Giáo án vnen bài Con chó Bấc

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Con chó Bấc. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Con chó Bấc
Ngày soạn: … /…/20… Ngày dạy: …/…/ 20… BÀI 31: CON CHÓ BẤC (1+2) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Chỉ ra và phân tích được tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ; từ đó nhận ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. • Thực hiện tốt bài kiểm tra phần Tiếng Việt học kì II. • Viết được các hợp đồng có nội dung đơn giản trong cuộc sống. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 151 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc yêu cầu (mục A) - HS chia sẻ, nêu cảm nhận, bổ sung - GV NX, cung cấp một số đáp án - GV đánh giá, dẫn vào bài (Gợi ý: tg Lão Hạc, câu chuyện về con voi của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ...) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức vănhọc * HĐ cá nhân, KT trình bày một phút, máy chiếu - Nêu câu hỏi ? Nêu những nét chính về tác giả? ? Nêu xuất xứ của tác phẩm? ? Tóm tắt tác phẩm? - HS trình bày, bổ sung - Chuẩn xác, nhấn mạnh, HS tự đánh giá * Dạy học cả lớp ? Xác định giọng đọc và đọc - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích sgk * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Xác định thể loại và bố cục của VB? ? Nội dung chính của đoạn trích chủ yếu nói đến vấn đề gì. - HS trình bày, bổ sung - Chuẩn xác, HS tự đánh giá * HĐ cá nhân - GV nêu yêu cầu : ? Trước khi gặp Thooc-tơn, chủ của Bấc là ai ? ? Bấc cảm nhận như thế nào về tình cảm họ dành cho nó? Nhận xét mối quan hệ đó ? ? Nhận xét gì về cuộc sống của Bấc khi ấy? - HS trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, đánh giá - GV giảng * Hoạt động cả lớp ? Đến với Thooc-tơn, Bấc đã có tình cảm ntn? Tìm chi tiết. ? Nhận xét về tình cảm ấy? ? Đoạn mở đầu có vai trò gì - GV giảng - GV định hướng kiến thức. Hoạt động nhóm –KT chia nhóm (theo danh sách lớp), máy chiếu - GV hướng dẫn HS kẻ bảng: Tình cảm của Thooc- tơn với Bấc NT T/c của Bấc với chủ - Yêu cầu HS trả lời phiếu câu hỏi sau : ? Tìm chi tiết miêu tả tình cảm của Tho oc-tơn với Bấc ? Nhận xét về tình cảm của anh với Bấc. ? Tìm chi tiết miêu tả tình cảm của Bấc dành cho chủ? ? Cảm nhận tình cảm của Bấc khi bên chủ. ? Nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích ? - HS trả lời, trình bày, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, chiếu đáp án tham khảo (nếu cần) - HS tự đánh giá. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Lân-đơn (1876 – 1916) + Là nhà văn Mĩ - Tác phẩm: + Xuất xứ: trích chương VI có nhan đề ”Tình yêu thương đối với con người” trong tiểu thuyết ”Tiếng gọi nơi hoang dã”. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung văn bản - Thể loại: tiểu thuyết - Bố cục: + P1: từ đầu -> dậy lên được + P2: tiếp -> biết nói đấy + P3: còn lại -> Chủ yếu nói đến tình cảm của Bấc dành cho Thooc-tơn II. Phân tích 1. Bấc trước khi gặp Thooc-tơn * Ở nhà Thẩm phán Mi-lơ: - Đối với con trai ông Thẩm: tình cảm ấy là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường - Đối với đứa cháu ông Thẩm: trách nhiệm hộ vệ - Đối với ông Thẩm: tình bạn trịnh trọng và đường hoàng -> Mối quan hệ : vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh. => Thiếu tình yêu thương, không gắn bó thực sự * Đến với Thooc-tơn: - Tình cảm yêu thương sôi nổi, nồng cháy đến tôn thờ cuồng nhiệt -> Tình cảm chân thành => Đoạn văn gây ấn tượng về tình cảm mà Thooc-tơn dành cho Bấc qua sự cảm nhận của Bấc 2. Tình cảm của Thooc-tơn dành cho Bấc và của Bấc dành cho Thooc- tơn Tình cảm của Thooc- tơn với Bấc Nghệ thuật T/c của Bấc với chủ + chăm ...như con + Chào hỏi thân mật...vui vẻ + Chào hỏi thân mật...vui vẻ trò chuyện...dựa đầu anh và đầu Bấc...khẽ lắc...nói lời nựng âu yếm + Đôi mắt tỏa rạng...tự đáy lòng =>Yêu thương, gần gũi, chân thành như đối với người bạn thân thiết. + NT: . Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, miêu tả nội tâm tỉ mỉ . đối chiếu . nhân hóa, tưởng tượng + Vui sướng…quả tim nhảy tung khỏi cơ thể…ngây ngất…miêng cười, mắt long lanh…họng rung lên những âm thanh không thốt lên lời… + Cắn lấy tay chủ…ép mạnh…cắn vờ + Tôn thờ…nằm phục dười chân…háo hức…quan tâm mọi cử chỉ….sức mạnh của ánh mắt…ánh ngời tỏa rạng ra ngoài…luôn bám theo anh…lắng nghe hơi thở của chủ. -> Yêu thương sôi nổi, nồng nàn, trân trọng, tôn thờ * HĐ cả lớp ? Cảm nhận chung về tình cảm của Bấc với Thooc-tơn . ? Tại sao Bấc lại lo sợ không thể gắn bó lâu dài với Thooc-tơn như vậy - GV định hướng kiến thức. - Bình ? Em hiểu được điều gì về tác giả? - GV nhận xét và đánh giá. * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút ? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện? - Chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ - Yêu cầu học sinh đọc. * Bấc: Biết ơn, yêu thương, trung thành với chủ- đối với Bấc Thooc-tơn là ông chủ lí tưởng. - Tác giả: có trí tưởng tượng tuyệt vời, nhận xét tinh tế, yêu thương loài vật III. Tổng kết - Nghệ thuật: nhân hóa, tưởng tượng phong phú... - Nội dung: Tình yêu là điều kì diệu gắn kết con người với thế giới xung quanh . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP PP: nêu và gq vấn đề, rèn luyện theo mẫu NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS làm bài tập C.1 - Gợi ý: + HT: có câu chủ đề GT chi tiết, các câu có sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu + ND: trình trình được suy nghĩ của riêng mình về tình cảm của tg dành cho con chó Bấc (dựa vào những chi tiết tg miêu tả nội tâm Bấc) - HS viết đoạn văn, chia sẻ sản phẩm - HS nhận xét, phản biện - GV sửa chữa. 1. Luyện tập về văn bản - HS viết đoạn văn D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PP: nêu và gq vấn đề NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân- KT viết tích cực - Yêu cầu HS làm BT D.1 - GV hướng dẫn: cần chú ý: + Đối tg: vật nuôi trong nhà + Yêu cầu: nêu tình cảm , suy nghĩ - HS tự đánh giá 1. Bài tập 1 - HS làm ở nhà E. HOẠT ĐỘNG TÌM TỒI MỞ RỘNG - PP: đọc sáng tạo - NL: tự học - Khuyến khích HS tìm tòi theo HD BT 1/ mục E Tiết 152 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: trò chơi - Năng lực: tự học * Hoạt động cả lớp - GV tổ chức cho HS chơi Hái hoa dân chủ - Nội dung câu hỏi : ôn lại các khái niệm về khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết câu . - HS chơi trò chơi ôn lại kiến thức. - HS, GV nhận xét, đánh giá - GV tuyên dương HS - GV dẫn vào bài C. HOẠT ĐỘNG LUYỆNTẬP PP: thảo luận nhóm, rèn luyện theo mẫu NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác a. HĐ cá nhân - Yêu cầu hs làm yêu cầu a/2 - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV nhận xét, chuẩn kiến thức - HS tự đánh giá. b. HĐ cặp - Yêu cầu hs làm BT b/2 - HS trao đổi, trình bày, phản biện - GV nhận xét, đánh giá c. HĐ nhóm nhỏ (3 HS)- KT chia nhóm) (theo ngẫu nhiên) - HS trả lời ý c - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá * HĐ cá nhân - HS HĐ, trao đổi chéo kết quả cùng bạn bên cạnh - GV chiếu đáp án - HS tự đánh giá. 2/ Luyện tập phần Tiếng Việt a. - Khởi ngữ : mắt tôi - Viết lại : Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo… b. (1): Thậy đấy : tỏ thái đọ xác nhận, khẳng định điều nói trong câu -> TP tình thái (2) : (Cũng) may : tỏ sự ĐG tốt về điều nói đến trong câu -> TP tình thái c. - các từ ngữ in đậm đều có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu đứng trước. + 1. Các từ giống, ba, già, ba con thuộc phép lặp .Từ vậy thuộc phép thế (thay thế toàn bộ câu đứng trước) 2/ Thế là : phép nối d. - Phép lặp : tôi, họa sĩ - Phép thế : ở đấy D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: Nêu và giải quyết vấn đề - NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS viết một đoạn văn, có chủ đề tự chọn, trong đoạn văn có sử dụng một phép liên kết, chỉ rõ phép liên kết và PTLK - Hướng dẫn: + HT : có câu chủ đề, đảm bảo sự liên kết, dùng từ, chính tả, trình bày sạch sẽ + ND: làm sáng tỏ chủ đề, có đủ hệ thống ý theo yêu cầu - HS viết đoạn văn, đọc, nhận xét - Sửa chữa, đánh giá - HS viết đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TỒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học - Khuyến khích HS sưu tầm các đoạn văn, đoạn thơ có các đơn vị tiếng việt đã học trong bài. * Hướng dẫn học tập + Ôn lại nội dung bài đã học + Tích cực tìm đọc tư liệu theo HD mục E + Tìm đọc các tác phẩm cùng chủ đề + Đọc phần KT mục 2,3/ Phần C, trả lời câu hỏi. __________________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../ 20... BÀI 31: CON CHÓ BẤC (3) III. NỘI DUNG Tiết 153 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: trò chơi - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - Yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu văn có chứa hàm ý, nêu cách hiểu hàm ý - HS đặt câu, nhận xét - HS, GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn vào bài mới C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (TIẾP) PP: nêu và gq vấn đề, rèn luyện theo mẫu, quan sát và phân tích ngôn ngữ NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ nhóm- KT học tập hợp tác, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận mục 2.e - HS trao đổi, trình bày, phản biện - GV nhận xét, chiếu đáp án (nếu cần) - HS đánh giá chéo giữa các nhóm 2. Luyện tập phần Tiếng Việt e. (1). Câu chứa hàm ý : Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước…vạt đằng sau may ngắn lại . (2). Nội dung hàm ý : Ngài phải cúi đầu thấp thấp trước quan trên, ngài ngẩng đầu lên cao đối với dân đen. Từ nội dung hàm ý này có thể hiểu hàm ý sâu sa hơn : Ông là kẻ nịnh trên, nạt dưới. (3). Người nghe chỉ hiểu được hàm ý thứ nhất (trực tiếp hơn), điều này đc xác nhận ở câu ra lệnh cuối cùng của quan : Thế thì… - Nếu quan hiểu hàm ý thứ 2 thì sẽ là một cơn thịnh nộ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP : đàm thoại - NL : tự học, ngôn ngữ. * Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn + Yêu cầu hs đọc lại bài viết và tự kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí sau : - Nội dung : + nội dung giữa các ý trong đoạn phải liên kết, thống nhất với chủ đề + Nội dung giữa đoạn với đoạn văn có liên kết , thống nhất với chủ đề của toàn bài. - Hình thức: + sử dụng các phép liên kết nào(chỉ ra dẫn chứng cụ thể) + Sử dụng trong các trường hợp cụ thể đó cần hợp lí * HĐ cá nhân, KT viết tích cực ? Viết đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết của em về tg Giắc Lân-đơn( trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết). - Hướng dẫn : + HT : có câu chủ đề, có sử dụng 2 phép LK hợp lí, đảm bảo liên kết, dùng từ, chính tả, viết câu + ND : GT những nét cơ bản về tác giả : nơi sinh, vị trí trong nền VN, phong cách, đề tài sáng tác chủ yếu... - HS viết văn - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét, đánh giá * BT 2 : - HS đọc lại bài viết số 7 và tự kiểm tra, đánh giá bài của mình theo hướng dẫn. - HS đọc bài của bạn, nhận xét, sửa chữa, đánh giá chéo - HS chia sẻ bài học kinh nghiệm từ bài viết của mình và những điều học được từ bạn. * BT bổ sung E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP : đọc sáng tạo - NL : tự học - Khuyến khích học sinh đọc lại các VB đã học và tìm các câu, đoạn trong các vb đó có sd các phép liên kết đã học. (làm ở nhà) * Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn lại kiến thức bài đã học - Tích cực hoàn thiện BT phần D, E - Tích cực ôn lại KT Tiếng Việt kì II chuẩn bị cho bài KT phần Tiếng Việt - Chuẩn bị bài 31/ phần C, mục 3 + Đoc, trả lời câu hỏi ______________________________________________ Ngày soạn: … /…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 31: CON CHÓ BẤC (4,5) III. NỘI DUNG Tiết 154 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+VẬN DỤNG - PP: rèn luyện theo mẫu, nêu và gq vấn đề - Năng lực: tự học, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo - GV phát phiếu câu hỏi, yêu cầu hs hoàn thiện bài kiểm tra trong 1 tiết 1.Kiểm tra phần Tiếng Việt học kì II Đề bài Câu 1: Thế nào là hàm ý ? Để sử dụng hàm ý cần có các điều kiện nào? Câu 2: Chuyển các câu sau thành câu có chứa thành phần khởi ngữ a. Chị ấy làm bài cẩn thận lắm. b. Tôi biết rồi nhưng tôi không làm được. Câu 3: Chỉ ra và nêu rõ các thành phần biệt lập trong các câu sau: a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. b. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. c. Vâng, cảm ơn bác! d. Không hiểu sao cái Trinh, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến. Câu 4: Cho câu chủ đề sau: Phương Định là một chiến sĩ dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao.Viết một đoạn văn theo phép diễn dịch trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết đã học để liên kết câu. - HS làm bài kiểm tra - GV thu lại sản phẩm, nhận xét, đánh giá theo tiêu chí sau: 1. Kĩ năng - Tái hiện kiến thức. - Phát hiện các thành phần biệt lập, chuyển đổi câu - Viết đoạn văn liên kết câu bằng các phép liên kết 2. Kiến thức - Khái niệm hàm ý, điều kiện sử dụng hàm ý - Viết câu có chứa thành phần khởi ngữ - Các thành phần biệt lập và các phép liên kết câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1(2đ): - Nêu đúng khái niệm hàm ý - Nêu được điều kiện để sử dụng hàm ý Câu 2(2đ) - Làm bài thì chị ấy cẩn thận lắm. - Biết thì tôi biết rồi nhưng làm thì tôi chưa làm được. Câu 3(2đ) a. Thành phần tình thái: có lẽ b. Thành phần cảm thán: Chao ôi c. Thành phần gọi đáp: Vâng d. Thành phần phụ chú: đứa bạn thân nhất của tôi Câu 4:(4đ) * Hình thức: - Đảm bảo đúng đoạn văn NL theo phép diễn dịch, có DC, lí lẽ, lập luận thuyết phục, có sử dụng 2 phép liên kết và xác định rõ trong đoạn văn. - Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi * Nội dung: Đảm bảo được những ý cơ bản sau: - Cô luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ trong mọi tình huống - Trong lúc phá bom, cô có nghĩ đến cái chết những đó chỉ là ý nghĩ mờ nhạt, vì điều quan trong với cô không phải là tính mạng mà là nhiệm vụ. - GV nhận xét ý thức làm bài của HS B. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ PP : Đọc sáng tạo NL : tự học * HĐ cá nhân ? Sưu tầm một đoạn văn đã học hoặc ngoài chương trình có sd phép liên kết và thành phần biệt lập (Hoặc câu có chứa hàm ý). ? E hãy gạch chân các từ ngữ liên kết, và thành phần biệt lập (Hoặc câu có chứa hàm ý). * Hướng dẫn học bài ở nhà - Xem lại đề bài kiểm tra, làm lại những nội dung mà em chưa làm tốt. - Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt kì II - Tích cực hoàn thiện BT phần mở rộng tìm tòi (làm ở nhà) Tiết 155 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * HĐ cá nhân- KT hỏi đáp - GV hướng dẫn: HS sẽ hỏi đáp nhau theo nội dung của BT c/C - HS hỏi đáp - HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn vào bài (ND hỏi đáp xoay quanh VB hợp đồng) * Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi a, d - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét, đánh giá. * Hoạt động nhóm (4), KT chia nhóm (theo danh sách lớp), KT phòng tranh, bảng phụ - HS thảo luận nhóm, viết vào bảng phụ - HS trưng bày sản phẩm - HS tham quan, ghi chép điều học đc. - GV nhận xét - HS đánh giá. 3. Luyện tập viết hợp đồng Câu a a. Cách 1 -> Đảm bảo chính xác, đầy đủ b, c, d. Cách 2 -> Cần cẩn trọng khi dùng từ, viết câu câu d - VB có tính chất pháp lí: hợp đồng Câu b - Quốc hiệu, tiêu ngữ Hợp đồng thuê xe đạp - Ngày...tháng...năm - Người cho thuê xe - Người cần thuê xe - Đặc điểm đối tượng - Giá cả, thời hạn thuê xe - Nếu xe bị mất hoặc hư hỏng - Hợp đồng có hiệu lực... - Hợp đồng lập thành 2 bản - Hai bên kí tên D. HĐ VẬN DỤNG PP : rèn luyện theo mẫu NL : tự học * HĐ cá nhân, làm BT 3 - GV hướng dẫn : + HS chọn nội dung viết hợp đồng + Xem lại cách thức viết hợp đồng (chú ý khuôn mẫu theo quy định, nội dung hợp đồng cũng cần dựa vào những quy định của nhà nước (tính pháp lí). - HS viết hợp đồng - HS trao đổi chéo sp với bạn bên cạnh - HS chia sẻ trc lớp - HS nhận xét, góp ý - GV nhận xét, đánh giá. . HS viết hợp đồng . Trao đổi cùng bạn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG PP : thảo luận nhóm NL : hợp tác * HĐ nhóm, tích cực hoàn thiện y/c của BT sau : ? Sưu tầm một số văn bản hợp đồng mà gia đình em đã, đang sử dụng . - HS chia sẻ sản phẩm với các bạn cùng nhóm - HS ghi chép lại điều em học đc từ các VB đó - HS tự đánh giá. (làm ở nhà) * Hướng dẫn học bài ở nhà - ÔN lại kiến thức về văn bản hợp đồng và các văn bản hành chính đã đc học ở HKII - Tích cực hoàn thiện BT phần D, E - Chuẩn bị bài 32 : Bắc Sơn + Đọc Vb + Trả lời câu hỏi + Đọc phần D, tập kịch theo nhóm * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 9, giáo án con chó Bấc, giáo án con chó Bấc vnen 9, giáo án vnen con chó Bấc

Giải bài tập những môn khác