Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Khởi ngữ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần 20-
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 93:
Bài: KHỞI NGỮ
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ HS nắm đặc điểm của khởi ngữ.
+ Biết, phân tích công dụng của khởi ngữ.
2. Kỹ năng:
+ Biết nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
+ Đặt câu có khởi ngữ.
3. Đánh giá năng lực:
+ HS có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian.v.v.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong giao tiếp
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Đọc SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập.
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu bài học.
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp, thực hành.
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Thời gian: phút
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...
- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày
- Cách thức tiến hành:
GV cho HS chuẩn bị phần tiểu phẩm ở nhà và trình bày: Cuộc trò chuyện giữa anh TN và ông họa sĩ về công việc với niềm hãnh diện của anh trong đó các câu:
- Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan Xi Păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai Km kia mới một mình hơn cháu.
- Làm khí tượng ở được trên cao thế mới là lí tưởng chứ.
- Đối với cháu thật là đột ngột.
=> GV vào bài: để thể hiện niềm say mê, tự hào, hãnh diện của anh thanh niên khi nói về công việc của mình, nhà văn Nguyễn Thành Long đã sử dụng thành phần câu nào ta tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 15 phút)
-Mục tiêu:
+ Nắm đặc điểm, công dụng của khởi ngữ
+ biết cách sử dụng khởi ngữ
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, thuyết trình, khái quát, nhóm
- Phương tiện: Máy chiếu( chiếu phiếu học tập)
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, nhóm
- Thời gian: 15 phút
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn:
- Thời gian: 3 phút
- Câu hỏi
GV đặt câu hỏi: Xác định chủ ngữ trong các câu chứa các từ in đậm ?
- Đáp án: chiếu slied 1 để HS so sánh
a Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn, còn anh, anh/ không ghìm nổi xúc động C V
b Giàu, tôi / cũng giàu rồi.
C V
(c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta/ có thể tin…đẹp.
C V I Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ
1. Phân tích ngữ liệu: ( SGK- 8)
GV
HS
GV
HS
? Nhận xét vị trí của các từ in đậm ?
+ Vị trí : đứng trước chủ ngữ
? Khi đứng trước chủ ngữ nó có quan hệ như thế nào với chủ ngữ ?
+ Quan hệ trực tiếp với chủ ngữ, gián tiếp với vị ngữ .
GV ? Những từ in đậm có chức năng gì đối với toàn bộ câu ?
a.…Quan hệ trực tiếp với chủ ngữ -> nêu đối tượng được nhắc tới trong câu ( anh ) -> được lặp lại từ
a. b. …Quan hệ gián tiếp với vị ngữ -> nêu đặc điểm của đối tượng ( giàu ) -> được lặp lại từ
b. c. Cụm từ “…”-> quan hệ gián tiếp với vị ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu : “Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ”.
HS + Nêu đối tượng được nhắc tới trong câu (a), đặc điểm của đối tượng (b) hoặc đề tài được nói đến trong câu (c)
GV ? Trước những từ in đậm có hoặc có thể thêm những quan hệ từ nào?
HS + Trước từ in đậm: có từ “còn, về” có thể thêm hoặc thay bằng từ “đối với”.
GV ? Nếu gọi đó là khởi ngữ, hãy chỉ ra đặc điểm của khởi ngữ ?
GV * Giáo viên cho học sinh phân tích các ví dụ trên bảng phụ để rút ra lưu ý b. Khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì:
+ Yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên ở phần câu còn lại (VD: Giàu, tôi cũng đã giàu rồi)
+ Yếu tố khởi ngữ có thể được lặp lại bằng 1 từ thay thế. Chẳng hạn:
( Quyển sách này tôi đọc nó rồi) * Đặc điểm của khởi ngữ.
+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như : về, đối với.
HS * Yếu tố ở khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại. Ví dụ:
Kiện ở huyện, bắt quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
(Nguyễn Công Hoan)
=> Điểm chung của 2 trường hợp quan hệ trực tiếp, gián tiếp là điều có thể thêm các tiếng như về, đối với vào trước khởi ngữ.
GV ? Theo em, khởi ngữ có tác dụng gì ? .
HS * Tác dụng:
+ Nhấn mạnh mạnh 1 bộ phận trong câu, gây chú ý cho người đọc.
+ Giúp liên kết chặt chẽ với các câu văn trong đoạn văn
GV ? Từ một câu cho trước chúng ta có thể biến đổi thành câu có khởi ngữ bằng cách nào?
HS + Lựa chọn thành phần muốn nhấn mạnh đưa lên đầu câu để làm khởi ngữ.
+ Đưa phụ ngữ của động từ, tính từ lên đầu làm khởi ngữ.
+ Nếu chủ ngữ, vị ngữ đưa lên làm khởi ngữ, lặp lại trong câu bằng đại từ hoặc bằng chính nó.
GV ? Sau khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ nào?
+ Quan hệ từ “Thì”
* Giáo viên giới thiệu: Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
* Gọi học sinh đọc ghi nhớ (Sgk-8)
2.Ghi nhớ: ( SGK- 8)
GV * Bài tập nhanh: chiếu slied 1
Hãy xác định thành phần câu cho cụm từ in đậm trong các câu sau ?
HS 1.Tôi đọc quyển sách này rồi.
Bổ ngữ
2. Quyển sách này tôi đọc rồi.
Khởi ngữ
3.Chiếc áo này mẹ tôi mới mua.
Khởi ngữ
4. Mẹ tôi mới mua chiếc ác này.
Bổ ngữ
GV ? Phân biệt sự khác nhau giữa khởi ngữ và bổ ngữ ?
HS + Khởi ngữ là thành phần nêu đề tài được nói đến trong câu.
+ Bổ ngữ là thành phần phụ làm rõ cho một động từ, tính từ
HS * Nhóm bàn:
- Hình thức: phiếu học tập
- Thời gian: 3 phút
- Câu hỏi
Chuyển đổi các câu sau đây thành câu có khởi ngữ.
a. Mỗi cân gạo này giá 3 ngàn đồng.
b. Tôi luôn luôn có sẵn tiền trong nhà.
c. Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội.
* Đáp án:
a. Ba ngàn, giá mỗi cân gạo.
b. Tiền, tôi luôn có sẵn trong nhà.
c. Sống có ích, chúng tôi luôn mong muốn như vậy.
GV 2. Trong trường hợp sau đây khởi ngữ có tác dụng gì?
“ Tôi đi đến đâu người ta cũng thương. Còn nó, nó đi đến đâu người ta cũng ghét tuy không ai nói ra”
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: xác định khởi ngữ trong các văn bản đã học và phần khởi động.
- Phương pháp, kĩ thuật: phát vấn, viết sáng tạo...
- Thời gian: 20 phút II.Luyện tập:
GV Nhóm bàn:
- Thời gian 5 phút
- Hình thức: nhóm bàn( nhóm 1-a,b); nhóm 2: c,d; nhóm 3:d,e
- Câu hỏi: Tìm khởi ngữ Bài 1: Tìm khởi ngữ
HS * Đáp án: HS nhận xét bài các nhóm khác. a. Điều này
b. Đối với chúng mình
c. Một mình
d. Làm khí tượng
e. Đối với cháu
GV ? Chuyển thành phần in đậm thành KN Bài tập số 2:
a.Làm bài (thì) anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu (thì) tôi hiểu rồi nhưng giải (thì) tôi chưa giải được.
Viết đoạn văn với chủ đề "Tự hào là công dân TP Uông Bí" trong đó có sử dụng khởi ngữ. Chỉ rõ khởi ngữ và nêu tác dụng của nó? Bài 3: Viết đoạn văn trong đó có sử dụng khởi ngữ:
GV Gợi ý? Trong bộ quy tắc ứng xử " Tự hào là công dân TP Uông Bí" có những quy định nào dành cho hs? Trò chơi tiếp sức( HS nhắc lại những quy định trong bộ quy tắc ứng xử.
GV ? Hãy tạo khởi ngữ cho chủ đề này khi đưa ra thông điệp?
HS - KN: Lịch sự, chân thành, mến khách, học sinh Uông Bí cần hướng tới!
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn
- Thời gian: ( )
- GV đặt câu hỏi: Thế nào là khởi ngữ ? Nêu tác dụng của thành phần khởi ngữ trong câu ?
+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như : về, đối với.
* Tác dụng:
+ Nhấn mạnh mạnh 1 bộ phận trong câu, gây chú ý cho người đọc.
+ Giúp liên kết chặt chẽ với các câu văn trong đoạn văn.
- GV đặt câu hỏi: Đặt câu có thành phần khởi ngữ
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Thời gian: ( )
- GV đặt câu hỏi: Tìm các văn bản đã học có sử dụng khởi ngữ?
- HS tìm và trả lời.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: chiếu slied 3
+ Tiếp tục hoàn thiện bài luyện tập.
+ Học kĩ ghi nhớ
+ Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học.
+ Chuẩn bị “Phép phân tích và tổng hợp”
( Đặc điểm, tác dụng của phép lập luận: Phân tích và tổng hợp, sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp).