Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Học sinh tự đọc thêm
Văn bản: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
( Trích- Vũ Khoan)
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Hiểu tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
+ Nắm hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
+ Biết cách vận dụng kiến thức kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Phân tích những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương .
2. Kỹ năng:
+ Đọc- Hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
+ Biết cách trình bày những suy nghĩ, nhận xet, đánh giá về một vấn đề xã hội.
+ Rèn luyện thêm cách viết cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
+ Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của đ/ phương.
+ Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
+ Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính XH nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Đánh giá năng lực:
+ Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.
+ Làm chủ bản thân: tự xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân khi bước vào thế kỉ mới
+ Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và suy nghĩ cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam và hành trang thanh niên Việt Nam cần cuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tốt cùng đất nước vững chắc bước vào thế kỉ mới.
+ Bồi dưỡng thái độ đúng đắn khi đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn.
* Học sinh:
+ Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm.
+ Bố cục, hệ thống luận điểm, phân tích nội dung của văn bản.
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, học theo nhóm: trao đổi, phân tích nhóm về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, của bản thân, xác định những yêu cầu của bối cảnh lịch sử ...
+ Thảo luận lớp về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam nói chung, của lớp thanh niên hiện nay, những hành trang cần được chuân rbij để bước vào thế kỉ mới.
+ Trình bày một phút: suy nghĩ về việc chuẩn bị hành trang cho bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV đặt câu hỏi: Tại sao lại nói văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng? Nêu sức mạnh kì diệu của văn nghệ ?
* Đáp án:
* Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng
+ Tư tưởng nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và thấm vào tất cả trong cuộc sống.
+ Làm người đọc rung động và khơi gợi những vấn đề phải suy nghĩ
+ Văn nghệ là nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, cho ta những rung động,
cảm xúc, tư tưởng.
* Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người... => Giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
- Gv đặt câu hỏi: Theo em, học sinh lớp 9 cần chuẩn bị những hành trang gì để bước vào trường trung học phổ thông ?
- HS tự bộc lộ
Gợi ý: Hành trang về kiến thức : học sinh lớp 9 cần nắm vững kiến thức của chương trình trung học cơ sở để có một nền tảng chắc chắn cho việc tiếp thu những kiến thức nâng cao hơn ở chương trình trung học phổ thông sau này.
Trang bị những phương pháp học tập phù hợp với chương trình học có cường độ cao và kiến thức nặng hơn so với những năm học cơ sở.
Hành trang về tâm lí : Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng thích nghi với môi trường mới, với những người bạn mới, thầy cô mới và phương pháp học tập mới,…
- GV dẫn dắt:
Trước mỗi sự kiện, dấu mốc lớn, chúng ta thường phải trang bị cho bản thân mình những thứ cần thiết. Cách đây 20 năm, khi thế giới nói chung và đất nước nói riêng chuẩn bị bước sang thế kỉ mới, đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã viết bài CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI, cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
GV đặt câu hỏi: Hãy nêu vài nét về tác giả. Vũ Khoan?
+ Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.
? Nêu vài nét về tác phẩm?
+ Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng và được in trong tập "Một góc nhìn của trí thức" Vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết.
? Theo em văn bản nên đọc với giọng điệu như thế nào?
+ Đọc rõ ràng, chính xác, khúc triết giàu tính triết lí của tác giả.
? Em hiểu hành trang là gì ? Trong bài viết này hành trang được dùng với nghĩa như thế nào ?
? Theo em văn bản thuộc thể loại nào?
+ Thuộc thể loại văn nghị luận.
GV đặt câu hỏi: Xác định bố cục của văn bản?
- Mở bài: nêu vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ( câu đầu tiên)
- Thân bài: giải quyết vấn đề ( tiếp đến hội nhập): Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Kết bài: Kết thúc vấn đề: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam-> Nhiệm vụ của thế hệ trẻ:
? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản ?
+ Chặt chẽ, rõ ràng
? Văn bản đề cập đến vấn đề cơ bản nào ?
+ Vấn đề: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.
? Em hãy chỉ ra luận điểm cơ bản của văn bản này ?
+ Luận điểm: “Lớp trẻ Việt Nam…Nền kinh tế mới”.
? Để làm rõ luận điểm trê, tác giả đã làm gì?
+ Tác giả đã lập luận chặt chẽ bằng hệ thống các luận cứ và luận chứng.
? Giọng điệu của tác giả ra sao khi tác giả tiến hành lập luận làm sáng tỏ luận điểm ?
+ Giọng điệu: trầm tĩnh, khách quan nhưng không xa cách, nói một vấn đề hệ trọng nhưng không cao giọng thuyết giáo mà gần gũi, giản dị.
* Giáo viên chú ý học sinh đoạn văn từ đầu ->
? Đề cập hành trang chuẩn bị bước vào thế kỉ mới, đầu tiên tác giả đưa ra yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao?
+ Vì lao động của con người luôn là động lực của mọi nền kinh tế.
? Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người được thể hiện như thế nào ?
+ Từ khi xã hội bắt đầu hình thành đến bây giờ con người luôn là nhân tố chính, xã hội phát triển con người càng phát triển nổi trội .
? Vấn đề mà tác giả đang quan tâm có cần thiết không ? Vì sao ?
+ Cần thiết vì đây là thời gian chúng ta hoà nhập với kinh tế thế giới=> đưa nền kinh tế nước ta tiến lên hiện đại, bền vững. Vấn đề có ý nghĩa thời sự mà còn ý nghĩa thiết thực lâu dài đối với quá trình đi lên của đất nước. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu là điều kiện cần thiết để phát triển đi lên, không bị tụt hậu.
? Qua đây em hiểu gì về tác giả?
+ Có tầm nhìn xa, trông rộng.
+ Là người lo lắng cho tiền đồ của đất nước.
* GV phân công HS làm việc theo nhóm:
- Thời gian: 3 phút
- Câu hỏi:
? Hãy tìm các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm 1?
? Em có nhận xét gì về luận cứ mở đầu này ?
* Đáp án:
+ Luận cứ chọn lọc: Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử
=> làm nổi bật con người là quan trọng nhất)
+ Luận cứ này mở đầu cho hệ thống luận cứ toàn bài.
? Bối cảnh của thế giới hiện nay được trình bày như thế nào ?
+ Là thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao hoà hội nhập ngày càng sau rộng giữa các nền kinh tế.
? Em hiểu thế nào là huyền thoại, giao thoa, hội nhập ?
( học sinh dựa vào chú thích để trả lời)
* Giáo viên lấy dẫn chứng và phân tích thêm
+ Tác giả đã chỉ ra khi khoa học công nghệ phát triển nhanh sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng. Bối cảnh thế giới hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá và không quốc gia nào có thể đứng ngoài. Châu Âu đã tiến tới có đồng tiền chung châu Âu, Việt Nam đang trong giai đoạn cuối cùng của tiến trình 10 năm đàm phán gia nhập WTO ( tổ chức thương mại thế giới gồm khoảng150 nước tham gia Việt Nam đựôc công nhân là thành viên chính thức 7/01/07)
GV đặt câu hỏi: Đất nước ta còn phải đồng thời giải quyết những nhiệm vụ nào để giao thoa, hội nhập trong bối cảnh thế giới như thế nào?
? Cách trình bày luận cứ ở phần này có đặc điểm gì?
+ Luật luận từ cái chung đến cái riêng, từ thực tế thế giới đến nhiệm vụ riêng của đất nước
* GV giao HS làm bài tập nhóm:
- Thời gian: 3 phút
- Câu hỏi:
? Vậy theo em hiện nay 3 nhiệm vụ đó Đảng và Nhà nước ta đã giải quyết xong chưa?Hướng giải quyết như thế nào?
* Đáp án:
+ Chưa giải quyết xong mà từng bước đang tháo gỡ và thực hiện đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp cận tri thức. Nước ta phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
? Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, học sinh chúng ta- những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải làm gì ?
( Kĩ thuật trình bày một phút & liên hệ bản thân) A. Giới thiệu chung:
1.Tác giả: ( SGK- 29)
2.Tác phẩm:
+ Viết vào đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ.
B. Đọc-Hiểu văn bản:
1.Đọc-chú thích:
2. Bố cục:
+ Kiểu văn bản: Nghị luận về một vấn đề xã hội (nghị luận giải thích)
+ Bố cục: 3 phần.
3. Phân tích:
a Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
+ Con người là yếu tố quan trọng nhất vì con người luôn là động lực phát triển của lịch sử.
+ Trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
b Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước:
* Thế giới:
+ Khoa học kỹ thuật phát triển như huyền thoại
+ Các nền kinh tế giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng
* Nước ta: Giải quyết 3 nhiệm vụ.
+ Thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
GV đặt câu hỏi :
? Hành trang để bước vào thế kỉ mới là gì ?
? Chúng ta bước vào thế kỉ mới trong bối cảnh thế giới như thế nào ?
? Nhiệm vụ của nước ta thế kỉ XXI là gì?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Nắm tác giả, tác phẩm, hệ thống luận cứ, luận điểm.
+ Chuẩn bị: Tiếp phần còn lại của văn bản và tìm hiểu những vấn đề ở địa phương em có thể viết thành bài văn nghị luận: các tệ nạn xã hội, việc môi trường bị ô nhiễm, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ nhau xây dựng nếp sống văn hóa.v.v...
* Phiếu học tập
Nhóm Điểm mạnh Điểm yếu
1
2
3