Giáo án vnen bài Phong cách Hồ Chí Minh

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Phong cách Hồ Chí Minh. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Phong cách Hồ Chí Minh
TUẦN 1 (Tiết 1-> 5) Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu: • Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh; nhận xét được về nghệ thuật của văn bản. • Hiểu và biết vận dụng một số phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất) trong giao tiếp. • Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng: • Rèn kĩ năng đọc,tìm hiểu,phân tích văn bản nhật dụng. • Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và về chất trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể, vận dụng 2 phương châm này trong hoạt động giao tiếp. • Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: • Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác. • Có ý thức sử dụng tuân thủ phương châm hội thoại khi giao tiếp. • Giáo dục ý thức học môn tập làm văn. 4. Phẩm chất và năng lực: • Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; kĩ thuật bản đồ tư duy; KT đọc tích cực, KT viết 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. III. NỘI DUNG Tiết 1 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Phương pháp: trực quan; vấn đáp - Năng lực: tự học, giao tiếp * HĐ cá nhân; KT trình bày một phút, máy chiếu - Chiếu, giới thiệu (tích hợp GDANQP) một số hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ? Những hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống, sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Hãy chia sẻ cảm nhận của em với các bạn. -> Giới thiệu bài học mới Ví dụ: Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HCM luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ con người VN.Phong cách sống của bác được thể hiện rất chân thực trong văn bản. Khi tìm hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc đáng khâm phục của Người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; dùng lời có NT - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác * Hoạt động cá nhân - Nêu câu hỏi ? Nêu xuất xứ của văn bản? - HS trả lời, bổ sung, nhận xét - GV nhận xét * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn đọc - Đọc mẫu, y/c hs đọc, nhận xét - Y/c hs đọc thầm chú thích từ khó. * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi ? PTBĐ chính của văn bản là gì? ? Vấn đề nghị luận là gì? ? Xét về tính chất nội dung, VB được xếp vào cụm VB nào? ? Bố cục của văn bản - HS suy nghĩ, trả lời - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Dạy học cả lớp, KT đọc tích cực, máy chiếu - Gv đưa ra câu hỏi. ? Bác Hồ tiếp xúc với văn hóa các nước trong hoàn cảnh nào? ? Điều đó đã tạo cho Người một vốn văn hóa như thế nào? Tìm chi tiết ? Nghĩa là Bác có một vốn tri thức văn hóa như thế nào? - Hs trao đổi, trả lời - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hoạt động cặp , KT động não, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi ? Vì sao Người lại có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ? ? Từ đó, em hiểu gì về Bác? - HS HĐCN, trao đổi, thảo luận - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, HS tự nhận xét, đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Lời văn nào diễn tả cách tiếp nhận văn hóa của Bác? - Giảng về cách tiếp thu ? Em hãy nhận xét cách tiếp thu đó? ? Nhờ thế, Bác đã thu được kết quả gì? ? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, cách lập luận ở phần đầu của VB ? Từ nội dung phân tích trên, em hãy khái quát vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh? * Bình ? Thái độ của tác giả I. Tìm hiểu chung 1. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích từ bài Phong cách Hồ Chí Minh - cái vĩ đại gắn với cái giản dị in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của Lê Anh Trà 2. Đọc, chú thích Chú ý đọc: đọc chậm, nhẹ nhàng, sâu lắng; chú ý những danh từ riêng, từ Hán Việt, 3. Tìm hiểu chung văn bản - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận - Vấn đề nghị luận: Phong cách Hồ Chí Minh - Cụm văn bản nhật dụng - Bố cục: chia làm 2 phần + Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác + Phần 2: Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác 1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh: Hoạt động cách mạng “đầy truân chuyên", đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây - Điều đó giúp: Bác am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc -> Bác có một vốn tri thức văn hóa sâu rộng - Để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy, Bác đã : + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ( Bác nói và viết thạo nhiều thứ tiếng) + Qua công việc, lao động mà học hỏi + Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc -> Bác là người ham học hỏi, có nhu cầu cao trong việc mở rộng tri thức văn hóa. - Cách tiếp thu: + Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán cái tiêu cực + Ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc -> Tiếp thu chủ động, chọn lọc - Bác trở thành một nhân cách rất Việt Nam... rất hiện đại (+) NT: Ngôn ngữ giản dị; kết hợp kể và bình luận => K/q vẻ đẹp HCM: Vốn tri thức văn hóa sâu rộng, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại - Tác giả: ca ngợi, tự hào Tiết 2 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: vấn đáp;trực quan, dùng lời có NT - NL: giao tiếp, hợp tác, thưởng thức VH * HĐ cá nhân, máy chiếu, KT đọc tích cực - GV chiếu câu hỏi ? Tác giả nhắc đến những phương diện nào trong phong cách sinh hoạt, lối sống của Bác? Mỗi phương diện ấy được diễn tả cụ thể qua các chi tiết nào? - HS tìm chi tiết - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. * HĐ cả lớp, máy chiếu ? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả? ? Cách lập luận có gì đáng chú ý? - Giảng ? Từ đó, em có cảm nhận gì về phong cách sinh hoạt của Bác? * Hoạt động cặp, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi ? Lối sống của Bác khiến tác giả liên tưởng tới điều gì? ? Cách viết của tác giả ở đây có gì đặc sắc? Qua đó, em có suy nghĩ gì về lối sống của Bác - HS HĐCN, trao đổi, thảo luận - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi, HS xác định nhiệm vụ ? Tác giả lí giải như thế nào về lối sống giản dị của Bác cũng như các vị danh nho xưa. ? Vậy, em có thêm nhận xét gì về lối sống của Bác. - HS trả lời, nhận xét - GV chuẩn xác * Dạy học cả lớp ? Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả ở phần 2. ? Cảm nhận chung về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. ? Qua đó, tác giả bày tỏ tình cảm, thái độ gì. Bình * HĐ cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu ? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn? ? Qua đó, em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? - Hs trả lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. II. Tìm hiểu văn bản (Tiếp) 2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác - Sinh hoạt, lối sống: + Nơi ở, làm việc đơn sơ: Chiếc nhà sàn... vài phòng +Trang phục giản dị: áo bà ba, áo trấn thủ, dép lốp + Ăn uống đạm bạc: Rau luộc, cá kho, cháo hoa... + Tư trang ít ỏi: va li con - Từ ngữ: Ngôn ngữ giản dị, dân dã; nhiều số từ, lượng từ chỉ số lượng ít ỏi - Cách lập luận: Kết hợp giữa kể và bình luận; dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện; đối lập -> Giản dị, thanh đạm, gần gũi - Liên tưởng tới: + Những nguyên thủ quốc gia khác + Cuộc sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cách viết: Lối viết so sánh, liên tưởng, dùng nhiều từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, dẫn thơ -> Bác gần gũi với các bậc hiền triết xưa, gắn với những thú quê đạm bạc mà thanh tao - Lối sống giản dị của Bác: + "Không phải là cách tự thần thánh hóa, làm cho khác đời, hơn người + Đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên -> Giản dị, đạm bạc mà lại vô cùng thanh cao, sang trọng - Nghệ thuật: + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục bằng những dc xác thực,toàn diện + Kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm, nghị luận; sử dụng NT so sánh, đối lập - Cảm nhận: Một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao - Tình cảm, thái độ: ngợi ca, ngưỡng mộ. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật + Sử dụng ngôn ngữ trang trọng + Kết hợp nghị luận với tự sự và biểu cảm + Lối viết so sánh, liên tưởng; đối lập b. Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: thuyết trình, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS trả lời ý 1.a phần C. ? Theo em, giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? - GV định hướng, hs trả lời, gv nhận xét, đánh giá. * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Hướng dẫn HS viết đoạn văn (mục 1.b phần C.) ? Hãy viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về nếp sống thanh cao và giản dị của Bác Hồ gợi ra từ văn bản. * Yêu cầu: + Hình thức: có câu chủ đề, đảm bảo sự liên kết các câu, ung lượng hợp lí (khoảng nửa trang giấy), dẫn chứng tiêu biểu, xác thực. + Nội dung: nêu được cảm xúc, suy nghĩ về nếp sống thanh cao, giản dị của Bác - Gọi đọc, sửa chữa Bài tập 1 a. Giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. b. Viết đoạn văn Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - NL: hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cặp, KT động não - HS xác định yêu cầu: BT 1/D ? Nêu một số bài học sau khi đọc văn bản Phong cách Hồ Chí Minh. - HS HĐCN, trao đổi, thảo luận - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, HS tự nhận xét, đánh giá - GV tích hợp với cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Bài tập 1 - Bài học rút ra: + Bài học về lối sống giản dị, không xa hoa, phung phí. + Bài học về ý thức gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc khi giao lưu văn hóa với quốc tế, nhất là trong thời đại hội nhập hiện nay. + Rèn lối sống giản dị. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Hướng dẫn HS thực hiện mục 1 ở nhà và chia sẻ cùng các bạn trong lớp. ? Tìm đọc và kể lại 1 – 2 câu chuyện về lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học - Hiểu được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị mục 3, C.2, D.2 + Đọc ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi + Sưu tầm các mẩu chuyện ______________________________________________________________ Ngày soạn: …/…./202... Ngày dạy: …/…/202… Tiết 3 - Bài 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Tiết 3 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Phương pháp: trực quan; vấn đáp - Năng lực: tự học, giao tiếp * HĐ cá nhân; máy chiếu - Chiếu một số ví dụ và câu hỏi 1. Nó đá bóng bằng hai chân. 2. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt. ? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ trong 2 câu trên? Hãy sửa lại cho hợp lí. - HS trả lời, bổ sung, nhận xét - GV định hướng -> Giới thiệu bài Nhận xét: Hai câu trên sử dụng từ ngữ chưa hợp lý. Sửa lại: • Câu 1 bỏ: bằng hai chân • Câu 2 bỏ: bằng đôi mắt B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: vấn đáp ;trực quan, quan sát và phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu - NL: tự học, giao tiếp,hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cặp, KT động não, máy chiếu - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục 3a. (1) Điều mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là gì? (2) Thông tin trong câu trả lời của người nông dân có đáp ứng được mong muốn của nhà triết học không? Vì sao? (3) Từ nội dung câu chuyện, em hãy cho biết: Chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu gì trong giao tiếp? - HS HĐCN, trao đổi, thảo luận - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * HĐ cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - Sử dụng câu hỏi mục b (1) Truyện cười phê phán điều gì? (2) Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết: Nếu không vì đùa vui thì mình nên nói những điều như thế nào khi giao tiếp? - HS trả lời, gv bổ sung, chuẩn kiến thức. - GV chốt: Đó chính là nội dung của phương châm về chất III. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại 1. Phương châm về lượng * Ví dụ (1) Nhà triết học muốn hỏi địa điểm cụ thể (2) Câu trả lời của người nông dân vừa thừa (ở trong xe), vừa thiếu (không nêu tên địa điểm) -> Cần nói có nội dung, lượng tin vừa đủ, không thừa cũng không thiếu. (3) Ghi nhớ: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng). 2. Phương châm về chất * Ví dụ (1) Truyện cười phê phán, chế giễu những kẻ chuyên nói khoác, nói những điều vô lí, không có thực trong cuộc sổng. (2) Khi giao tiếp, phải nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình. Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. * Ghi nhớ - Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: nêu và giải quyết vấn đề; nghiên cứu tình huống; trò chơi - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Sử dụng câu hỏi mục 2 phần C. a. Đọc hai truyện vui dưới đây và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ. Lí giải tại sao: b. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào : ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, hứa hươu hứa vượn. c. Dựa vào những phương châm hội thoại đã được học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như : như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không nhầm, tôi nghe nói, hình như là,… - HS thảo luận, trả lời - Gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hoạt động nhóm, Trò chơi: Ai nhanh hơn; KT học tập hợp tác, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn cách chơi (chiếu) - HS HĐCN, HS hình thành nhóm (cử đại diện theo dãy) - HS viết kết quả lên bảng, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, GV- HS đánh giá. Bài tập 2 a. Vi phạm phương châm về lượng vì: - Tình huống 1: Câu trả lời của Lan thiếu thông tin - Tình huống 2: Câu nói của anh giúp việc quá dài dòng, thừa thông tin. b. Giải thích nghĩa của các thành ngữ: - Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. - Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt. - Cãi chày, cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lí lẽ gì cả. - Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. - Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. -> Chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ PC về chất. c. Người nói muốn báo cho người nghe biết các thông tin đưa ra chưa được kiểm chứng (tuân thủ PC về chất) - H/s tổ chức chơi trò chơi. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: thuyết trình - NL: tự học, sử dụng CNTT và TT - Hướng dẫn HS thực hiện mục 2 ở nhà và chia sẻ cùng các bạn trong lớp. ? Sưu tầm một số câu chuyện hoặc đoạn hội thoại vi phạm các phương châm về lượng hoặc về chất và chỉ ra sự vi phạm đó. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học, sử dụng CNTT và TT - Yêu cầu HS sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao có liên quan đến các PCHT đã học, chia sẻ cùng các bạn trong nhóm. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học - Hiểu được nội dung các phương châm hội thoại - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị mục C.3, mục D. 3, E.2 + Đọc ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi + Lập dàn ý cho đề văn: Thuyết minh về chiếc bút bi . MB, TB, KB . Dự kiến sử dụng các BPNT + Viết một đoạn văn TM có sử dụng các BPNT theo yêu cầu mục D.3 _______________________________________________________________ Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… Tiết 4 +5 - Bài 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Tiết 4 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Phương pháp: trực quan; vấn đáp - Năng lực: tự học, giao tiếp * Dạy học cả lớp, máy chiếu - Gv hỏi, hs trả lời ? Khi viết bài tập làm văn thuyết minh ở lớp 8, em đã làm gì để bài văn của mình trở nên hay và hấp dẫn hơn. -> Gv nhận xét, giới thiệu bài mới Để bài văn thuyết minh hay ta có thể kết hợp các PTBĐ khác như: + Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: vấn đáp;trực quan, quan sát và phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu - NL: tự học, giao tiếp,hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cả lớp, KT hỏi chuyên gia, máy chiếu - GV yêu cầu HS đọc, trả lời các câu hỏi mục 4a phần B. ? Thế nào là một văn bản thuyết minh? Những đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh. ? Kể tên những phương pháp thuyết minh thường được sử dụng. - Hs trao đổi, trình bày - Gv nhận xét, chuẩn kiến thức. * HĐ nhóm, KT học tập hợp tác, máy chiếu, bảng phụ - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục b, bổ sung câu hỏi: (1) Văn bản thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? (2) Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Vì sao? (3) Kể tên những phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (4) Để văn bản thuyết minh được sinh động, tác giả đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào? ? Tác dụng của các BPNT trong bài văn? - HS HĐCN, thảo luận - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, GV- HS đánh giá * HĐ cá nhân - Sử dụng câu hỏi mục c ? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau là gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó. - HS trả lời, bổ sung - Định hướng KT * HĐ cặp, máy chiếu - GV nêu câu hỏi mục d ? Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy hoàn thành (vào vở) những nội dung cần ghi nhớ sau: - HS HĐCN, thảo luận - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - Gv đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 1. Văn bản thuyết minh a. - Là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống, cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh - Văn bản thuyết minh có tính khách quan, chân thực - Một số phương pháp: Nêu định nghĩa, giải thích; nêu ví dụ; liệt kê; dùng số liệu (con số); so sánh; phân loại, phân tích 2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật b. Xét văn bản: Hạ Long: Đá và Nước - Đối tượng: Sự kì lạ của đá và nước Hạ Long - Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng - Phương pháp thuyết minh: phân loại, phân tích; liệt kê - BPNT: Nghệ thuật so sánh, liên tưởng phong phú, miêu tả sinh động; nhân hóa; liệt kê. -> Làm rõ sự kì lạ của nước, nổi bật sự sống động kì diệu của đá ở Hạ Long - Trong đoạn văn, tác giả đã vận dụng thêm biện pháp kể chuyện. - Biện pháp này giúp cho đoạn văn thuyết minh thêm hấp dẫn và sinh động. (1) Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca,... (2) Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. Tiết 5 Hình thức tổ chức Nội dung C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - PP: trực quan, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - NL: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cặp, máy chiếu - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục a (1) Đoạn trích trên có tính chất thuyết minh không? Nếu có thì tính chất ấy thể hiện ở điểm nào ? (2) Kể tên biện pháp nghệ thuật chính mà tác giả đã sử dụng. Biện pháp nghệ thuật này đã làm nổi bật nội dung cần thuyết minh và gây hứng thứ cho người đọc như thế nào ? - HS HĐCN, thảo luận - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo * HĐ nhóm, KT hợp tác, máy chiếu, bảng phụ - Yêu cầu HS thực hiện mục b ? Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Thuyết minh một trong các đồ dùng học tập : cái bút, cái kéo, cuốn sách, cái cặp/ balo. - HS HĐCN, thảo luận - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, GV - HS đánh giá Bài tập 3 a. - Đoạn trích có yếu tố thuyết minh, tính chất đó thể hiện ở việc nó cung cấp tri thức khách quan, chân thực về phủ Tây Hồ và đền thờ mẫu Liễu Hạnh - BPNT: kể chuyện -> Nội dung thuyết minh hấp dẫn, sinh động , người đọc hiểu rõ nguyên nhân xây dựng đền thờ mẫu ở phủ Tây Hồ. b. Lập dàn ý cái bút chì * Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. * Thân bài: - Nguồn gốc, xuất xứ: + Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 - Cấu tạo: + Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu + Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. + Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. - Phân loại: + Bút bi mực khô hoặc bút mực nước + Có nhiều loại bút khác nhau về kiểu dáng do nhiều công ty sản xuất - Nguyên lý hoạt động, bảo quản + Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ. + Bảo quản: Cẩn thận. .- Ý nghĩa của cây bút bi: + Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình. + Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người + Dùng để viết, để vẽ. * Kết bài: - Nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: thuyết trình - NL: giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực, - Gv yêu cầu hs thực hiện nhiệm vụ mục 3 phần D. ? Viết một đoạn văn thuyết minh với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một hoặc một số biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, tưởng tượng, kể chuyện,…) + HT : diễn dịch hoặc quy nạp, đảm bảo dung lượng, sự liên kết + ND: vận dụng BPNT phù hợp cho đối tượng TM và nội dung đoạn văn - Đọc bài, sửa chữa Bài tập 3: Viết đoạn văn TM Học sinh tham khảo : https://tech12h.com/de-bai/viet-mot-doan-van-thuyet-minh-voi-chu-de-tu-chon-trong-do-co-su-dung-mot-hoac-mot-so-bien E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Hướng dẫn HS thực hiện mục 2 ở nhà và chia sẻ cùng các bạn trong lớp. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học - Các BPNT và vai trò của BPNT trong văn TM - Cách lập dàn ý, cách viết đoạn văn TM sử dụng BPNT - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị bài 2: + Trả lời câu hỏi mục A: chuẩn bị theo nhóm bằng Power Point (hoặc bài thuyết trình) để trình bày trước lớp + Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm + Trả lời các câu hỏi và hoàn thành các bảng ở mục B.2. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 9, Phong cách Hồ Chí Minh, giáo án phong cách HCM vnen 9, giáo án vnen phong cách HCM

Giải bài tập những môn khác