Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Làng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 13 - Tiết 61.
Văn bản: LÀNG
(Kim Lân)
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại
+ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
+ Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kỹ năng:
+ Đọc-hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
3. Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, hợp tác, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Chân dung nhà thơ, tác phẩm, máy chiếu.
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, tình
huống truyện, diễn biến tâm lí nhân vật.
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, đọc hợp tác, khăn phủ bàn, trình bày một phút,.v.v.
D. Tiến trình giờ dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Cảm nhận của em về khổ thơ cuối cùng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”.
* Đáp án:
+ Khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng- Nguyễn Duy thể hiện rõ nhất tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của tác giả.
+ Vầng trăng ở các khổ đầu đã có sự phát triển cao hơn, kết tinh ở hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng "ánh trăng"
+ “ Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, thủy chung, trong sáng
+ Kể chi người vô tình: con người có thể vô tình, có thể lãng quên quá khứ, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
+ “ánh trăng im phăng phắc” - nghệ thuật nhân hoá, trăng chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta.
+ Điều đó đã giúp nhà thơ tự vấn lư¬ơng tâm, tự “giật mình” vì trăng đầy đặn nghĩa tình mà mình lại có lúc quên trăng; giật mình vì trăng bao dung, nhân hậu mà mình là kẻ vô tình; giật mình vì đã có lúc quên bạn bè, quá khứ.
+ Nguyễn Duy đã mượn biểu tượng “ánh trăng” để nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ, phải biết sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
4. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
GV dẫn dắt:
Khi ta ở đất chỉ nơi ta ở
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn ”
Nhà thơ Chế Lan Viên đã nói hộ bao người tình cảm đối với quê hương, đất tổ thiết tha, sâu nặng. Có lúc tình cảm là nỗi nhớ da diết về làng quê, trong những hoàn cảnh đặc biệt, tình yêu & nỗi nhớ quê hương đó lại trở thành máu thịt, danh dự, lòng tự hào của mỗi con người khi xa quê. Ông Hai trong tác phẩm “ Làng” của Kim Lân là một trong số những con người có tình cảm như thế. Cô trò ta cùng tìm hiểu về tình yêu làng của ônh Hai qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Kim Lân? Chiếu ảnh tác giả
* Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn Kim Lân và bổ sung: Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân thường tập trung ở khung cảnh nông thôn & hình tượng người nông dân, thể hiện không khí tiêu điều, ảm đạm của nông hôn Việt Nam & cuộc sống vất vả, lam lũ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ngòi bút Kim Lân đặc biệt hấp dẫn khi viết về những cảnh sinh hoạt phong phú ở thôn quê với những thú chơi lành mạnh như đánh vật, chọi gà, thả chim.v.v. Qua đó hể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng: sống cực nhọc, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau cách mạng tháng Tám ông vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam & gặt hái được những thành công mới ở đề tài sở trường của mình với những tập truyện ngắn: ‘‘ Nên vợ nên chồng (1955) & ‘‘ Con chó xấu xí (1962) Vợ nhặt .v.v.
? Cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn " Làng" ? Chiếu tác phẩm
+ Là tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trong tạp chí văn nghệ năm 1948.
* Giáo viên bổ sung phần ‘‘ Nhà văn nói về tác phẩm”:"Sau ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình tôi tản cư lên Cao Thượng – Nhã Nam ( nay đổi tên thành Tân Yên). Làng tôi có nhiều người buôn bán nên dân làng tản cư lên vùng này rất đông. Lúc đó vào khoảng năm 1947, gia đình tôi & gia đình anh Nguyên Hồng, cùng ở nhờ 1 nhà chủ trong 1 làng nhỏ. Truyện"Làng" được tôi viết ở đây" Ở truyện này hầu hết các chi tiết đều bắt nguồn từ sự thực. Những chi tiết: Tác giả Kim Lân nghe thấy tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, vì tác giả yêu làng, thương làng nên không tin làng mình theo giặc. Nhân vật ông Hai do tác giả xây dựng lên để phản ánh tình yêu nước của những người nông dân & cũng là nói hộ lòng mình. Sau này rất nhiều nhà văn, thơ gọi Kim Lân là ông Hai vì Kim Lân có nhiều nét giống ông Hai quá. Tính hay khoe làng là của bà mẹ anh Nguyên Hồng. Bà muốn nói: "Chẳng qua vì chiến tranh mà tôi phải nhờ cậy bà con ở đây thôi." Nhân vật ông Hai khi nói chuyện với con, chính là những câu anh Nguyên Hồng thường hay hỏi con khi nằm cùng con những trưa hè. Thế nhà con ở đâu? Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thế con ủng hộ ai ?.v.v. rất hợp với khung cảnh & tính cách của ông Hai. Tác giả dù có hư cấu hay xây dựng trên sự thật, tất cả nhân vật trong truyện ngắn làng đều rất sinh động & mang ý nghĩ điển hình.
* Giáo viên hướng dẫn đọc: Chỉ đọc những đoạn chữ in to.
? Học sinh xác định giọng đọc phù hợp?
Giọng chậm, thể hiện cảm xúc, tâm trạng của ông Hai, chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.Chú ý những từ địa phương, lời ăn tiếng nói của người nông dân lao động. Ở đoạn đầu giọng, bất ngờ, ngạc nhiên, xen lẫn tủi hổ, đoạn giữa cay đắng, xót xa, tủi hờn, đoạn cuối ( khi nói chuyện với con) giọng dứt khoát thể hiện suy nghĩ & quyết tâm hành động của ông Hai.
* Giáo viên & học sinh vừa đọc diễn cảm kết hợp với t2 từng đoạn truyện-> nhận xét và sửa lỗi đọc
? Tóm tắt đoạn trích ?
* Xác định các sự việc và nhân vật chính?
+ Ông Hai Thu định ở lại làng cùng du kích chiến đấu giữ làng, nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông phải cùng vợ con rời bỏ làng đi tản cư. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ làng, kể chuyện, khoe làng với người dân trên đó. Bỗng 1 hôm, ông nghe tin cả làng Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian. Ông đau khổ, cả gia đình ông buồn rầu. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính với ông là làng theo kháng chiến. Ông sung sướng khoe nhà ông bị Pháp đốt cháy rụi.
* Giáo viên cho học sinh giải thích 1 số từ khó trong sách giáo khoa.
* Giáo viên giải thích thêm:
+ Gồng: Gánh 1 đầu có hàng ( quang), còn 1 đầu không có gì ( dùng tay chặn lên đòn gánh)
+ Liếp: Phên.
+ Ghét thậm: Ghét lắm
? Hãy nêu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Qua tóm tắt em biết gì về nhân vật chính và chủ đề của chuyện ?
+ Nhân vật chính là ông Hai Thu. Qua câu chuyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - người nông dân phải dời làng đi tản cư trong thời kháng chiến chống Pháp.
? Tác giả đã sử dụng ngôi kể nào ? Tác dụng của cách sử dụng ngôi kể đó ?
+ Ngôi thứ 3 -> Tác dụng đảm bảo tính khách quan của những cái được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần ?
+ Phần 1: Từ đầu -> không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Phần 2: Tâm trạng của ông trong 3, 4 ngày sau đó.
+ Phần 3: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính.
* Giáo viên gợi nhắc đến phần đã bị lược bỏ: Nhà văn Kim Lân đem đến cho người đọc 1 cảm nhận về tình yêu làng ở nhân vật Ông Hai. Đó là tình cảm ở có nhiều người nông dân, nhưng với nhân vật Ông Hai, tình yêu làng có nét riêng biệt thật đáng yêu: đó là tính hay khoe làng. Cũng từ ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, nhà văn đã phát hiện trong tình yêu làng của Ông Hai có sự thay đổi, phát triển tình cảm lớn hơn. Ông Hai rất tự hào về làng. Ông luôn kể về làng với sự say mê, náo nức. Khi kể 2 con mắt ông sáng hẳn ra, mê man giảng giải, kể rành rọt, nói liên miên. Ông khoe làng có nhà ngói san sát, sầm uất, phòng thông tin, chòi phát thanh.v.v.-> Tự hào về phong trào kháng chiến ở làng. Vì hoàn cảnh phải đi tản cư, ông khổ tâm, nhớ làng vô cùng.
? Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào?
+ Nếu chỉ kể những biểu hiện rất yêu làng, yêu nước chung chung thì câu chuyện sẽ rất tẻ nhạt. Nhưng truyện Làng sở dĩ hấp dẫn vì tác giả đã sáng tạo ra được một tình huống truyện gay cấn. Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.
? Cách đặt tình huống trên có gì đáng chú ý ?
+ Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhận vật.
? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào ?
+ ? Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tình yêu làng của Ông Hai ?
+ Tạo nút thắt của câu chuyện gây ra một mâu thuẫn giằng xé, tạo điều kiện để thực hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc-> Phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân.
? Diễn biến tâm lý của ông Hai được tác giả phản ánh qua những thời điểm nào ?
+ Trước, khi và sau khi nghe tin làng mình theo giặc.
? Ở nơi tản cư tình yêu làng của ông được thể hiện qau những chi tiết nào ?
+ Ông nhớ làng, nhớ về phong trào kháng chiến của làng quê, muốn về làng, muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.v.v..
+ Ông thường ra phòng thông tin nghe đọc báo, nghe ngóng tin về làng Chợ Dầu của ông.
? Câu văn nào diễn tả trực tiếp nỗi nhớ làng của ông Hai ?
+ Chao ôi ! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá
? Em có nhận xét gì về tình yêu làng của nhân vật Ông Hai ?
-> Yêu tha thiết & mãnh liệt, tự hào, gắn bó với làng quê.Tình cảm ấy luôn thường trực trong ông. Đó cũng là niềm vui, tự hào của người nông trước thành quả cách mạng của làng quê, tình cảm đó thật đáng trân trọng. A. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Kim Lân (1920-2007)
+ Là cây bút có sở trường về truyện ngắn.
+ Am hiểu, gắn bó với nông thôn và người nông dân-> có những truyện ngắn đặc sắc về đề tài nông thôn.
2. Tác phẩm:
+ " Làng" sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Lần đầu tiên đăng trên báo văn nghệ năm 1948.
B. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc-chú thích:
2. Kết cấu- Bố cục:
+ Thể loại: truyện ngắn
+ PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
+ Bố cục: 3 phần
3. Phân tích:
a Tình huống truyện:
+ Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc-> Tình huống đặc sắc, bất ngờ, gay cấn.
+ Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhận vật thể hiện qua xung đột nội tâm. Tạo điều kiện bộc lộ tình cảm đối với làng, quê hương, đất nước của ông Hai.
b Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai:
* Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
+ Nhớ làng, nhớ phong trào kháng chiến ở làng, muốn về làng.
-> Yêu tha thiết, mãnh liệt, tự hào, gắn bó với làng quê.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp,
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
? Qua phần đọc đoạn trích em nhận thấy ông Hai có tình cảm như thế nào đối với làng Chợ Dầu?
? Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện như thế nào để ông Hai bộc lộ tình yêu làng yêu nước của mình?
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Đọc kĩ đoạn trích, tóm tắt đoạn trích,
+ Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn truyện từ khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin làng được cải chính.