Giáo án PTNL bài Các thành phần biệt lập

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Các thành phần biệt lập. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Các thành phần biệt lập
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 21 - Tiết 98 Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán. + Công dụng của các thành phần trên. 2. Kỹ năng: + Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán. + Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán. 3. Thái độ: + Ý thức tạo lập đúng câu có thành phần tình thái, cảm thán khi cần thiết. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: + Đọc tư liệu, soạn giáo án- > máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. * Học sinh: Đọc, tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi, chuẩn bị bảng nhóm C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là khởi ngữ? ? Cho ví dụ và xác định khởi ngữ ? ? Nêu tác dụng của khởi ngữ trong câu vừa đặt? * Đáp án: + Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu + Đặt câu có khởi ngữ đúng + Chỉ ra khởi ngữ và nêu được tác dụng 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( - Gv chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn Nội dung: Xác định thành phần câu trong đoạn văn sau: “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.” ( Làng- Kim Lân) GV dẫn dắt đến bài học: Các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu như CN, VN, bổ ngữ , trạng ngữ…các thành phần câu này nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Giờ học này chúng ta sẽ được tìm hiểu về các thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Chẳng hạn từ “chả nhẽ” trong câu trên là thành phần gì và vai trò của nó ra sao ? giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC -Mục tiêu: HS tìm hiểu về dấu hiệu, tác dụng của các thành phần tình thái, cảm thán - Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, thuyết trình, khái quát, nhóm - Phương tiện: - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút - Thời gian: 15 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GIAÓ VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC * Giáo viên trình chiếu các ví dụ -> Gọi học sinh đọc I. Thành phần tình thái: 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/17 * Giáo viên đặt câu hỏi: Các từ in đậm trong câu thể hiện nhận định của người nói với các sự việc được nói đến trong câu như thế nào ? + Từ “chắc”: thể hiện thái độ tin cậy cao + Từ “có lẽ”: thể hiện thái độ tin cậy thấp ? Nếu không có từ in đậm nói trên thì ý nghĩa sự việc của câu chứa nó có khác đi không ? Vì sao ? + Ý nghĩa không đổi -> nó không nằm trong cấu trúc câu, không trực tiếp nêu sự việc trong câu mà chỉ thể hiện đánh giá đối với người, sự việc được nói đến trong câu. -> thể hiện đánh giá đối với người, sự việc được nói đến trong câu. Nếu gọi thành phần trên là thành phần tình thái. ? Em hiểu thế nào là thành phần tình thái ? + Thể hiện nhận định ( tình cảm, thái độ ) của người nói với sự việc được nói đến trong câu . + Không tham gia vào việc diễn đạt( nòng cốt câu) => Thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu. HS đọc ghi nhớ - GV khắc sâu 2. Ghi nhớ 1: ( SGK- 18) ? Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái hay trong ch¬ương trình Ngữ Văn.? VD: 1- “S¬ương chùng chình qua ngõ Hình như¬ thu đã về” ( “Sang thu”- Hữu Thỉnh) 2- “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch n¬ước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình. (“Phong cách Hồ Chí Minh”- Lê Anh Trà) * HS thảo luận theo nhóm bàn: - Thời gian: 3 phút - Câu hỏi: Thành phần tình thái trong câu chia thành các loại nào? * Đáp án: +Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc đ¬ược nói đến. +Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của ng¬ười nói ( ví dụ theo tôi, ý ông ấy...) + Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với ngư¬ời nghe ( ví dụ à, ạ, nhỉ, nhé... đứng cuối câu) * Giáo viên: Bên cạnh các từ ngữ tham gia làm tình thái còn có các từ ngữ giữ chức vụ là thành phần cảm thán trong câu. Vậy những từ ngữ nào sẽ tham gia vào cấu tạo thành phần cảm thán và thành phần cảm thán giữ chức vụ như thế nào trong câu, cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp. * Giáo viên trình chiếu các ví dụ gọi học sinh đọc các ví dụ ở phần ngữ liệu( II) II. Thành phần cảm thán: 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/18 * Giáo viên: Các từ in đậm có chỉ sự vật hay sự việc không + Ồ, trời ơi: Không chỉ sự vật, sự việc, chỉ thể hiện tâm trạng cảm xúc của người nói * Giáo viên: Nhờ từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc “trời ơi” ? + Nhờ từ ngữ sau tiếng này, những thành phần câu tiếp theo tiếng đó, giải thích cho người nghe biết tại sao người nói lại thốt ra như vậy . + Trời ơi: tâm trạng cảm xúc tiếc rẻ của anh thành niên ( thời gian còn lại quá ít: còn 5 phút ) + Ồ: tâm trạng ngạc nhiên, vui sướng khi nghĩ đến thời gian đã qua: độ ấy vui ? Theo em, những từ ngữ “ồ”, “trời ơi” có thể tách ra thành câu đặc biệt được không ? + Có thể tách ra thành câu cảm thán. ? Nếu gọi đó là thành phần cảm thán, em hiểu thế nào là thành phần cảm thán ? + Thành phần cảm thán không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc được nói đến trong câu; dùng để bộc lộ tâm lí người nói + Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.( biểu lộ tình cảm, tâm trạng của người nói:Vui, buồn, mừng, giận....); có sử dụng những từ ngữ như: Chao ôi, a, ơi, trời ơi,... ? Vị trí của thành phần cảm thán trong câu ? ?Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong ch¬ương trình Ngữ Văn ? - “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” (“Bếp lửa”- Bằng Việt) * GV yêu cầu HS thảo luậ theo nhóm bàn - Thời gian: 3 phút - Câu hỏi: ? Nếu gọi thành biệt tình thái và thành phần cảm thán là thành phần biệt lập thì em hiểu thế nào là thành phần biệt lập ? * Đáp án: + Là thành phần không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. + Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. 2. Ghi nhớ 2 ( SGK-18) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập, các tình huống trong thực tiễn cũng như củng cố lí thuyết đã học. - Phương pháp: thực hành luyện tập, nhóm - Thời gian:15 phút. - Cách thức tiến hành: * Giáo viên trình chiếu bài tập số 1-> Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập1 * Học sinh độc lập suy nghĩ làm bài ( Kĩ thuật động não) III. Luyện tập: Bài tập số 1: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán a. Có lẽ - thành phần tình thái. b. Chao ôi - thành phần cảm thán. c. Hình như -thành phần tình thái. d. Chả nhẽ -thành phần tình thái. * Giáo viên trình chiếu bài tập số 2-> học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập ? Sắp xếp từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy ( hoặc chắc chắn ) * (Kĩ thuật trình bày 1 phút) + Sắp xếp những từ ngữ: chắc là, dư¬ờng như¬, chắc chắn,có lẽ, chắc hẳn, hình như¬, có vẻ như... theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn) Bài tập số 2: Xếp các từ ngữ sau theo trình tự tăng dần độ tin cậy + Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn. * Giáo viên trình chiếu bài tập số 3-> học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập Nhóm lớn - Thời gian: 3 phút - Câu hỏi ? Dùng từ nào chịu trách nhiệm cao nhất ? Tại sao ? * Giáo viên: Cách kể tạo sự bất ngờ đối với sự việc ở phần sau: bé Thu không nhận cha Bài tập số 3: + Từ “chắc” thể hiện thái độ tin cậy cao nhất với sự vật do mình nói ra ( nhưng chưa tuyệt đối ) + Từ “hình như”: trách nhiệm thấp HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau - Hình thức: phiếu học tập Các thành phần biệt lập TP cảm thán TP tình thái Thành phần .... Thành phần .... Khái niệm Dầu hiệu nhận biết VD minh họa * HS thảo luận và trả lời. GV đưa ra đáp án - Các nhóm nhận xét bài nhóm bạn - đánh giá chấm điểm Các thành phần biệt lập TP cảm thán TP tình thái Thành phần .... Thành phần .... Khái niệm Bộc lộ tâm lí của người nói Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Dầu hiệu nhận biết ồ, trời ơi, chao ôi... Có lẽ, dường như, hình như.. VD minh họa Chao ôi bông hoa này đẹp quá! Hình như hôm nay bạn ấy nghỉ học. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) GV nêu yêu cầu: Đọc truyện và gạch chân các thành phần biệt lập có trong truyện cười sau: (in phiếu học tập) NƯỚC MẮM HÂM Một anh nọ có tính sợ vợ vô cùng và ngu hết chỗ nói, bởi thế suốt đời cứ bị ăn hiếp mà không làm sao được. Anh ta biết thế là nhục, mắc cỡ với anh em, song cứ phải cắm cúi phục tùng theo lệnh bà. Một lần, có bạn ở xa tới thăm, anh ta đến năn nỉ với vợ: - Bữa nay tui có khách, vậy mẹ mày để tôi làm chồng một hôm, bao giờ có mặt khách đến thì mẹ mày để cho tôi cự nự la lối gì thì la. Chớ không khách khứa bảo vợ ăn hiếp chồng thì nhục cả. Chị vợ thấy chồng nói thế cũng ưng thuận để đẹp mặt cả đôi và được tiếng với anh em. Anh ta được như ý nên tự tung tự tác quát nạt om sòm, chị vợ không hé răng nửa lời. Bạn bè thấy thế cũng khâm phục. Bữa ăn, mâm cơm được dọn lên một cách ngon lành đầy đủ, tuy thế anh ta vẫn: - Nào, tô canh này sao mẹ nó nấu mặn quá thế này?! - Chao ôi! Món xào gì mà lại thế này?! - Đĩa thịt làm sao mà nấu như vậy?! Thấy chồng chê bai đủ thứ, chị vợ vẫn vui vẻ lễ phép với chồng. Được nước, anh chồng như chim sổ lồng quên cả phận mình, nên lên mặt quá. Ngó đi ngó lại không còn gì để chê được nữa, khi thấy vợ bưng thêm nước mắm lên, anh ta nhận lấy rồi nói: - Này mẹ nó, sao chén nước mắm này không hâm lên? Nghe nói vậy, mọi người bò lăn ra cười. Chị vợ mắc cỡ không nhịn được cái ngốc của chồng mới bước lại túm tóc anh ta tẩn cho một trận. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Hoàn thành bài tập còn lại + Học sinh viết đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức 1 tác phẩm văn nghệ trong đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. + Đọc và chuẩn bị: " Nghị luận về một số sự việc, hiện tượng trong đời sống" (Đọc các bài văn mẫu => tìm hiểu vấn đề cần bàn luận, các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng cần nghị luận trong ngữ liệu đã cho. Tìm hiểu những vấn đề đang nổi cộm ở địa phương, lập thành các dàn ý)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Các thành phần biệt lập 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Các thành phần biệt lập, giáo án hay bài Các thành phần biệt lập, giáo án chi tiét bài Các thành phần biệt lập, giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác