Giáo án PTNL bài Miêu tả trong văn bản tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Miêu tả trong văn bản tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài  Miêu tả trong văn bản tự sự
Ngày soạn : Ngày dạy Tuần 6 - Tiết 32 Tập làm văn: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. + Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự 2. Kỹ năng: + Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự . + Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự. 3. Kĩ năng sống: + Kĩ năng ra quyết định, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, lắng nghe tích cực.v.v. 4. Thái độ: + Giáo dục học sinh ý thức vận dụng hợp lý yếu tố miêu tả nội tâm khi tạo văn bản tự sự. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: Tham khảo tư liệu, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, ví dụ minh hoạ * Học sinh: Chuẩn bị theo sách giáo khoa C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, quy nạp, thực hành + Kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút, viết tích cực D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1( 0,25 đ): Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì? A. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. B. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh. C. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh. D. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Câu 2: (0, 25đ) Đọc đoạn văn sau đây: (1) Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng: bưởi Đoan Hùng ở Phú Yên, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. (2) Người sành nhìn dáng quả bưởi đã có thể biết được bưởi vùng nào. (3) Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không nhô ra, dáng (2) hơi dẹt đầu cuống và đầu núm. (4) Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. (5) Nâng trên lòng bàn tay, vỏ thấm vào da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm. (6) Chỉ dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào vỏ, xung quanh nơi ấn màu vỏ sáng lên và li ti hiện ra một lớp tinh dầu mơ hồ thoảng mùi hương dìu dịu… ( Theo Võ Văn Trực, tạp trí Tia Sáng, Xuân 1998) Trong các câu sau câu nào không phải là câu văn miêu tả? A. Câu 3 & 4 C. Câu 6 & 3 B. Câu 4 & 5 D. Câu 1 & 2 Câu 3: (1,0 đ) Kể tên một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh? Câu 4: (0,5 đ) Điền vào chỗ trống những từ ngữ phù hợp để các câu văn dưới đây vẫn đảm bảo có những yếu tố miêu tả? Có một loài chuối được người ta rất chuộng, đấy là chuối trứng cuốc- không phải là ………………….như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt…………….như vỏ trứng cuốc. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: thuyết trình - Thời gian: - GV dẫn dắt: Việc đưa ra các phương thức biểu đạt là để dễ phân biệt & rèn luyện những phương thức cơ bản về tập làm văn cho học sinh. Nhưng trong thực tế không có kiểu văn bản nào thuần nhất 1 phương thức biểu đạt, mà thường kết hợp đan xen giữa các phương thức biểu đạt trong đó có 1 phương thức biểu đạt chính. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Trong đó miêu tả là phụ & tự sự là chính. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Giáo viên: Miêu tả ở lớp 6,7 nhằm hình thành kiến thức và kĩ năng chung nhất (quan sát, so sánh, tưởng tượng...) về các đề tài quen thuộc. Còn ở lớp 9 chú ý nhiều hơn đến miêu tả bên trong (tâm lí, tính cách nhân vật...) có độ dài và hoàn chỉnh hơn, khai thác nghệ thuật trong văn bản tự sự. * Giáo viên đưa đoạn văn trên bảng phụ * GV gọi học sinh đọc ? Nêu xuất xứ đoạn trích ? + Đây là đoạn trích từ văn bản“ Hoàng Lê nhất thống chí” hồi 14 của Ngô Gia Văn Phái ? Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích này? + Tự sự ? Một bạn đó kể lại nội dung đoạn trích trên bằng các sự việc như sau: + Vua Quang Trung cho ghép ván lại cứ 10 người khiêng một bức rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi + Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa + Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh + Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, quân Thanh đại bại. => Nếu ghép các sự việc lại, ta sẽ có một đoạn văn tóm tắt. ? Em có nhận xét gì về đoạn văn tóm tắt với đoạn trích từ văn bản? Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Tại sao? + Nếu chỉ kể lại thì câu chuyện kém sinh động cụ thể, hấp dẫn ? Vì sao đọc đoạn trích ta thấy sinh động và thích thú hơn? + Vì trong đoạn trích có yếu tố miêu tả. ? Em hãy chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn trích và cho biết các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào? + Đối tượng được miêu tả: - Hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc => tả nhân vật + Không khí trận đánh: Khí thế của quân Tây Sơn, Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh => Tả cảnh vật ? So sánh đoạn văn tóm tắt và doạn trích, em thấy tác dụng của yếu tố miêu tả như thế nào? + Nhờ có yếu tố miêu tả nhân vật, vua Quang Trung thêm nổi bật. Hình ảnh một vị vua oai phong lẫm liệt xụng trận, trận đánh thêm sinh động bừng bừng khí thế chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn và sự thất bại thảm hại quân Thanh. ? Khi hình dung ra sự chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn và sự thất bại nhục nhã của quân Thanh, em có cảm xúc gì? + Hồ hởi, thích thú, thoải mái ... ? Từ tất cả những phân tích trên, em hãy kết luận về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? Nó có cần thiết không? Vì sao? ? Khi đưa các yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự người viết nên chú ý điều gì? + Tự sự: Chủ đạo + Miêu tả: Phụ trợ. Khi đưa vào chú ý vị trí của những yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Số lượng của những yếu tố, chi tiết miêu tả đó ? Khi viết văn tự sự em có thể kêế hợp các yếu tố miêu tả khi nào? + Miêu tả cảnh vật, sự vật, con người: hình dáng, đặc điểm, tính chất * GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn băn tự sự: 1. Phân tích VD SGK/91 + Đoạn trích kể về trận đánh Ngọc Hồi do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy vào mờ sáng mùng 5 tết + Văn bản tự sự cũng rất cần yếu tố miêu tả -> Tác dụng: Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, trạng thái, đặc điểm, tính chất...của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm. Việc miêu tả làm cho lời kể trở lên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. 2. Ghi nhớ: (SGK-92) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: * GV đọc bài tập 1, xác định yêu cầu bài tập số 1 SGK Nhóm bàn- 3 phút Nhóm 1: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” Nhóm 2,3: Tìm yếu tố miêu tả trong “Cảnh ngày xuân”? * Thảo luận - ghi ý kiến vào bảng nhóm, cử đại diện trình bày. * Giáo viên khái quát, tổng hợp lại. ? Phân tích yếu tố miêu tả trong việc thực hiện nội dung đoạn trích? HS khá - Tả Thuý Vân: đoan trang, phúc hậu, hiền dịu: “Đầy đặn, nở nang, cười, ngọc thốt”… - Tả Thuý Kiều: sắc sảo, thông minh, đẹp,… -> biện pháp ước lệ, tượng trưng, gợi cảm + Đoạn tả cảnh: Gợi cảnh sắc, tạo ấn tượng về cảnh, cảnh được tái tạo sinh động, hấp dẫn. * Giáo viên cho học sinh các nhóm tự thực hiện bài tập (Kĩ thuật động não)-> Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung góp ý-> Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện. II. Luyện tập: Bài tập số 1: ( SGK-92 ) Tìm yếu tố miêu tả - Phân tích yếu tố miêu tả trong việc thực hiện nội dung đoạn trích: + Tả Thuý Vân: đoan trang, phúc hậu, hiền dịu. + Tả Thuý Kiều: tuyệt sắc, tuyệt tài, sắc sảo, có tình, thông minh -> Vẻ đẹp: mỗi người một vẻ đẹp riêng qua biện pháp ước lệ tượng trưng. - Đoạn tả cảnh: Gợi cảnh sắc: Tươi tắn -> buổi sáng Buồn vắng -> buổi chiều Bài tập số 2: (SGK-92 ) Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng bản thân ? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ?Hãy nêu một số văn bản tự sự em học gần đây có yếu tố miêu tả? + Chuyện người con gái..., Chuyện cũ ....Hoàng Lê nhất thống chí .. đoạn trích của Truyện Kiều. ? Chỉ ra đoạn văn bản có sử dụng yếu tố miêu tả, tác dụng của các yếu tố miêu tả đó trong đoạn trích? * Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận-> Giáo viên chữa và hoàn chỉnh kĩ năng phát hiện, phân tích tác dụng của yếu tố mieu tả trong văn bản tự sự cụ thể HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: ? Hãy viết một đoạn văn có khoảng 10 câu để kể lại một sự kiện đáng nhớ với em; chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả đã được sử dụng trong đoạn văn 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học bài, hoàn chỉnh bài luyện tập. + Phân tích một doạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học. + Chuẩn bị: " Kiều ở lầu Ngưng Bích" ( Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều, nội dung và nghệ thuật chính đoạn trích.v.v. Soạn các nội dung trong SGK)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Miêu tả trong văn bản tự sự 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Miêu tả trong văn bản tự sự, giáo án hay bài Miêu tả trong văn bản tự sự, giáo án chi tiét bài Miêu tả trong văn bản tự sự

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác