Giáo án PTNL bài Bố của Xi-mông (tiết 1)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Bố của Xi-mông (tiết 1). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Bố của Xi-mông (tiết 1)

Tuần 32

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 154

 Văn bản:BỐ CỦA XI – MÔNG( Trích)

Guy đơ Mô - pa - xăng

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.

  1. Kỹ năng:

+ Đọc - hiểu một văn bản dịch thược thể loại tự sự.

+ Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

+ Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

 4.Thái độ:

+ Giáo dục lòng nhân hậu, tình yêu thương con người.

  1. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, tranh chân dung về tác giả, bảng phụ, máy chiếu

 * Học sinh: Chuẩn bị theo sách giáo khoa (Tóm tắt truyện, thể loại, PTBĐ,bố cục, diễn biến tâm trạng nhân vật ....).

  1. Phương pháp:

+  Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút...

  1. Tiến trình bài dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

      ? Cảm nhận của em về nhân vật Rô-bin- xơn sau khi học xong đoạn trích "Rô-bin-xơn ngoài dảo hoang"?

 

* Đáp án:

+  Dù trong cuộc sống gian nan chống chọi với đói rét, nắng mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật nhưng bằng nghị lực, trí thông minh…quyết tâm sống đã giúp anh vượt lên trên hoàn cảnh bất hạnh để sống lạc quan yêu đời....

  1. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

 

  - GV dẫn dắt: Trong bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương tác giả đã thể hiện tình yêu thương con tha thiết cũng như những mong ước của một người cha dành cho con. Chúng ta cảm nhận dược niềm hạnh phúc của những người con khi được sống trong tình yêu thương như thế. Nhưng không phải tất cả những đứa trẻ đều được hạnh phúc như thế. Có những em bé sinh ra đã thiếu tình yêu thương của cha hoặc mẹ. Chú bé Xi-mông là một chú bé bất hạnh như thế. Bài học hôm nay cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu những ước mơ, tình cảm của một chú bé có hoàn cảnh như vậy.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ H

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

 * GV đặt câu hỏi:

 Trình bày hiểu biết của mình về Mô - pa- xăng ?

* Giáo viên: Truyện ngắn của Mô-pa- xăng mang tính nhân đạo cao cả. Những truyện n‰gắn có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng đã làm nên thành công của ông ở thể loại này.

? Nêu xuất xứ của đoạn trích ?

* Giáo viên nêu yêu cầu đọc:  Phân biệt ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ kể, miêu tả của tác giả. Phát âm đúng tên nước ngoài.

* GV đặt câu hỏi:

? Hãy tóm tắt đoạn trích học ?

+ Xi- mông đi ra bờ sông, em đùa nghịch với con nhái bén nhưng vẫn không khuây khoả được nỗi buồn bực em khóc. Chú Phi lip đã gặp và đưa Xi- mông về nhà với mẹ. Xi- mông yêu cầu, Phi lip đã hứa sẽ làm bố của em. Hôm sau xi- mông đến trường hãnh diện khoe về bố Phi lip của mình.

? Gọi học sinh đọc chú thích trong sách giáo khoa

? Văn bản này thuộc thể loại nào ?

? PTBĐ chính của văn bản ?

? Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần ?

P1: Từ đầu đến khóc hoài (Nỗi tuyệt vọng của Ximông)

P2: Tiếp theo đến một ông bố (Xi mông gặp bác Philip)

P3: Tiếp theo đến bỏ đi rất nhanh (bác Philip đưa Xi –mông về nhà)

P4: Còn lại (ngày hôm sau ở trường

? Theo em đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy ?

? Truyện có những nhân vật nào ?

- Chị Blăng sốt, Xi-mông, chú Philip

? Ai là nhân vật vật chính. Vì sao em cho đó là nhân vật chính ?

+ Xi-mông-> Câu chuyện xoay quanh nỗi khổ không có bố và sự giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi khổ đó.

? Hướng phân tích của em ở văn bản này ?

HS khá giỏi

- Theo tuyến nhân vật.

? Truyện giúp em hiểu gì về hoàn cảnh của xi-mông ?

+ Không có bố, bị bạn bè đánh, trêu...

+ Ở với mẹ

* Giáo viên: Trong đoạn trích này ko có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: "Nó độ bẩy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại". Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em.

* Giáo viên: Một em đọc lại đoạn 1

* Giáo viên: Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì, cảnh gì. Vì sao cậu bé muốn tự tử-> Tìm hiểu tâm trạng nhân vật Xi-mông khi ở ngoài bờ sông.

? Vì sao Xi-mông định nhảy xuống sông cho chết đuối ?

+ Vì em bị xúc phạm, vì em không có bố

* Giáo viên: Xi-mông là chú bé đáng thương, tội nghiệp, bất hạnh. Tuổi thơ của em thiếu sự chăm sóc yêu thương của bố. Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Xi-mông đau khổ, cay đắng khi bị lũ bạn dùng những lời ác độc giễu cợt em. Người đọc không khỏi buồn phiền, xót xa khi Xi-mông bị bọn bạn cùng lớp làm cho đau đớn cả về thể xác và tâm hồn.  Em đi ra bờ sông “ muốn gieo mình xuống sông cho chết đuối” vì không có bố.

? Hành động đó biểu thị tâm trạng gì ở Xi-mông

+ Quyết tâm cao độ.

? Điều gì đã khiến Xi-mông  ko tự tử nữa ?

+ Trời rất ấm, rất dễ chịu

+ Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cơ

+ Nước lóng lánh như gương

? Cảnh tượng ấy tác động như thế nào đến tâm trạng của Xi-mông ?

+ Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp

? Sự xuất hiện của một chú nhái đã cuốn Xi-mông vào một trò chơi như thế nào ?

+ Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền. Cuối cùng em túm được hai đầu chân sau của nó...nó thu mình trên đôi cẳng lớn huơ lên như hai bàn tay.

? Trò chơi ấy tác động như thế nào đến tâm trạng của Xi-mông ?

* Giáo viên: Vốn là một đứa trẻ mới 7,8 tuổi nên t/c của nó rất dễ bị phân tán và tất nhiên rất trẻ con.

? Sau đó, tâm trạng của Xi-mông ra sao ?

? Việc tác giả liệt kê một loạt các chi tiết: "cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc ...và thấy buồn vô cùng, em lại khóc...người em rung lên...những cơn nức nở lại kéo đến ...em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài"...rồi giữa đoạn truyện: em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào...ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc"..., nhằm diễn tả điều gì.

+ Nỗi đau khổ thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc, nhà văn kể chuyện nhiều lần em khóc.

? Việc Xi-mông không đọc được hết bài kinh vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập đã cho thấy cậu bé phải chịu một nỗi khổ như thế nào ?

? Hình ảnh một em bé đẫm nước mắt, lang thang một mình nơi bãi sông, thèm được ngủ trên mặt cỏ gợi lên một số phận như thế nào ?

+ Cô độc, đau khổ, đáng thương

? Điều đó gợi cảm xúc gì ở người đọc ?

+ Thông cảm và thương xót.

? Nếu được chứng kiến cảnh Xi-mông lang thang trên bờ sông, em sẽ làm gì ?

* Học sinh tự bộc lộ

* Học sinh đọc đoạn: Bỗng một bàn tay...rất nhanh.

? Khi gặp chú Phi lip em đã nói với chú điều gì ?

+ Chúng nó đánh cháu vì..cháu..cháu..không..có…bố…sgk-140

? Những dấu chấm  ở đây giúp em hiểu Xi-mông nói trong tâm trạng nào ?

+ Xi-mông đã nói trong buồn chán, nói trong tiếng nấc nức nở nghẹn ngào.

?  Ở với thực tế cảnh ngộ của  Xi- mông với lời nói, em hiểu Xi- mông đã nói về mình như thế nào ?

+ Xi-mông đã nói rõ, nói thật, cảnh ngộ của mình không dấu diếm.

* Giáo viên: Rất đúng với tâm lí: Trẻ hay nói thật "Đi hỏi già về hỏi trẻ."

? Xi- mông đã yêu cầu Phi lip điều gì ?

+ Chú có muốn làm bố cháu không?

+ Nếu chú không muốn cháu sẽ quay lại sông cho chết đuối.

? Qua lời yêu cầu đó em hiểu Xi-mông là đứa trẻ như thế nào?

+ Xi-mông rất ngây thơ

? Điều đó nói lên  ước muốn gì của Xi-mông ? Nhận xét về ước muốn đó ?

+ Xi- mông khát khao cháy bỏng có một ông bố. Một ước muốn chính đáng của trẻ thơ. Được chú Phi lip hứa làm bố Xi-mông

? Ngày hôm sau đến trường  đã có điều gì xảy ra ?

 ? Xi- mông có thái độ như thế nào về ông bố của mình trước các bạn?

+ Ném vào mặt nó những lời này như ném một hòn đá: Bố tao đấy, bố tao tên là Phi lip

+ Tin tưởng sắt đá-> Đưa mắt thách thức.

* Giáo viên: Lời đối thoại rất tự nhiên, thể hiện những khát khao của Xi-mông, một khát khao cao cả những điều bình dị nhất, thật tội nghiệp, đáng thương.

? Em cảm nhận được Xi-mông lúc đó có thái độ như thế nào?

+ Xi-mông tự hào, tự tin, kiêu hãnh về bố Phi lip của mình.

? Qua câu chuyện của Xi- mông với đám bạn ở trường, em rút ra bài học gì ?

+ Nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người.* Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, thảo luận nhóm

? Từ đó, em hiểu tình yêu thương của cha mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của những đứa trẻ như Xi-mông ?

? Từ đó em suy nghĩ gì về hạnh phúc khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ ?

+ Với những đứa trẻ như chú bé Xi- mông đó còn là sự khát khao cao độ, là niềm kiêu hãnh, sự giải thoát cho những nỗi khổ đau, bù đắp sự mất mát.

* Giáo viên: Tình yêu thương của cha mẹ là điều vô cùng quý giá, quý giá hơn bất cứ tài sản nào. Vì tình yêu cha mẹ sưởi ấm, chở che, nâng đỡ, tiếp thêm sức mạnh cho những người con. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm vui, hạnh phúc, niềm tự hào của mỗi  người. Vậy chúng ta cần biết trân trọng, gìn giữ những gì mình đang có. Đừng để điều gì dáng tiếc xảy ra, nếu không chúng ta sẽ phải mang sự ân hận suốt cả cuộc đời. Bởi dù trong cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay cho dù còn thiếu thốn, khó khăn, chúng ta vẫn còn hạnh phúc hơn  những chú bé có hoàn cảnh giống như Xi mông vì chúng ta còn một mái ấm gia đình.

? Em có suy nghĩ, nhận xét gì về cách miêu tả tâm lí nhân vật ?HS khá giỏi

+ Cách miêu tả tâm lí rất sát hợp với hoàn cảnh, tâm trạng, tâm lí của lứa tuổi. ->Phù hợp với của Xi- mông.

+ Trẻ thơ thường nói ngay, nói thẳng ý muốn của mình. Khi ước muốn được thoả đáng thì sung sướng, tự hào…

A. Giới thiệu chung:

1.Tác giả:
+ Mô-pa-xăng(1850-1893) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp .

 

2. Tác phẩm:
+ Trích từ truyện ngắn cùng tên, nằm ở phần đầu.

B. Đọc-Hiểu văn bản

1. Đọc-Hiểu chú thích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết cấu-Bố cục:

+ Thể loại: Truyện ngắn

+ PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

+ Bố cục: 4 Phần

 

 

 

 

+ Ngôi kể: ngôi thứ 3

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phân tích:

a Nhân vật Xi - mông:

a, Hoàn cảnh của Xi-mông

+ Không có bố, bị bạn bè đánh, trêu...

-> Tội nghiệp, đánh thương

 

 

 

 

 

 

 

 

b, Diễn biến tâm trạng nhân vật Xi-mông

 

* Khi ở ngoài bờ sông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cảnh vật thiên nhiên thật sinh động, hấp dẫn.

 

 

+ Tâm trạng: Có những giây phút khoan khoái, thèm được ngủ ở đây.

 

 

 

 

 

 

 

+ Có lúc vui, bật cuời.

->Không những quên đi cảnh đau khổ tinh thần mà còn muốn ngủ, muốn chơi đùa.

 

+ Chợt nhớ đến nhà, đến mẹ, nỗi khổ tâm lại trở về, dâng lên.

 

 

 

 

 

+ Xi-mông buồn, đau đớn tột độ vì không có bố.

 

 

 

 

 

-> Nỗi đau khổ tinh thần không thể giải thoát, đến độ tuyệt vọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khi gặp bác Phi -líp

 

 

+ Nói ko lên lời, cứ bị ngắt quãng

+ Dấu chấm lửng, lặp đi lặp lại

->Sự đau đớn tuyệt vọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỏi: Bác có muốn làm bố cháu không

 

 

 

 

 

+ Xi- mông rất ngây thơ, khát khao có một ông bố. Đây là những mơ ước rất đáng thương, đáng trân trọng.

-> Phù hợp với tâm lí, tâm trạng của Xi- mông.

Khi ở trường:

 

 

 

+ Xi- mông sung sướng, kiêu hãnh, tự hào khi có bố-> Thấm đẫm tình cảm nhân đạo.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (  

* GV đặt câu hỏi:

 Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích " Bố của Xi-mông" ?

+ Xi- mông đi ra bờ sông, em đùa nghịch với con nhái bén nhưng vẫn không khuây khoả được nỗi buồn bực em khóc. Chú Phi lip đã gặp và đưa Xi- mông về nhà với mẹ. Xi- mông yêu cầu, Phi lip đã hứa sẽ làm bố của em. Hôm sau xi- mông đến trường hãnh diện khoe về bố Phi lip của mình.

? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh, tình cảm của chú bé Xi-mông ?

+ Chú bé Xi-mông thật đáng thương vì không có bố mà em bị bạn bè đánh và chế giễu-> Em đau khổ, tuyệt vọng, khao khát có bố, hạnh phúc vô cùng khi chú Phi-líp nhận làm bố.

 

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: trên slied 4

+ Đọc lại văn bản, tóm tắt nội dung chính của đoạn trích

+ Chuẩn bị tiếp: “ Bố của Xi - mông"( phân tích nhân vật Blăng-sốt,  và bác Phi-líp)

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Bố của Xi-mông (tiết 1) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Bố của Xi-mông (tiết 1), giáo án hay bài Bố của Xi-mông (tiết 1), giáo án chi tiết bài Bố của Xi-mông (tiết 1), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác