Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
TUẦN 2 (Tiết 6 -> Tiết 10) Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
Bài 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
• Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh cho thấy nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa sự sống trên trái đất; nhận thức được nhiệm vụ của con người là ngặn chặn nguy cơ đó; nhận xét được về nghệ thuật nghị luận của tác giả.
• Hiểu và biết vận dụng một số phương châm hội thoại (phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự) trong giao tiếp.
• Biết sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng :
• Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
• Biết sử dụng phương châm hội thoại khi giao tiếp. Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể.
• Rèn kỹ năng quan sát các sự vật, hiện tượng. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ :
• Giáo dục lòng yêu hoà bình, có những hành động việc làm bảo vệ hoà bình trong lớp trong trường biết đấu tranh vì một thế giới hoà bình.
• Giáo dục ý thức vận dụng, các phương châm hội thoại vào quá trình giao tiếp tạo lập văn bản.
• Giáo dục ý thức vận dụng, có ý thức đưa y/t mt vào vb thuyết minh.
4. Phẩm chất và năng lực:
• Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm
• Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Máy chiếu, bảng phụ
• Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu
• Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; kĩ thuật hỏi đáp; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
III. NỘI DUNG
Tiết 6
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: trực quan, thảo luận nhóm; thuyết trình
- Năng lực: tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT và TT, hợp tác
* HĐ nhóm; KT học tập hợp tác, KT lắng nghe và phản hồi tích cực, máy chiếu.
- Gv giao hs thực hiện yêu cầu mục A
? Xung đột và chiến tranh vẫn hằng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Em biết gì về điều này? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp và nói lên mong ước của mình.
- Gv nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài học mới Ví dụ:
Ngày nay, chúng ta đang được sống trong một đất nước hòa bình nhưng trên thế giới, xung đột và chiến tranh vẫn hằng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Syria, Iraq, đến Yemen và Lybia được coi là những “chảo dầu” của bạo lực. Còn ở Trung Phi là những cuộc chạy đua đẫm máu nhằm giành các nguồn tài nguyên. Những cuộc chiến đẫm máu đã cướp đi biết bao sinh mạng, làm kiệt quệ kinh tế và hủy hoại môi trường của chúng ta. Vì vậy, tất cả chúng ta hãy cầu mong cho thế giới sẽ không còn tiếng súng, không còn bom đạn của chiến tranh. Tất cả mọi người sẽ được sống trong một thế giới hòa bình, tự do tươi đẹp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan, dùng lời có NT
- NL: tự học, giao tiếp,hợp tác, thưởng thức VH
* HĐ cá nhân, KT trình bày một phút, máy chiếu
- GV chiếu câu hỏi
? Trình bày những nét khái quát về tác giả ?
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
- HS trả lời, bổ sung
- GV tích hợp Lịch sử : giới thiệu tình hình thế giới những năm 1980: chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ khí hạt nhân đe dọa nền hòa bình và an ninh trên thế giới.
- Hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc và nhận xét
- Lưu ý các chú thích: 1, 2, 3, 5
* Hoạt động cả lớp, KT hỏi đáp
- GV nêu yêu cầu: câu hỏi về cụm VB, PTBĐ, bố cục và nội dung, cách bố cục
- HS hỏi - đáp theo những yêu cầu
- GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, KT đọc tích cực, máy chiếu
- Chiếu câu hỏi
? Nhận xét cách vào đề. Tác dụng ?
? Theo dõi đoạn đầu văn bản, cho biết tác giả làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân bằng luận cứ nào?
? Nhận xét về các luận cứ đưa ra, biện pháp NT được sử dụng ? Tác dụng của những NT đó.
? Những luận cứ trên đưa ra nhằm làm rõ luận điểm nào?
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức, Hs nhận xét chéo
Giảng, nhấn mạnh 1 số LC
* Hoạt động nhóm, KT phòng tranh, máy chiếu, bảng phụ
- HS xác định nhiệm vụ (MC)
? Để làm rõ sự tốn kém và phi lí của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, tác giả đã đưa ra những luận cứ trên các lĩnh vực nào ? Tìm các luận cứ đó
? Em có nhận xét gì về cách lập luận, dẫn chứng tác giả đưa ra. ? Biện pháp nghệ thuật và thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ? Qua đó, tác giả làm rõ luận điểm gì ? Thái độ của tác giả.
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, GV- HS đánh giá.
- Giảng, nhấn mạnh 1 số chi tiết
* Bình I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
* Tác giả:
- Ga-brien Gác-xi-a Mác- két là nhà văn Cô-lôm-bi-a. Ông sinh năm 1928.
- Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tậptruyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Nổi tiếng với tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”
- Ông được nhận giải Noben VH năm 1982.
* Tác phẩm:
Văn bản được trích từ bài tham luận của nhà văn, khi ông tham dự cuộc gặp gỡ của nguyên thủ 6 nước với nội dung: “kêu gọi “chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới” tại Mê-hi-cô.
2. Tìm hiểu chung về văn bản
- Văn bản nhật dụng
- PTBĐ: nghị luận
- Bố cục:
+ P1: (từ đầu- “ vận mệnh TG”): Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống của toàn nhân lọai
+ P2: ( tiếp theo->cho toàn thế giới): Chạy đua vũ trang là cực kì tốn kém và phi lí
+ P3: ( tiếp -> xuất phát của nó): CTHN là hành động đi ngược lại lí trí
+ P4:( còn lại) Cần đoàn kết ngăn chặn vũ khí hạt nhân, bảo vệ hòa bình thế giới
-> Sắp xếp hợp lí, lôgic
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Vào đề trực tiếp, nêu thông tin cụ thể -> Làm rõ tính thời sự và hệ trọng của v.đề
- Luận cứ:
+ 8/8/1986 , hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh .
+ ... mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ .
+ ...nổ tung ... làm tan biến hết thảy 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất
+... tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa.
- Nhận xét : Luận cứ cụ thể, xác thực. Sử dụng điển tích “thanh gươm Đa-mô-clet”, so sánh, liệt kê -> Nguy cơ chiến tranh hạt nhân luôn thường trực.
- Làm rõ luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
2. Sự tốn kém và vô lí của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân
- Luận cứ :
Chi phí cho chạy đua vũ trang Những việc có thể làm với chi phí đó
Gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom B.1B của Mĩ và cho d¬ưới 7000 tên lửa.
Bằng giá 10 tàu sân bay vũ khí hạt nhân...
- Không bằng kinh phí 149 tên lửa MX.
- Bằng chi phí cho 27 tên lửa MX
- Bằng chi phí cho 2 chiếc tàu ngầm. Lĩnh vực xã hội
- Giải quyết vấn đề cấp bách: y tế, giáo dục... cho 500 triệu trẻ em trên thế giới.
Lĩnh vực y tế
- Kinh phí của
ch¬ương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ 1 tỉ ng¬ười và cứu 14 triệu trẻ em Châu Phi.
Tiếp tế thực phẩm
- Số tiền để cứu 575 triệu ng¬ười thiếu dinh dư¬ỡng.
- Tiền nông cụ cho các n¬ước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm.
Giáo dục
- Tiền xoá nạn mù
chữ toàn thế giới.
- Nhận xét:
+ Lập luận chứng minh
+ Dẫn chứng cụ thể, trên nhiều phương diện
+ Biện pháp so sánh, liệt kê; thủ pháp tương phản đối lập
- Làm rõ luận điểm: Chạy đua vũ trang là việc làm tốn kém, vô lý và phi nhân đạo.
- Thái độ tác giả: lên án, phê phán
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- PP: vấn đáp
- Năng lực: tự học, giao tiếp
* Hoạt động cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực
- GV nêu câu hỏi
? Hãy chọn một vấn đề tâm đắc nhất trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình và phát biểu suy nghĩ của em về vấn đề đó.
- HS chia sẻ, nhận xét, GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
- H/s tự nêu lên suy nghĩ của bản thân cho cả lớp cùng nghe và nhận xét.
* Hướng dẫn học tập
- Học và nhớ được nội dung bài học
- Chuẩn bị tiếp bài
+ Soạn P3, P4 của VB, B.3; C.1,2; D.1,2
+ Đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi
+ Làm các bài tập
__________________________________________
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
Bài 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Tiết 7
Hình thức tổ chức Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- PP: vấn đáp; trực quan, thảo luận nhóm, dùng lời có NT,
- NL: giao tiếp,hợp tác, thưởng thức VH
* Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (đếm số), KT hợp tác, máy chiếu, bảng phụ
- GV chiếu câu hỏi
? Tìm câu văn nêu luận điểm ? Để làm rõ luận điểm trên, tác giả đưa ra những luận cứ nào?
? Nhận xét các dẫn chứng, hình ảnh, BPNT ? Qua đó cho ta thấy điều gì về chiến tranh hạt nhân.
? Nêu lên điều này, tác giả bày tỏ tình cảm, thái độ gì của mình.
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, GV- HS đánh giá
Giảng
+ Lí trí con người: cs hoà bình, hp
+ Lí trí TN: phát triển theo quy luật
*Bình, lấy ví dụ về sự tàn phá của CT và bom nguyên tử (Tích hợp GDANQP)
* Hoạt động cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu
- HS xác định nhiệm vụ (MC)
? Phần cuối của văn bản, tác giả đưa ra lời kêu gọi gì ? Tìm chi tiết
? Em hiểu lời kêu gọi trên như thế nào? Sau đó, tác giả còn đưa ra đề nghị gì? Mục đích của việc làm đó
? Khái quát lại luận điểm được thể hiện ở phần 4 ? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về tác giả.
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác, HS tự đánh giá
Bình
* Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu
? Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- GV định hướng
II. Tìm hiểu văn bản (Tiếp)
3. Chiến tranh hạt nhân và các quy luật tự nhiên.
- Luận điểm: chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí
- Luận cứ:
+ 380 triệu năm con bu¬ớm mới có thể bay, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, trải qua 4 kỉ địa chất con ng¬ười mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu
+ Chỉ cần bấm nút một cái... trở về điểm xuất phát ban đầu.
- Nhận xét :
+ Dẫn chứng chính xác; hình ảnh sinh động
+ Nghệ thuật: Tương phản đối lâp: quá trình hình thành sự sống lâu dài > < sự huỷ diệt trong nháy mắt .
-> Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên.
- Thái độ tác giả:
+ Mỉa mai, lên án việc chạy đua vũ khí hạt nhân.
+ Trân trọng, nâng niu cuộc sống
4. Nhiệm vụ của chúng ta
- Kêu gọi mọi người: đem tiếng nói... đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng.
-> Hãy đấu tranh đòi chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình trên trái đất.
- Đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ, tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân.
-> Muốn cho thời đại sau biết cuộc sống của con ngư¬ời đã từng tồn tại và những kẻ dã man nào đã huỷ diệt cuộc sống bằng vũ khí hạt nhân.
- Luận điểm: Cần đoàn kết đấu tranh xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình.
- Tác giả: yêu cuộc sống thiết tha, yêu hoà bình cháy bỏng.
5. Tổng kết
- Nội dung: Chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy,nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là đấu tranh để loạibỏ nguy cơ ấy.
- Nghệ thuật
+ Lập luận chặt chẽ
+ Chứng cứ cụ thể, xác thực, phong phú
+ Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- PP: nêu và giải quyết vấn đề
- NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Hoạt động cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực, KT bản đồ tư duy, máy chiếu
- Yêu cầu HS thực hiện theo mục 1b phần C.
? Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- HS chia sẻ mục a, nhận xét
- GV sửa chữa, chuẩn xác sơ đồ mục b Bài tập 1
- Vẽ sơ đồ
D+ E- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- PP: thuyết trình
- NL: tự học,sử dụng CNTT và TT
- Hướng dẫn HS thực hiện mục D.1, E.1 ở nhà và chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp. 1D. Đọc/ xem 1-2 tài liệu ( bài viết, tranh ảnh…) trên các phương tiện thông tin đại chúng về hậu quả của chiến tranh hoặc nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. Giới thiệu ngắn gọn với bạn trong lớp về tài liệu đó.
Tiết 8
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: vấn đáp
- NL: tự học, giao tiếp
* Hoạt động cá nhân, máy chiếu
- Chiếu đoạn hội thoại:
Khách đi đường hỏi thăm Nam:
- Cháu cho bác hỏi thăm đường đến bệnh viện huyện.
Nam trả lời:
- Không biết.
? Nhận xét về câu trả lời của Nam trong đoạn hội thoại trên? Từ đó, em rút ra bài học gì khi giao tiếp ?
- HS trả lời, nhận xét
- GV bổ sung -> Giới thiệu bài mới
- Nhận xét: Câu trả lời của Nam cộc lốc, không có chủ ngữ, không tôn trọng và lễ phép với người lớn tuổi.
- Bài học rút ra: Khi giao tiếp cần phải trả lời đúng chủ đề, rõ ràng, lịch sự.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- PP: vấn đáp, quan sát và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm
- NL: tự học, giao tiếp,hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu
- Yêu cầu HS Trả lời các câu hỏi mục 3a, bổ sung
(1) Trong tiếng Việt có thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”. Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
(2) Hoàn thành thông tin sau vào vở: Khi giao tiếp cần nói (…), tránh nói lạc đề.
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức
* Hoạt động cá nhân, máy chiếu
- HS trả lời các câu hỏi mục b
(1) Trong tiếng Việt có một số thành ngữ như: dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc, lúng búng như ngậm hột thị. Em hãy cho biết những thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào.
(2) Cách nói này có giúp cho giao tiếp đạt kết quả như mong muốn không? Vì sao?
(3) Hoàn thành thông tin sau vào vở: Khi giao tiếp cần chú ý nói (…), (…); tránh nói mơ hồ, dài dòng.
- HS nhận xét, bổ sung
- GV chốt phương châm cách thức
- Chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ
* Hoạt động cá nhân
- HS trả lời câu hỏi mục c
(1) Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có một số câu như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “Vàng thì thử lửa thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”;. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên bảo điều gì?
(2) Hoàn thành bảng thông tin sau vào vở: Khi giao tiếp cần (…); tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác.
- HS nhận xét, bổ sung
- GV định hướng, chuẩn kiến thức.
- GV chốt phương châm lịch sự III. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại (Tiếp)
1) Phương châm quan hệ
a. Tìm hiểu ví dụ
. HS đọc VD
- Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” chỉ tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau.
- Hậu quả: Người nói và người nghe không hiểu nhau, không đạt được mục đích giao tiếp.
-> Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
2. Phương châm cách thức
a. Tìm hiểu ví dụ
- Các thành ngữ chỉ cách nói năng dài dòng, rườm rà; không rành mạch, không thoát ý; ấp úng,
- Cách nói đạt kết quả không mong muốn vì: Người nghe khó hiểu hoặc hiểu sai, không sát, không đúng nội dung (không đạt được hiệu quả GT)
=> Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ, dài dòng.
3. Phương châm lịch sự
(1) Tìm hiểu ví dụ
- Cha ông ta khuyên khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người đối thoại với mình.
(2) Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác; tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- PP: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu tình huống, rèn luyện theo mẫu
- NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Hoạt động nhóm, KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu
- HS xác định nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi bài tập 2
a. Trong mỗi ví dụ sau, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Lí giải rõ điều đó.
b. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giải; đánh trống lảng.
c. Dựa vào những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
- Nhân tiện đây tôi xin được hỏi; tiện đây anh có thể cho tôi biết;
- Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì chưa phải xin chị bỏ qua cho;
- Tôi chỉ có thể nói với anh; tôi không thể nói nhiều hơn….
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá
Bài tập 2
a.
* Ví dụ 1: Vi phạm phương châm quan hệ vì không nói đúng đề tài giao tiếp: khách hỏi về người cha còn đứa bé trả lời về tờ giấy.
* Ví dụ 2: Cai lệ vi phạm phương châm lịch sự vì nói năng không tế nhị, không tôn trọng chị Dậu.
b.
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo -> PC lịch sự
- Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu -> PC lịch sự
- Nửa úp, nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý -> PC cách thức
- Mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác -> PC lịch sự
- Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ).
c.
- Tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ.
- Người nói chú ý tuân thủ phương châm lịch sự.
- Người nói chú ý tuân thủ phương châm cách thức
D+ E - HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- PP: thuyết trình
- NL: tự học, sử dụng CNTT và TT
- Hướng dẫn HS thực hiện mục D.2, E.2 ở nhà và chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
? Hệ thống lại bằng sơ đồ những đặc điểm của 5 phương châm hội thoại đã học 5 phương châm hội thoại:
• Phương châm về lượng: lượng thông tin không thừa không thiếu.
• Phương châm về chất: Nội dung chính xác, chân thực.
• Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài, tránh lạc đề.
• Phương châm cách thức: Nói ngắn gọn, rõ ràng.
• Phương châm lịch sự: Tế nhị và tôn trọng.
* Hướng dẫn học tập
- Học và nhớ được nội dung bài học
- Chuẩn bị mục B.4; C.3, mục D. 3
+ Đọc ngữ liệu
+ Trả lời các câu hỏi
+ Viết một đoạn văn TM có sử dụng yếu tố miêu tả theo yêu cầu mục D.3
. Chọn con vật nuôi
. Dự kiến sử dụng yếu tố miêu tả
. Viết thành đoạn văn
_______________________________________________________________
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
Bài 2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
Tiết 9
Hình thức tổ chức Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- PP: vấn đáp
- NL: tự học, giao tiếp
* Hoạt động cá nhân, máy chiếu
- Chiếu đoạn văn TM có yếu tố miêu tả
- HS trả lời, nhận xét
- GV bổ sung -> Giới thiệu bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- PP: vấn đáp; trực quan, quan sát và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm
- NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Hoạt động nhóm, KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục a
1) Giải thích nhan đề của văn bản
(2) Tìm 1 – 2 câu văn có yếu tố miêu tả và chỉ rõ những yếu tố miêu tả đó.
(3) Theo em, những yếu tố miêu tả này có tác dụng gì trong bài văn thuyết minh?
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, GV- HS đánh giá.
* Hoạt động cặp, máy chiếu
- HS xác định nhiệm vụ: câu hỏi mục b
? Chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích sau và nhận xét về tác dụng của chúng.
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá
* Dạy học cả lớp
- GV sử dụng câu hỏi mục c
? Từ những kết quả của bài tập trên, em hãy cho biết: Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả không và sử dụng ở mức độ nào? Những yếu tố miêu tả thường hướng tới mục đích gì và có tác dụng như thế nào?
- Chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ.
IV. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTM
a. Tìm hiểu ví dụ
* Ví dụ a
- Nhan đề văn bản: Vai trò của cây chuối trong đời sống của người dân VN.
- Yếu tố miêu tả:
+ Cây chuối thân mềm vư¬ơn lên như¬ những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
+ Có một loại chuối...vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.
- Tác dụng của yếu tố miêu tả:
+ Làm cho các đặc điểm của cây chuối được hiện ra thật cụ thể, sinh động.
+ Nhấn mạnh, gây ấn tượng với người đọc về vẻ đẹp và công dụng của chuối
+ Bài văn hấp dẫn
* Ví dụ b
- Yếu tố miêu tả :
+ Cây so đũa thân thẳng...thân gỗ.
+ Lá so đũa hình bầu dục...xanh biếc quanh năm.
+ Hoa có ba màu...nhụy hoa.
+ Dù kèm..khó quên.
- Tác dụng miêu tả :
+ Làm nổi bật đặc điểm, công dụng của cây so đũa; gây ấn tượng với người đọc
c. - Trong văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả. Tuy nhiên yếu tố miêu tả chỉ được sử dụng ở mức độ phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
- Những yếu tố miêu tả thường hướng tới làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
Tiết 10
Hình thức tổ chức Nội dung
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- PP: trực quan, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
- NL: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* HĐ cá nhân, KT đọc tích cực, KT viết tích cực
- Sử dụng câu hỏi mục 3 (a,b,c)
? Đọc đoạn trích sau và liệt kê những thông tin chính về đối tượng được nói tới.
? Từ những thông tin chính đã liệt kê trên đây, hãy viết thành đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
? Trao đổi với bạn và nhận xét về tác dụng của những yếu tố miêu tả đã sử dụng trong đoạn văn.
- Yêu cầu Hs hoạt động cá nhân viết đoạn văn Thuyết minh
+ Hình thức: Đảm bảo sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ
+ Nội dung: sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả
* Hoạt động nhóm, KT khăn phủ bàn, máy chiếu
- HS xác định nhiệm vụ: câu hỏi mục 3 (d)
? Rút ra một số lưu ý về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh ( lựa chọn yếu tố miêu tả, miêu tả như thế nào, mức độ miêu tả…).
- HS HĐCN, thảo luận
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo.
Bài tập 3
a. Những thông tin chính về đối tượng:
+ Đặc điểm sinh học của sen: Rễ, thân, lá, hoa.
+ Giá trị sử dụng của sen: lá sen, ngó sen, củ sen, hạt sen…
b.c. Viết đoạn văn
Sen là loài cây thân rễ, mọc trong các lớp bùn ở ao, hồ, sông, ngòi… Câu ca dao nói về “nhị vàng, bông trắng, lá xanh” cũng đã cho ta thấy được đặc điểm chung của loài hoa này. Một cây hoa sen thông thường có thể cao tới 1,5m. Chiếc lá sen to và tròn như chiếc nón vành màu xanh nổi trên mặt nước. Cuống là hình trụ dài hơn 1m, xốp rỗng, có những chiếc gai nhỏ li ti bám chặt xung quanh. Cánh hoa sen có màu hồng phớt hoặc màu trắng tùy vào loại sen. Nhiều bông sen đua nhau nở tạo nên một đầm sen vô cùng đẹp mắt. Cây sen có giá trị sử dụng cao. Lá sen làm vị thuốc hoặc gói thức ăn, ngó sen, củ sen, hạt sen đều là những loại thức ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
d. Lưu ý:
+ Yếu tố miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận.
+ Cần dự kiến sử dụng yếu tố miêu tả phù hợp với nội dung thuyết minh.
+ Miêu tả trong văn thuyết minh là cần thiết nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Lạm dụng miêu tả thì sẽ làm lu mờ nội dung tri thức thuyết minh trong bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- PP: nêu và giải quyết vấn đề, rèn luyện theo mẫu
- NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực
- Hướng dẫn HS viết đoạn văn
+ Hình thức: có câu chủ đề, có sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
+ Nội dung: chọn nội dung phù hợp để sử dụng yếu tố miêu tả cho đối tượng thuyết minh .
- Gv gọi hs đọc bài, sửa chữa và đánh giá. Bài tập 3
Viết đoạn văn
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- PP: thuyết trình
- NL: tự học, sử dụng CNTT và TT
- Yêu cầu HS sưu tầm một số đoạn văn, bài văn TM có yếu tố miêu tả
* Hướng dẫn học tập
- Học và nhớ được nội dung bài học
- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn TM
- Cách lập dàn ý, cách viết đoạn văn TM sử dụng yếu tố miêu tả
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị bài 3:
+ Trả lời câu hỏi mục A bài thuyết trình để trình bày trước lớp
+ Đọc văn bản, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,
+ Trả lời các câu hỏi và hoàn thành các bảng ở mục B.2.
Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................