Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Phép phân tích và tổng hợp. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần 19
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 94 :
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ HS nắm đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
+ Hiểu sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
+ Phân tích tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2. Kỹ năng:
+ Nhận diện, phân tích được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
+ Sáng tạo khi vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc- hiểu văn bản nghị luận.
3. Đánh giá năng lực:
+ HS có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian.v.v.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng đúng khi tạo lập và đọc- hiểu văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
*Giáo viên: Bảng phụ.
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu bài học (Đặc điểm, tác dụng của phép lập luận phân tích và tổng hợp, sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp).
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp, thực hành.
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của Học sinh
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian:
Ở các lớp dưới chúng ta đã được tìm hiểu phép lập luận chứng minh, phép lập luận giải thích. Ở lớp 9 chúng ta tìm hiểu tiếp phép lập luận phân tích và tổng hợp. Thế nào là phép phân tích, thế nào là phép tổng hợp? Vai trò của chúng trong văn bản nghị luận ra sao, cô trò ta cùng tìm hiểu bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
*GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản (Sgk/9) và trả lời câu hỏi :
? Văn bản trên thuộc kiểu loại văn bản gì?
+ Nghị luận
? Vấn đề nghị luận là gì?
+Vấn đề nghị luận: trang phục, vấn đề các quy tắc ngầm của văn học buộc mọi người phải tuân theo.
? Hãy chỉ ra bố cục của văn bản nghị luận trên?
* Giáo viên: Có 3 phần
+ Phần 1: Đoạn đầu
+ Phần 2 : Đoạn 2, 3
+ Phần3 : Còn lại
* HS thảo luận theo nhóm :
Nhóm bàn - Sử dụng phiếu học tập- Thời gian: 3 phút
Trang phục
Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3
Dẫn chứng Tác dụng của D/c Luận điểm D/c minh họa LĐ Quy tắc chi phối cách ăn mặc Cách nêu dẫn chứng
* Đáp án:
Trang phục
Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3
Dẫn chứng Tác dụng của D/c Luận điểm D/c minh họa LĐ Quy tắc chi phối cách ăn mặc Cách nêu dẫn chứng
+ Không ai ăn mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất.
+ Không ai đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt trước mặt mọi người.
=> Sự đồng bộ, hài hoà trong trang phục. Vấn đề ăn mặc chỉnh tề)
Ăn cho mình, mặc cho người - Cô gái ở hang sâu
- Anh TN đi tát nước
- Đi đám cưới
+Đi dự đám tang + Văn hoá xã hội: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh. nêu giả định, so sánh, đối chiếu.
Lí do không ai làm điều phi lí như TG:dẫn chứng đó thể hiện sự thiếu chỉnh tề, không đồng bộ, trông chướng mắt-> không ai muốn khác thường để mọi người chú ý, bàn tán, mỉa mai, lên án. Y phục xứng kì đức mặc đẹp mặc,sang không phù hợp tự làm mình xấu đi.
+ Cái đẹp đi với sự giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.
=> Phép lập luận phân tích
* Giáo viên: Câu kết “Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội" có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không?
? Nó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu trên không?
+ Là câu tổng hợp các ý nó thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng đã nêu.
? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? H khá
+ Ăn mặc đẹp: Giản dị. phù hợp môi trường.
? Nêu các điều kiện quy định cái đẹp của trang phục như thế nào?
+ Phù hợp văn hoá, đạo đức môi trường.
* Giáo viên: Có phù hợp thì mới đẹp, sự phù hợp với môi trường phù hợp với hiểu biết, phù hợp với đạo đức.
? Ở đây tác giả sử dụng phép lập luận gì?
+ Lập luận tổng hợp- chốt lại
+ Thông qua các biểu hiện (từng mặt của sự vật trong cùng 1 bình diện)
+ Chốt lại vấn đề (Thâu tóm tổng hợp các ý trình bày, phân tích)
“Ăn cho mình, mặc cho người”
-> Trang phục hợp văn hoá, đạo đức, môi trường mới là trang phục đẹp.
-> Thực hiện ở sau phần phân tích (cuối văn bản)
? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
+ Cuối đoạn hoặc cuối bài, ở phần kết luận của 1 phần hoặc toàn bộ văn bản.
? Qua phân tích ví dụ, hãy cho viết vai trò của phép phân tích, tổng hợp đối với bài văn nghị luận trên ?
+ Phép lập luận phân tích, giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như một số người lầm tuởng rằng đó là sở thích và là quyền bất khả xâm phạm của mình.
? Qua tìm hiểu em biết thế nào là lập luận phân tích, lập luận tổng hợp ?
+ Lập luận phân tích: Trình bày từng bộ phận (bình diện) của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng, phù hợp với cấu tạo, quy luật của sự vật, hiện tượng…-> Để phân tích được người ta sử dụng phương pháp như: Nêu giả định, so sánh, đối chiếu, giả thích, chứng minh,…
+ Lập luận tổng hợp là phép lập luận được rút ra cái chung từ những điều phân tích, thường được thực hiện ở cuối văn bản.
? Sự khác nhau của phép lập luận phân tích và tổng hợp ?
+ Phép lập luận phân tích: Trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề.
+ Phép lập luận tổng hợp: Rút ra cái chung.
? Mối quan hệ giữa phép lập luận phân tích và tổng hợp?
+ Phân tích và tổng hợp là 2 thao tác luôn đi liền với nhau ( không phân tích thì không có cơ sở để tổng hợp, nếu phân tích không tổng hợp thì các thao tác phân tích cũng không đạt hiệu quả trọn vẹn)
* Giáo viên:
? Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận ?
? Người ta sử dụng những biện pháp nào trong phép lập luận phân tích?
+ Vận dụng các biện pháp: Nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, lập luận giải thích, chứng minh.
? Nhờ đâu có phép tổng hợp?
+ Nhờ có phân tích thì mới có tổng hợp.
* Học sinh đọc ghi nhớ Sgk-10
I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
1.Phân tích ngữ liệu: SGK/9
Văn bản “Trang phục”
+ Vấn đề bàn luận: Cách ăn mặc, trang phục.
* Quy tắc ngầm của văn hoá, trang phục buộc mọi người phải tuân theo:
+ Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh.
+ Trang phục phải phù hợp với đạo đức.
* Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
+ Phép lập luận phân tích: trình bày từng bộ phận, từng phương diện.
+ Phép lập luận tổng hợp: rút ra cái chung từ những điều phân tích.
* Mối quan hệ : đối lập nhưng không tách rời nhau không có phân tích thì không có tổng hợp.
* Tác dụng:
+ Giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau -> Làm rõ ý nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng.
2. Ghi nhớ:
( SGK -10 )
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
* Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 1
* Giáo viên: Xác định luận điểm của đoạn văn ?
+ Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách rốt cuộc là con đường quan trọng của học vấn.
? Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm đó?
? Tác giả đã đưa ra lý lẽ trình bày từng khía cạnh của vấn đề ?
+ Học vấn là của nhân loại.
+ Sách là kho tàng học vấn.
+ Nếu chúng ta đọc thì mới mong tiến lên từ văn hoá học thuật.
+ Nếu không đọc tự xoá bỏ hết các thành tựu. Nếu xoá bỏ hết thì chúng ta tự lùi về điểm xuất phát.
* Giáo viên yêu cầu: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2?
* Học sinh thảo luận nhóm bàn
- Thời gian: 3 phút
- Câu hỏi: ghi lí do chọn sách
- Đáp án:
+ Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt đọc mới có ích.
+ Do sức có hạn, không chọn sách đọc thì lãng phí sức mình.
+ Do sách có nhiều loại, liên quan đến nhau -> Phải đọc để hiểu rõ hơn
* Gọi đai diện nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và bổ sung.
* Giáo viên yêu cầu: Đoc bài tập số 3? Nêu yêu cầu bài tập?
? Tác giả đã phân tích lí do phải chọn sách mà đọc như thế nào?
* Giáo viên giao cho 2 nhóm làm bài tập
* Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và bổ sung.
? Tác giả phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
* Giáo viên giao cho 2 nhóm làm bài tập 3.
* Gọi đai diện nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và bổ sung.
? Qua các bài tập vừa phân tích, em thấy phương pháp phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận? Tại sao?
* Giáo viên cho học sinh trả lời -= Rút ra kết luận.
* Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn (Kĩ thuật động não, KT viết sáng tạo).
* Sau khi viết, giáo viên cho học sinh đọc => GV nhận xét, hoặc bổ sung... II.Luyện tập:
Bài tập số 1:Tìm hiểu về kĩ năng phân tích trong văn bản
- Luận điểm 1: Đọc sách rốt cuộc là 1 con đường của học vấn
- Phân tích: (Bằng phương pháp giải thích)
Vì: Học vấn là của nhân loại
Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại.
- Khẳng định: Sách là kho tàng quý báu…vì thế…nếu chúng ta …lạc hậu.
-> Tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích, chứng minh và dẫn chứng làm sáng rõ vấn đề.
Bài tập số 2: Phân tích lí do phải chọn sách
+ Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt đọc mới có ích.
+ Do sức có hạn, không chọn sách đọc thì lãng phí sức mình.
+ Do sách có nhiều loại, liên quan đến nhau => Phải đọc để hiểu rõ hơn.
Bài tập số 3: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách ntn?
+ Đọc sách là con đường nâng cao vốn kiến thức
+ Đọc sách để chuẩn bị làm cuộc trường chinh...
Bài tập số 4:
Phân tích có vai trò trong lập luận:
+ Rất cần thiết, vì có qua sự phân tích lợi- hại, đúng- sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
Bài tập số 5:Viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn
- Thời gian: ( )
? Phép phân tích và tổng hợp có vai trò ntn trong lập luận ?
+ Giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau cũng như các vấn đề rút ra từ phân tích mà đề tài đề cập đến trong các văn bản nghị luận.
=> Làm rõ ý nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Thời gian: ( )
- GV đặt câu hỏi: Tìm một số đoạn văn phân tích và tổng hợp trong một số văn bản em đã học?
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập.
+ Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể.
+ Phân tích việc vận dụng phép tổng hợp trong một đoạn văn cụ thể.
+ Chuẩn bị phần luyện tập ( Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu bài học )
Tác dụng của phép lập luận phân tích và tổng hợp, sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp và đáp án các bài tập).