Giáo án PTNL bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết theo PPCT: 19 Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức - Biết và hiểu được thế nào là cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. - Biết và hiểu được thế nào là cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp trong những tình huống giao tiếp cụ thể. - Vận dụng cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.trong hoạt động giao tiếp và quá trình tạo lập văn bản 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,… - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân 4. Thái độ - Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. Các nội dung tích hợp * Giáo dục kĩ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại theo những mục đích giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp * Giáo dục đạo đức: lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước thông qua yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc, qua việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Giáo viên: - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…) * Học sinh: - Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan - Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên C. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC * Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... * Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh: - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: - GV nêu vấn đề: Khi em được cô giáo phân công nhắc các bạn lịch đi học: Có thể truyền đạt thông tin bằng hai cách + Cách 1: Cô giáo nhắc : “ Đúng 14 giờ lớp mình đi học” + Cách 2 : Chiều nay lớp mình đi học vào lúc 14 giờ, Cô giáo nhắc thế Theo em, cách nào truyền đạt nguyên văn lời cô giáo, cách nào chỉ truyền đạt nôi dung chính mà cô giáo muốn nhắc - HS trả lời. Cách 1: truyền đạt nguyên văn lời cô giáo Cách 2 : chỉ truyền đạt nôi dung chính mà cô giáo muốn nhắc GV dẫn dắt: Cách 1 người ta gọi là cách dẫn trực tiếp, cách 2 người ta gọi là cách dẫn gián tiếp Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp, thế nào là cách dẫn gián tiếp bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, trò chơi, KT các mảnh ghép - Thời gian: * GV: Chiếu bảng phụ – ngữ liệu/SGK và yêu cầu HS đọc ngữ liệu -HS Đọc ngữ liệu . a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” ng¬ười là gì?” b) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” * HS thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi: ? Hãy cho biết các từ in đậm trên bảng trong các ngữ liệu a,b thì: 1.Phần in đậm nào là lời nói được phát ra thành lời? Vì sao em xác định như vậy? Phần gạch chân nào là ý nghĩ trong đầu? Vì sao em xác định như vậy? * GV chuẩn kiến thức: - Phần in đậm trong ngữ liệu a là lời nói được phát ra thành lời vì trước nó có từ “nói”. - Phần in đậm trong ngữ liệu b là ý nghĩ trong đầu vì trước nó có từ “nghĩ”. Khi chuyển đổi vị trí hai bộ phận ở (b), ta có: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” – Hoạ sĩ nghĩ thầm. * GV: Phần in đậm trong ngữ liệu a được gọi là dẫn lời nói, ngữ liệu b là dẫn ý nghĩ. ? Từ đó, em hiểu thế nào là dẫn lời nói, dẫn ý nghĩ? - Dẫn lời nói: Là ý nghĩ đã được nói ra (lời nói bên ngoài). - Dẫn ý nghĩ: Là lời nói chưa được nói ra (lời nói bên trong). ? Em có nhận xét gì về nội dung lời nói, ý nghĩ trong các NL đó? - NX: Nội dung các từ in đậm được nhắc lại một cách nguyên vẹn. ? Dấu hiệu hình thức để nhận biết là gì? - Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước nó bằng dấu 2 chấm & dấu ngoặc kép. ? Các dẫn như NL a,b được gọi là cách dẫn trực tiếp. Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp? * GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ. Lưu ý: Ngoài ra lời đối thoại của các nhân vật cũng được xem là lời dẫn trực tiếp Ví dụ: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u Thế nhà ta ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu” (Làng – Kim Lân) I. Cách dẫn trực tiếp: (7’) 1. Phân tích ngữ liệu /sgk: a- Lời nói b- ý nghĩ. -> được dẫn nguyên văn, đặt trong dấu ngoặc kép và đứng sau dấu hai chấm. -> Dẫn trực tiếp. 2.Ghi nhớ: SGK/54 * GV chiếu ngữ liệu và yêu cầu HS đọc NL? a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ. (Nam Cao, Lão Hạc) b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại) - GV đặt câu hỏi: ? Phần in đậm trong VD a, b đâu là lời nói, đâu là ý nghĩ? Vì sao em khẳng định như vậy? - VD a là lời nói. Đây là DN 1 lời khuyên vì trước nó có từ “khuyên” trong lời người dẫn. - VD b là ý nghĩ vì trước nó có từ “hiểu”. ? Các từ đó được dẫn ntn? (Có giữ nguyên lời nói của nhân vật không?) - Các từ được dẫn có sự điều chỉnh. ? Các từ đó được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì? - Dấu hiệu: + VD a: Không có dấu hiệu gì. + VD b: Trước nó có từ “rằng”. ? Có thể thay từ “rằng” bằng từ “là” được không? - Có thể thay “rằng” = “là”. ? Cách dẫn như 2 VD trên gọi là cách dẫn gián tiếp. Vậy em hiểu thế nào là dẫn gián tiếp? - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ? - HS: Đọc ghi nhớ. Lưu ý: Có thể chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp (hoặc ngược lại) cần chú ý điều chỉnh cho thích hợp Ví dụ: Nam nói “Ngày mai tôi đi Hà Nội” Nam nói rằng ngày mai bạn ấy đi Hà Nội. * HS thảo luận nhóm: (2 bàn 1 nhóm- dùng phiếu học tập) - Thời gian: 2 phút - Yêu cầu: Nắm được điểm giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dãn gián tiếp . Biết cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dãn gián tiếp và ngược lại - Phân công: Nhóm 1: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp Nhóm 2+3: Em hãy nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. Lấy ví dụ minh họa - HS thảo luận và trả lời. Gv chuẩn kiến thức SO SÁNH CÁCH DẪN II. Cách dẫn gián tiếp: (8’) 1.Phân tích ngữ liệu /sgk: - Dẫn lời nói, ý nghĩ có sự điều chỉnh không đặt trong ngoặc kép, trước nó có từ “rằng” (“là”). -> Dẫn gián tiếp. 2. Ghi nhớ: SGK/56 Dẫn trực tiếp Dẫn gián tiếp Giống : Đều là dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật - Dẫn nguyên văn. - Đặt trong đấu ngoặc kép. - Thuật lại có điều chỉnh. -Không đặt trong dấu ngoặc kép. *GV: Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: 1/Bỏ dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. 2/chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp theo ngôi thích hợp. * GV đưa thêm ví dụ : -Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói : “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây.” => Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói rằng đây là chỗ con bà ở được. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, kĩ thuật: Trả lời nhanh, làm bài cá nhân - Thời gian: 15’ - GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK: Bài tập 1(54): ? Đọc & nêu YC bài tập? -HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu cá nhân hs làm. Lớp nhận xét, bổ sung. Tìm lời dẫn - Xác định đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. - Xác định cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp. III. Luyện tập Bài 1/trang 56 a. Dẫn ý: dẫn trực tiếp. b. Dẫn ý: dẫn trực tiếp Bài tập 2: Viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến 1 trong 3 ý kiến và trích dẫn theo 2 cách. - Học sinh lên bảng viết - mỗi em trích dẫn theo 1 cách.Các học sinh khác viết ra vở GV Chữa, đưa ra biểu điểm và yêu cầu học sinh chấm chéo a, Có thể viết: - VD a: Dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải…”. + Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta phải… - VD b: Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh H/ả của dân tộc, tinh hoa của thời đại, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị…”. + Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách… đồng chí Phạm Văn Đồng đã khẳng định rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người giản dị… c, Đoạn văn mẫu : * Dẫn trực tiếp: Trong tác phẩm “Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, giáo sư Đặng Thai Mai đã nói: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” c. Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. TV giúp chúng ta diễn tả đầy đủ và sâu sắc những tư tưởng, tình cảm của mình. Mỗi một người VN chúng ta không ai không thấy được sự giàu đẹp, trong sáng trong tiếng nói của dân tộc mình. Nó luôn chứa đựng những giá trị, bản sắc tinh hoa của dân tộc qua hàng ngàn năm văn hiến. Ngày nay, TV vẫn luôn phát triển theo sự phát triển của lịch sử dân tộc để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của thời đại...Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của TV, giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã: “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.” Chúng ta tự hào về TV thì phải biết giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của nó, phải biết phát huy nó theo một tầm cao mới của thời đại. * Dẫn gián tiếp: Trong tác phẩm “Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, giáo sư¬ Đặng Thai Mai đã nói rằng ngư¬ời Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Bài 2/trang 56 a: Dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải…”. + Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta phải… - GV: Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 3? Thảo luận theo nhóm bàn G Gợi ý: Đọc tìm lời Vũ Nương, NX đó là cách dẫn nào, sau đó chuyển. Cách dẫn gián tiếp * Dẫn trực tiếp: Hôm sau Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng m¬ời hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đ¬ưa Phan ra khỏi nư¬ớc. Vũ N¬ương nhân đó cũng đ¬ưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn: - Nhờ nói hộ với chàng Trư¬ơng, nếu còn nhớ chút tình x¬ưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống n¬ước, tôi sẽ trở về. (Nguyễn Dữ, Chuyện ng¬ười con gái Nam Xư¬ơng) * Dẫn gián tiếp: Hôm sau Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng m¬ười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đ¬ưa Phan ra khỏi nư¬ớc. Vũ N¬ương nhân đó cũng đ¬ưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Tr¬ương rằng nếu còn nhớ chút tình x¬a nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống n¬ước, Vũ N¬ương sẽ trở về. Bài 3/56 * HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học và luyện tập để tìm tòi trong thực tế những trường hợp sử dụng đúng và chưa đúng kiến thức dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp - Phương pháp: tìm đọc trên sách, báo, mạng, trao đổi,… - Thời gian: 5’ - GV yêu cầu HS: - Phân biệt cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. - Phân biệt cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp - Cách thức tiến hành: Giao bài về nhà Tìm 2 đoạn văn có lời dẫn trực tiếp => lời dẫn gián tiếp. 4. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau(3’) * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc ghi nhớ. -Hoàn chỉnh các bài stập. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: - Đọc, trả lời câu hỏi bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự + Ôn lại thế nào là tóm tắt văn bản tự sự .(lớp 8) + Cách tóm tắt văn bản tự sự ( Trả lời câu hỏi SGK.) + Tóm tắt các văn bản đã học và sẽ học trong chương trình Ngữ văn 9.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, giáo án hay bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, giáo án chi tiét bài CCách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác