng. Và đến hồi sau cô đã quên nguy hiểm giữa đêm băng rừng đi báo tin cho du kích biết để ngăn chặn hành động phản động và nguy hiểm của Ngọc.

? Qua sự chuyển biến của nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì ?

 

 

 

 

 

 

 

* GV đặt câu hỏi:

? Ở  lớp III Ngọc có hành động gì ?

+ Y ra sức truy lùng những người cách mạng nhất là Thái và Cửu.

? Nhưng trước vợ mình, Ngọc lại có thái độ như thế nào ?

+ Vì thế y ra sức chiều chuộng Thơm.

-> Tìm cách che giấu bộ mặt thật của mình.

? Nhưng qua câu chuyện với Thơm ta thấy bản chất của Ngọc như thế nào ?

* Giáo viên: Tính cách của Ngọc nhất quán nhưng không hề đơn giản. Đã có một thời gian dài y lừa đựơc Thơm. Y khéo che giấu bản chất, suy tính và hành động của mình.

? Qua phần tóm tắt, em biết gì về nhân vật Thái

+ Ông giáo Thái là cán bộ Đảng đến giúp củng cố phong trào .

? Khi chạy nhầm vào nhà Thơm, Cửu có thái độ ra sao ?

+ Định rút súng bắn, nghi ngờ Thơm vì “ vợ việt gian thì cũng là việt gian”.

? Trái với Cửu, tại sao Thái lại tin tưởng Thơm ngay từ đầu ?

+ Nghe giọng nói chân thành của Thơm.

+ Tin tưởng dòng máu cụ Phương

? Nhận xét điểm chung và riêng của hai nhân vật ?

+ Hai nhận vật phụ nhưng cũng để lại ấn tượng đậm nét; hai cán bộ chiến sĩ cách mạng dũng cảm trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm bị kẻ thù lùng bắt vẫn sáng suốt, bình tĩnh, tranh thủ sự chuyển biến, thức tỉnh và giúp đỡ quần chúng nhân dân. nhưng so với Thái - một cán bộ dày dặn kinh nghiệm và tinh tế, Cửu hăng hái. nóng nảy, thiếu chín chắn hơn.

? Nội dung đặc sắc của văn bản ?

? Thành công nghệ thuật của hai lớp kịch này ?

 

 

? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?

 

* GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ Sgk-

 

? Qua lớp kịch em hiểu gì về những con người như Ngọc & Thơm ?

? Thái độ của em đối với các nhân vật trên ?

 

 

b. Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm:

+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa  bị đàn áp.  Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tình huống bất ngờ xảy ra: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Thơm khẳng định dứt khoát nhất định không tiếp tay cho giặc.

 

 

 

+ Thơm có hành động bất ngờ và táo bạo, khôn ngoan không sợ nguy hiểm che dấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình.

-> Thơm từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên luỵ đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Qua sự chuyển biến đột ngột mà có lí của nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định rằng: ngay cả khi cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả những người ở vị trí trung gian như Thơm.

c Các nhân vật khác:

* Nhân vật Ngọc – Việt gian:

 

 

 

 

 

 

+ Từ những tham vọng, ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài đã biến hắn trở thành việt gian.

* Nhân vật Thái và Cửu:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Mỗi người một tính cách nhưng đều là những cán bộ cách mạng yêu nước.

 

 

 

 

 

4. Tổng kết:

a Nội dung:

b Nghệ thuật:

+  Tạo tình huống, xung đột kịch, sáng tạo nên ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật

* Ý nghĩa của văn bản:

+ Văn bản là sự khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa.

c Ghi nhớ: SGK

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

Hãy nối một ô ở cột trái với mội ô ở cột phải cho đúng.

Tác phẩm

Thể loại

Quan Âm Thị Kính

Chính kịch

Tr­ởng giả học làm sang

Bi kịch

Bắc Sơn

Hài kịch

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Thơm

 

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

? Tìm xem kịch Bắc Sơn

 

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Nắm chắc được nội dung tư tưởng vở kịch.

+ Soạn" Tổng kết văn học nước ngoài" ( Kẻ bảng ôn tập, các kiến thức trọng tâm của văn học nước ngoài thể hiện qua các tác phẩm=> tập phân tích một số nhân vật, nội dung trong tác phẩm)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Bắc Sơn (tiết 2) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Bắc Sơn (tiết 2), giáo án hay bài Bắc Sơn (tiết 2), giáo án chi tiết bài Bắc Sơn (tiết 2), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác