Giáo án PTNL bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp)

Tuần 27

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 128

 

TLV: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ

 MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ  (Tiếp)

  1. A. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Các bước khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

  1. 2. Kỹ năng:

+ Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Tổ chức triển khai các luận điểm.

  1. 3. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trong nhận xét, đánh giá về một đoạn thơ, bài thơ.

B.Chuẩn bị:

* Giáo viên: Bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn, chuẩn bị nội bảng phụ.

* Học sinh: Đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ ngữ liệu theo câu hỏi SGK ( Xác định thể

  loại, các luận điểm, luận cứ...)

C.Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút, viết tích cực…

 

  1. D. Tiến trình giờ dạy:
  2. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
  3. 2. Kiểm tra bài cũ:

? Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

? Nêu bố cục bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

  * Đáp án:

+ Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có thể có lệnh đề hoặc không có lệnh đề

       => Đề có hoặc không có lệnh đề, người viết phải bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài

   + Bố cục bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

* Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình ( Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong bài thơ và khái quát nội dung cảm xúc của nó)

* Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

 * Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ

  1. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

GV dẫn dắt: Ở giờ trước các em đã tìm hiểu bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Hôm nay chúng ta sẽ di tìm hiểu xem cách triển khai luận điểm trong bài nghị luận đó như thế nào

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* GV gọi học sinh đọc văn bản SGK- 81

? Xác định phần bố cục của văn bản ?

+ Mở bài: Từ đầu đến “ khởi đầu rực rỡ”.

+ Thân bài: Từ “Nhà thơ” đến “thành thực của Tế Hanh”.

+ Kết bài: Còn lại.

* GV đặt câu hỏi:

 Nhiệm vụ phần mở bài ?

+ Giới thiệu bài thơ và bước đầu nêu cảm nhận khái quát về tình yêu quê hương của Tế Hanh.

? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ qua những luận điểm nào ? Luận điểm được cụ thể hoá bằng luận cứ nào ?

* Thân bài:

- Luận điểm 1: Hồi ức về cảnh dân làng ra khơi đánh cá

+ Thiên nhiên đẹp và thơ mộng

+ Con người lao động mạnh mẽ, cường tráng

+ Con thuyền và cánh buồm mang vẻ đẹp hùng tráng (nghệ thuật so sánh, nhân hoá) ra khơi, sẵn sàng đem sức mình góp gió bốn phương, lùa cá về cho dân làng (chiếc thuyền nhẹ phăng như… )

- Luận điểm 2: Hồi ức về cảnh làng chài đón thuyền đánh cá trở về.

+ Cảnh ồn ào tấp nập

+ Con người và thuyền rất đẹp (so sánh, nhân hoá)

? Nhiệm vụ phần kết bài ?

+ Kết bài: Khẳng định những đóng góp giá trị tinh thần của bài thơ

? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài, Kết bài  ra sao ?

+ Đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, nhận xét bao quát đã nêu ở phần mở bài. Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài, đánh giá sự hấp dẫn, khẳng địn ý nghĩa của bài thơ.

 

* GV đặt câu hỏi:

 

? Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không ? Vì sao ?

+ Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.

+ Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đấnh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ. Khi nói về các trạng thái cảm xúc của tác giả, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể rõ ràng.

+ Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”.

? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

+ Muốn viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thì nhất thiết phải đọc và suy nghĩ, cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc.

? Những điểm cần chú ý khi làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ ?

+ Cần nêu nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc.

* GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK- 83

 

 

2. Cách tổ chức triển khai luận điểm:

2.1 Phân tích ngữ liệu (SGK- 81)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Những suy nghĩ, ý kiến luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu...của bài thơ.

+ Phần Thân bài nối kết với phần mở bài chặt chẽ, tự nhiên. Đó là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài.

 + Từ các luận điểm được triển khai trong phần Thân bài đã dẫn tới phần kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2 Ghi nhớ 2: ( SGK- 83)

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

* GV gọi học sinh xác định yêu cầu của đề ?

* GV đặt câu hỏi:

 Dạng đề, dạng mệnh lệnh, xác định được đúng yêu cầu về tính chất, nội dung, hình thức, giới hạn của đề ?

? Lập dàn ý cho đề bài ? 

Làm nhóm lớn- 10 phút

Nhóm 1: Mở bài+ LĐ1

Nhóm 2: LĐ2+ kết bài   

 Các nhóm đọc bài của mình, nhóm bên nhận xét.     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Giáo viên cho học sinh viết một đoạn theo yêu cẩu 1 phần Thân bài, từ đó hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu Bài tập số 3.

II. Luyện tập:

 Bài tập số 1: Nhận diện dạng đề

Đề bài: Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài "Nói với con"

 Bài tập số 2: Lập dàn ý

A. Mở bài :

+ Giới thiệu bài thơ

+ Vấn đề nghị luận

B. Thân bài: Cần đảm bảo

1. Người cha nói với con về tình cảm cuội nguồn:

+ Tình cảm gia đình: cha, mẹ nâng niu, dìu dắt, che chở cho con.

+ Cuộc sống của người đồng mình được miêu tả cụ thể: lao động cần cù, tươi vui, sự gắn bó, quấn quýt trong lao động làm ăn của đồng bào quê hương.

-> Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Khơi gợi trong con tình cảm cội nguồn, yêu quí và tự hào về quê hương mình.

2. Lòng tự  hào về sức sống của  quê hương:

+ Đức tính của “người đồng mình” giàu chí khí, niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp.

+ Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống của “người đồng mình”với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời

-> Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến. Xây dựng các hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

C.Kết bài:

+ Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật

+ Liên hệ

Bài tập số 3: Xác định các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp...được sử dụng trong đoạn văn, văn bản cụ thể

* Đoạn văn mẫu: Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của  mỗi con người. Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và  quê hương - cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm  hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình.

Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình qua cách nói thật lạ:     

        Chân phải  bước tới cha

 Chân trái  bước tới mẹ

 Một bước chạm tiếng nói

 Hai bước  tới tiếng cười.

Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải-chân trái  rồi một bước - hai bước, rồi lại “tiếng nói - tiếng cười”…Ta rất dễ hình dung một hình ảnh cụ thể thường gặp trong đời sống: đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, nâng niu, đón nhận. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói, tiếng cười” của cha, của mẹ. Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc (cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ.  Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

? Những yêu cầu khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

     + Những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Cần nêu nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

? Tìm đọc thêm các bài thơ và các bài bình thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Học thuộc lòng ghi nhớ, hoàn thành bài văn nghị luận Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài "Nói với con" theo dàn bài trên.

+  Đọc bài đọc thêm

* Chuẩn bị bài:  “ Mây  và Sóng"

          + Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm.

          + Thể thơ, PTBĐ, bố cục, phân tích các hình ảnh thơ.

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài NCách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp), giáo án hay bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp), giáo án chi tiết bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác