Giáo án PTNL bài Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (tiếp)

Tuần 26

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 121

TLV:CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH ) ( Tiếp)

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. 1. Kiến thức:

+ Đề bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

+ Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

  1. 2. Kỹ năng:

+ Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

+ Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị  luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  1. 3. Đánh giá năng lực:

+ Kĩ năng nhận thức, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin

  1. Thái độ:

+ Nhận xét, đánh giá đúng đắn về các tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  1. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Đọc SGK, tư liệu tham khảo soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ

* Học sinh: Cách làm bài  nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

         + Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu yêu cầu, các bước làm bài, bố cục, các luận điểm..

  1. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thảo luận...

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút...

 

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. 2. Kiểm tra bài cũ:

GV :  Hãy nêu dàn bài của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? Các yêu cầu chung về luận cứ, luận điểm, các phần của văn bản, các đoạn văn ?

-Dàn bài của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

+ Mở bài: Giới t* Đáp án:

hiệu tác phẩm và nêu sơ bộ ý kiến đánh giá của mình.

+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

 + Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm.

- Các yêu cầu về lí lẽ, luận điểm, luận cứ, các phần các đoạn văn trong bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

+ Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của bản thân về tác phẩm.

+ Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên,

  1. Bài mới:

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

   - GV dẫn dắt :  Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các bước, cũng như dàn ý về bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoan trích. Hôm nay cô trò ta sẽ tiếp tục viết và chỉnh sửa các đoạn văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, để các em có kĩ năng làm bài văn nghị luận nói chung và nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích nói riêng.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân (5’) viết các đoạn văn phần Mở bài, Thân bài, Kết bài -> Đọc kết quả( Học sinh có thể dựa vào các đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà.

 

* Giáo viên yêu cầu: Trình bày các luận điểm theo dàn bài.

+ Nêu rõ các nhận xét, ý kiến của mình về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai…

+ Ở từng luận điểm cần phân tích, chứng minh cụ thể chính xác bằng những dẫn chứng trong tác phẩm.

+ Giữa luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp.

* GV gọi mỗi phần 1-2 em đọc đoạn văn của mình và cho học sinh khác nhận xét.

* GV đặt câu hỏi:

? Đọc đề bài ?

? Xác định yêu cầu của đề

 

? Lập dàn ý chi tiết ?

? Viết phần mở bài?

+ Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp

? Viết một đoạn phần thân bài ?

* GV gọi học sinh trình bày, chữa? Đọc đề bài ?

? Xác định yêu cầu của đề

 

? Lập dàn ý chi tiết ?

 Làm nhóm lớn

 Nhóm 1: Mở bài+ LĐ1)

Nhóm 2: LĐ2.3

Nhóm 3: LĐ3, KB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* GV hướng dẫn học sinh dựa vào dàn ý vừa lập để viết các đoạn văn

? Viết phần mở bài?

+ Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp

? Viết một đoạn phần thân bài ?

 

 

 

* Học sinh viết độc lập trong vòng 5- 7 phút

* GV gọi học sinh trình bày mỗi phần từ 2-3 em-> gọi học sinh nhận xét-> giáo viên chữa và rút kinh nghiệm cho học sinh cách trình bày nội dung, cách đưa dẫn chứng, cách lập luận đánh giá nhân vật, cách liên kết đoạn văn

Bước 3. Viết bài:

Bước 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Luyện tập:

Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao ?

1. Lập dàn ý:

a) Mở Bài:

+ Giới thiệu nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà Nam Cao

b) Thân Bài: Triển khai những nhận định về những phẩm chất cao đẹp của nhân vật lão Hạc và nghệ thuật xây dựng nhân vật

* Một người cha giàu tình yêu thương con và đức hi sinh cao cả(LĐ1)

+ Đau khổ, day dứt vì không đủ tiền cưới vợ cho con

+ Nhớ thương con lão dành trọn tình yêu thương con cho Cậu Vàng- kỉ vật của con trai đê lại trước lúc đi phu đồn điền

+ Lão chắt chiu dành dụm từng đồng cho con, khi lão ốm tiêu gần hết tiền, lão quyết định làm văn tự giả gửi lại mảnh vườn cho ông giáo nhờ giữ hộ cho con trai, rồi chọn cái chết đau đớn, dữ dội chứ không chịu bán mảnh vườn của con.

=> Tình phụ tử cao đẹp và đáng chân trọng

* Một lão nông giàu lòng tự trọng, nhân cách trong sạch:( LĐ2)

+ Không lợi dụng sự quan tâm quý trọng của ông giáo, không nhận sự giúp đỡ của ông giáo vì biết hoàn cảnh của ông giáo cũng rất khó khăn.

+ Không muốn làm phiền lụy tới hàng xóm, ông đã gửi tiền để họ làm ma cho ông sau khi ông chết.

+ Thà chọn cái chết chứ không đi theo con đường lưu manh hóa như Binh Tư.

=> Một nhân cách cao đẹp và trong sáng không phai mờ vì cuộc sống khó khăn, thiếu thốn

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả(LĐ3)

+ Xây dựng nhân vật người nông dân điển hình trước cách mạng thánh Tám, về cuộc đời, số phận, tính cách

+ Xây dựng tình huống bất ngờ cho nhân vật trong truyện cũng như người đọc.

+ Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

c) Kết Bài:

 Đánh giá, nhận định về nghệ thuật xây dựng nhân vật lão Hạc với những phẩm chất cao đẹp điển hình cho người nông dân dưới xã hội cũ.

2 Viết đoạn văn:

a, Mở bài- Nhóm 1

+ “Lão Hạc” là 1 truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về đề tài nông dân trước Cách mạng. Đây là 1 tác phẩm chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời bất hạnh và cái chết đau đớn của 1 lão nông dân khổ nhưng phẩm chất trong sạch, nhân hậu, tấm lòng hi sinh thật đáng quý.

b, Thân bài (một đoạn) Nhóm 2,3

+ Chúng ta thường thấy các sáng tác nghệ thuật ca ngợi tình cảm mẫu tử thiêng liêng và bất diệt. Song với truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao chúng ta lại bắt gặp một tình phụ tử cao đẹp đáng chân trọng. Vợ Lão chết sớm để lại cảnh gà trống nuôi con, lão đã vất vả nuôi con khôn lớn, song lão cũng lấy làm đau khổ day dứt vì đã không đủ tiền cưới vợ cho con để con lão phải bỏ đi phu đồn điền. Ở nhà một tình lão dành hết tình thương và nỗi nhớ con vào chăm sóc Cậu Vàng- kỉ vật cuối cùng của con trai lão để lại. Cứ nghe lão tâm sự, chăm chút con chó ta mới cảm nhận được nỗi nhớ thương con của lão. Nhưng rồi một trận ốm nặng đã khiến lão tiêu hết nhẵn số tiền đã chắt chiu dành dụm bao lâu nay. Cuộc sống của lão càng ngày càng khó khăn, song lão vẫn kiên quyết giữ lại mảnh vườn cho con chứ không bán đi tiêu dần. Lão đã làm văn tự giả nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn cho con trai rồi chọn cái chết để kết thúc cuộc sống đau khổ của mình. Có lẽ đây là sự lựa chọn rất khó khăn của lão Hạc giữa sự sống và cái chết, nhưng vì tình yêu con và đức hi sinh cao cả, đã khiến lão Hạc đã làm được cái điều mà không phải ai cũng làm được. Thật đáng khâm phục và tự hào người cha yêu thương con như vậy.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

 

- GV yêu cầu HS: Từ phần dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh

 

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

- GV yêu cầu HS: Chọn một tác phẩm văn học mà em đã học và tiếp tục lập dàn ý

 

     
  1. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

+ Nắm chắc yêu cầu của từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

+ Chuẩn bị:  " Luyện tập về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ( Nhận diện đề, lập dàn ý, xác định các phép lập luận bài tập SGK tiết Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (tiếp) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (tiếp), giáo án hay bài Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (tiếp), giáo án chi tiết bài Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (tiếp), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác