Giáo án vnen bài Bến quê

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Bến quê. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Bến quê
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 27: BẾN QUÊ (1) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Hiểu và trình bày được ý nghĩa của triết lí về cuôc đời con người mà tác giả gửi gắm trong truyện Bến quê. Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh mang tính biểu tượng. • Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì II. • Biết cách phát biểu miệng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở biết tìm ý, lập ý đúng với yêu cầu của bài nghị luận văn học. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 131 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực - Yêu cầu HS đọc thông tin và nêu cảm nghĩ mục A - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - HS có thể nêu cảm nghĩ theo hướng: quê hương, gia đình, những hình ảnh thân thuộc...sẽ mãi là những hình ảnh, kí ức đẹp đẽ mãi theo ta trên mọi chặng đường đời...Hãy biết trân trọng khi còn có thể... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút, máy chiếu - Yêu cầu HS trình bày về tác giả, tác phẩm - HS trình bày, bổ sung - Chiếu, nhấn mạnh sự tìm tòi, sáng tạo của tác giả - HS tự đánh giá * Dạy học cả lớp ? Giọng đọc và đọc ? - Kết hợp tóm tắt - Lưu ý các chú thích * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Xác định thể loại, PTBĐ ? Nhân vật chính của truyện là ai - HS trình bày, bổ sung - Chiếu chuẩn xác, GV đánh giá * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - GV giao nhiệm vụ ? Tóm tắt các chi tiết nói về hoàn cảnh của Nhĩ trong quá khứ và hiện tại? ? Nhận xét về tình huống truyện? ? Tác dụng của tình huống truyện? - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá - Giảng, bổ sung + C/s, số phận con người chứa đựng đầy những điều bất thường, nghịch lí vượt ra ngoài dự định, toan tính của con người + Cuộc đời đôi khi cũng rất vòng vèo mà con người khó tránh. + Hạnh phúc, giá trị cuộc sống không ở đâu xa mà ở ngay cạnh mình. Điều này chỉ những người từng trải mới nhận ra + Trong lúc khó khăn, điểm tựa vững chắc của mỗi người là gia đình. *Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Qua khung cửa sổ, Nhĩ đã cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên như thế nào? Tìm chi tiết ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. ? Qua đó em thấy cảnh vật hiện lên ntn ? Anh cảm nhận gì về khung cảnh thiên nhiên đó? Tìm câu văn ? Tại sao anh lại có cảm giác đó * Hoạt động cặp, máy chiếu - GV hỏi, hs trả lời ? Qua những cảm nhận và suy nghĩ của Nhĩ về cảnh thiên nhiên, tác giả cho ta thấy điều gì ? - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, GV đánh giá, nhận xét. Bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả + Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Nghệ An. + Ông là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. b. Tác phẩm + Xuất bản năm 1985, in trong tập Bến Quê 2. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc, tóm tắt + Theo dõi chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể loại: truyện ngắn - PTBĐ: tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm, triết lí). - Nhân vật chính: Nhĩ II. Phân tích 1. Tình huống truyện * Hoàn cảnh của Nhĩ: - Quá khứ: đi nhiều nơi trên thế giới - Hiện tại: bị bại liệt, mọi sinh hoạt đều phải nhờ người khác - Anh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, nhờ con, con cũng lỡ chuyến đò sang sông -> Tình huống đầy nghịch lí, trớ trêu - Tác dụng: + Nhĩ có điều kiện bộc lộ tâm trạng + Nhà văn thể hiện những suy ngẫm của mình. 2. Hình ảnh nhân vật Nhĩ a. Cảm nhận về thiên nhiên - Những chùm hoa bằng lăng thưa thớt - Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm ra…vòm trời như cao hơn - Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non - Nhận xét: + Cảnh vật được miêu từ gần đến xa -> Không gian có chiều sâu rộng + Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng -> Đẹp, gần gũi, bình dị, thân thuộc - vẻ đẹp của đời sống, của quê hương, xứ sở - Cảm nhận của Nhĩ: Thấy cảnh vật gần gũi mà xa lắc (nghĩa là anh thấy nó vừa thân thuộc, gần gũi vừa mới mẻ, xa lạ). - Anh có cảm giác đó vì: + Gần gũi vì đó là vẻ đẹp của quê hương anh, ở ngay cạnh nhà anh, trước mắt anh + Mới mẻ, xa lắc vì đây là lần đầu tiên anh phát hiện ra vẻ đẹp của mảnh đất ấy nhưng không bao giờ anh có thể đặt chân lên mảnh đất ấy được => Những gì đẹp đẽ luôn ở quanh ta song không phải ai cũng nhận ra vì chúng quá giản dị. Chỉ khi con người vấp ngã, họ mới nhận ra thì đã muộn. - Tác giả: Thức tỉnh ý thức gắn bó, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương * Hướng dẫn học tập - Học bài + Tình huống truyện và tác dụng + Bài học mà tác giả gửi gắm qua cảm nhận của Nhĩ về thiên nhiên - Chuẩn bị : Mục B.2; C.1 + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi + Làm bài tập __________________________________________ Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 27: BẾN QUÊ (2) III. NỘI DUNG Tiết 132 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân - Nêu câu hỏi ? Qua cảm nhận của nhân vật Nhĩ về thiên nhiên, nhà văn thức tỉnh điều gì ở người đọc ? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài học - Tác giả: Thức tỉnh ý thức gắn bó, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động nhóm (4 ), KT công đoạn, bảng phụ, máy chiếu - GV giao nhiệm vụ cụ thể như sau : + N1 : Cảm nhận về chính mình + N2 : Cảm nhận về Liên + N3 : Khao khát của Nhĩ + N4 : Hành động cuối cùng của Nhĩ - Chiếu câu hỏi Nhóm 1 ? Nhĩ đã hỏi Liên những gì? Thái độ của Liên ra sao? ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật? ? Nhĩ đã cảm nhận được điều gì xảy ra với mình? Nhóm 2 ? Nhĩ đã cảm nhận về vợ qua những chi tiết nào? ? Những chi tiết đó cho thấy Nhĩ nhận ra điều gì ở vợ? ? Liên và gia đình có ý nghĩa gì đối với Nhĩ lúc này ? Từ đó, em cảm nhận được gì về tâm trạng của Nhĩ lúc này? ? Qua những cảm nhận của Nhĩ về vợ, tác giả cho chúng ta thấy điều gì Nhóm 3 ? Khao khát cuối cùng của Nhĩ là gì? ? Em có nhận xét gì về khao khát đó? ? Qua khao khát này, tác giả muốn thức tỉnh con người điều gì? ? Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ đã làm gì? ? Điều đó có thực hiện được không? ? Thái độ của Nhĩ ? Từ đây, anh đã rút ra một qui luật nào nữa trong cuộc đời mỗi con người? Nhóm 4 ? Hành động cuối cùng của Nhĩ là gì? ? Em hiểu như thế nào về hành động ấy? ? Nhận xét nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong truyện? ? Hành động này có ý nghĩa gì? - HS trao đổi, ghi kết quả vào bảng phụ - HS luân chuyển kết quả với nhóm bạn để góp ý, bổ sung - Mời đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, đánh giá Bình: Một quy luật khác được rút ra từ trải nghiệm của Nhĩ là sự cách biệt khác nhau giữa các thế hệ già, trẻ, cha con: Dù rất thương nhau nhưng đâu dễ hiểu nhau. Làm thế nào để các thế hệ thật hiểu nhau, bổ sung cho nhau đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn. * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, MC ? Khái quát về nghệ thuật, nội dung của truyện? - GV định hướng II. Phân tích (tiếp) 2. Hình ảnh nhân vật Nhĩ (tiếp) b. Cảm nhận về chính mình + Hỏi : “Đêm qua em có nghe thấy gì không?”, “Hôm nay là ngày mấy?” + Liên im lặng, né tránh - Nhận xét: Miêu tả tâm lí tinh tế =>Bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống đựơc bao lâu nữa. c. Cảm nhận về Liên - Nhĩ cảm nhận về vợ qua chi tiết: Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá, những ngón tay gầy guộc - Anh nói với Liên: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh” - Cũng như cảnh bãi bồi, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ đời xưa.... -> Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tảo tần, chịu đựng và đức hi sinh thầm lặng của vợ - Liên cũng như gia đình trở thành chỗ dựa cho Nhĩ trong những ngày tháng cuối đời - Anh thực sự thấu hiểu vợ với niềm xúc động, biết ơn sâu sắc xen lẫn ân hận, xót xa => Gia đình là chỗ dựa, là bến đỗ bình yên của con người (.) Thức tỉnh sự trân trọng những giá trị của cuộc sống gia đình d. Khao khát của Nhĩ - Khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông -> Nhận xét: Khao khát đó bình thường nhưng vô vọng. => Thức tỉnh con người: cần trân trọng những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống trước khi quá muộn - Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ nhờ con sang sông. Nhưng đứa con vì mải xem cờ nên để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. - Không thực hiện được Nhĩ không giận con vì biết nó chưa hiểu ý mình. => Quy luật: Đời người thật khó tránh được những điều vòng vèo, chùng chình. đ. Hành động cuối cùng của Nhĩ - Hành động cuối cùng: Nhĩ nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy đi mau cho kịp chuyến đò - chuyến đò duy nhất (vì con anh đang mải chơi). - Nhận xét: Xây dựng hình ảnh biểu tượng =>Thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng la cà, dềnh dàng để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững. 3.Tổng kết a. Nghệ thuật Miêu tả tân lí tinh tế và xây dựng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng. b. Nội dung Suy ngẫm về cuộc đời và thức tỉnh sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, gần gũi cuộc sống quê hương. C.D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm ; - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động nhóm (bàn ), KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời ý a - HS trao đổi, trình bày, phản biện - Chuẩn xác, HS đánh giá chéo - Giảng bổ sung một số hình ảnh biểu tượng khác: + Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng đất lở...sự sống của Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng + Hành động của Nhĩ ở cuối truyện... thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng la cà, dềnh dàng, vô bổ. * Hoạt động cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Yêu cầu HS chia sẻ theo ý b - HS chia sẻ, nhận xét - GV đánh giá, bổ sung 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Bến quê a. Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh TN biểu tượng cho vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc. - Hình ảnh bờ đất sụt lở dốc đứng bên này sông: sự sống của Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng - Đứa con Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ...những điều chùng chình, vòng vèo trên đường đời người ta khó tránh khỏi. b. (Gợi ý: - Bài học về tình cảm với gia đình. - Thái độ với những cảnh đẹp của quê hương, đất nước. - Bài học về cách sống, ứng xử những tác động bất thường của cuộc sống và thái độ của mỗi người...). E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: tự học, CNTT * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: tìm đọc thêm các tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Minh Châu. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Bài học rút ra từ văn bản + ND và NT đặc sắc - Chuẩn bị : Bài 26, mục C.2,3, D + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi + Làm các bài tập + Lập dàn ý cho đề văn, luyện nói theo dàn ý __________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 27: BẾN QUÊ (3) III. NỘI DUNG Tiết 133 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cả lớp : Trò chơi hái hoa dân chủ - Hướng dẫn HS cách chơi : HS bốc thăm câu hỏi (ND xoay quanh các kiến thức TV đã học) - HS bốc câu hỏi, trả lời, bổ sung - GV đánh giá, dẫn vào bài mới - Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: quan sát và phân tích ngôn ngữ ; thảo luận nhóm ; - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác * Hoạt động nhóm (5 ), KT chia nhóm (đếm số), KT phòng tranh, máy chiếu - Yêu cầu HS hoàn thành BT 2 - HS trao đổi, trình bày - HS trưng bày sản phẩm - GV chuẩn xác, GV và nhóm chuyên gia đánh giá, cho điểm các nhóm 2. Ôn tập phần Tiếng Việt a,b. Câu Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Gọi - đáp Cảm thán Phụ chú a Làm khí tượng b.1 Cái giống hoa ...nhợt nhạt b.2 Thưa ông Vất vả quá! b.3 May ra c. Các phép liên kết (1) - Phép nối (2) - Phép nối (3) - Phép thế, phép lặp d. Hàm ý: địa ngục là chỗ của những người nhà giàu như ông D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS viết đoạn văn với chủ đề về ô nhiễm môi trường, có sử dụng 1 thành phần khởi ngữ (hoặc 1 TP biệt lập) và 1 phép LK đã học. + Hình thức: đảm bảo đoạn văn NL về sự việc, hiện tượng đời sống (diễn dịch hoặc tổng-phân-hợp); có sử dụng KN (hoặc TPBL), có sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. + ND: GT được vấn đề NL, GT từ ngữ khó, nêu được biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, BP khắc phục, liên hệ bản thân. - HS viết đoạn văn, đọc, nhận xét - GV sữa chữa, đánh giá - HS viết đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: tự học, CNTT * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện mục E ở nhà * Hướng dẫn học tập - Học bài + Nắm vững các đơn vị TV đã học + Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị : Mục C.3, D + Ôn kiến thức NL về một đoạn thơ, bài thơ + Lập dàn ý cho đề văn, luyện nói theo dàn ý ____________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 27: BẾN QUÊ (4+5) III. NỘI DUNG Tiết 134 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cả lớp - Nêu câu hỏi ? Kể tên các kiểu bài văn nghị luận đã học ? - HS trả lời, bổ sung - GV đánh giá, dẫn vào bài - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: quan sát và phân tích ngôn ngữ ; thảo luận nhóm ; - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác * Hoạt động cả lớp, KT hỏi chuyên gia, máy chiếu - Thành lập nhóm chuyên gia (HS tự nguyện) - Yêu cầu HS trong lớp hỏi nhóm chuyên gia các câu hỏi về văn NL về đoạn thơ, bài thơ: khái niệm, các bước làm bài, bố cục... - HS hỏi, trả lời, bổ sung, nhận xét - GV bổ sung, chiếu lại bố cục bài văn * Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS trao đổi về kĩ năng khi luyện nói - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động nhóm (5), KT hợp tác, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành dàn ý - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá 3. Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ a. Tái hiện kiến thức trọng tâm - Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ,đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. b. Yêu cầu: b.1 Kĩ năng: + Nói rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm + Phong thái bình tĩnh, tự tin. + Bám sát dàn ý đã xây dựng, đảm bảo bố cục của bài văn NL về đoạn thơ, bài thơ. + Nói đúng, đủ những giá trị cơ bản của đoạn thơ b.2. Dàn ý khổ 1: * Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ Sang thu, vị trí và khái quát ND đoạn thơ * Thân bài: - Cảm xúc trước khung cảnh làng quê lúc sang thu + Hình ảnh, hương vị + Từ ngữ chọn lọc (ĐT phả, chùng chình) -> Cảnh vật đẹp êm đềm, nên thơ. - Cảm xúc của tác giả + Từ ngữ (bỗng, hình như) + Cảm nhận bằng nhiều giác quan ->Ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bâng khuâng. - Cảm xúc trước cảnh vật sang thu + Hình ảnh : dòng sông, cánh chim + Các BPTT, từ ngữ - Cảm xúc trước không gian + Hình ảnh liên tưởng độc đáo : đám mây + Từ ngữ chọn lọc : vắt -> Cảnh vật đẹp tự nhiên, gợi cảm. * Kết bài: khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ. Tiết 135 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm ; - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học * Hoạt động nhóm (bàn), KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Yêu cầu HS luyện nói trong nhóm - HS luyện nói, lắng nghe và góp ý bổ sung cho nhau * Dạy học cả lớp - GV gọi nhiều HS lên bảng nói (có thể yêu cầu HS nói theo từng phần : MB, 1 đoạn phần TB, KB) - HS nói trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét - GV sửa chữa, đánh giá 3. Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ c. Luyện nói c.1. Luyện nói theo nhóm c.2. Luyện nói trước lớp D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà + Hình thức: đảm bảo đoạn văn cảm thụ thơ văn (tổng- phân - hợp), có sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. + ND: Nêu được cảm nhận về đặc sắc NT và ND của đoạn thơ - HS viết đoạn văn, trao đổi với các bạn - HS viết đoạn văn ở nhà E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: tự học, CNTT * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm các bài văn viết về bài Sang thu * Hướng dẫn học tập - Học bài + Nắm vững cách làm bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ + Hoàn thành các bài tập và dàn ý - Chuẩn bị : Mục A, B.1,2 (Bài 28) + Đọc tác phẩm + Tìm hiểu về tác giả + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 9, giáo án bến quê, giáo án bến quê vnen 9, giáo án vnen bến quê

Giải bài tập những môn khác