Giáo án PTNL bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 (tiếp)

Ngày soạn:

Ngày dạy:                                                   

Tuần 30 - Tiết 141

Tiếng Việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9(tiếp)

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý

  1. Kỹ năng:

+ Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá một số kiến thức về phần Tiếng Việt.

+ Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

  1. 3. 3. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

  1. Thái độ:

+ Yêu quí và sử dụng đúng ngữ pháp Tiếng Việt.

  1. Chuẩn bị:

 * Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức. Đọc và soạn giáo án ôn tập , tham khảo tư liệu, chuẩn bị  bảng phụ

* Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.

  1. Phương pháp:
    + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút...

  1. D. Tiến trình bài dạy:
  2. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. 2. Kiểm tra bài cũ:

  ?  Khởi ngữ là gì ? Hãy đặt câu có khởi ngữ ?

  ? Tại sao lại gọi là thành phần biệt lập ? Hãy nêu tác dụng của các thành phần biệt lập? Đặt 1 câu có thành phần biệt lập ?

* Đáp án:

+ Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như: về, đối với.

+ Thành phần biêt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

  1. Thành phần tình thái: Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu .
  2. Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (Vui, buồn, mừng, giận....); có sử dụng những từ ngữ như: Chao ôi, a, ơi, trời ơi,...Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
  3. Thành phần gọi - đáp: Là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi đáp.

4.Thành phần phụ chú:

+ Là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

  1. Bài mới:

         

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (1 phút  )

 

GV dẫn dắt: Ở giờ trước cô trò ta đã cùng nhau đi ôn lại các kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, hàm ý và nghĩa tường minh, giờ học này cô trò ta cùng theo dõi các bài tập có liên quan đến các kiến thức đã ôn tập, để củng cố kiến thức Tiếng Việt ở học kì II một cách tốt hơn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

* Giáo viên trình chiếu bài tập số 1

? Đọc bài tập ? Nêu yêu cầu bài tập ?

+ Xác định các từ in đậm thuộc thành phần gì của câu.

? Muốn xác định các từ ngữ in đậm thuộc thành phần gì em làm như thế nào ?

+ Xem xét các thành phần in đậm  ấy có mối quan hệ gì với câu.

II. Luyện tập:

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:

 Bài tập số 1: Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập?

 

 

? Nếu từ ngữ là thành phần biệt lập thì phải có mối quan hệ gì ?

+ Nêu nên đề tài được nói đến trong câu.

+ Dùng để hỏi-đáp và bổ sung cho câu.

 Nhóm bàn-2 phút

? Căn cứ vào từng mối quan hệ đó em hãy xác định và điền vào bảng thống kê

* Học sinh trình bày miệng, giáo viên kết hợp trình chiếu đáp án-> nếu học sinh trả lời sai, giáo viên gợi ý cho học sinh khác nhận xét và sửa chính xác

* Giáo viên trình chiếu bài tập số 1

? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì ?

+ Cho biết những từ ngữ trong đoạn trích thể hiện phép liên kết nào?

? Muốn biết được các phép liên kết ta căn cứ vào đâu ?

+ Căn cứ vào công dụng của nó.

? Dựa vào đó em hãy thực hiện ?

* Giáo viên trình chiếu bài tập số 2

? Yêu cầu bài tập 2 là gì ?

* Ghi kết quả của bài tập 1 vào bảng phân tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Giáo viên trình chiếu bài tập số 3

? Đọc và nêu yêu cầu bài tập số 3 ?

? Tìm sự liên kết trong 2 câu văn ?

 

? Hai câu văn đó đã liên kết bằng cách nào ?

 

* Giáo viên trình chiếu bài tập số 1

? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?

? Cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm trong truyện “ Chiếm hết chỗ ngồi” ?

? Thực chất mục đích của bài tập này là gì ?

+ Xác định hàm ý trong câu nói của người ăn mày.

* Giáo viên trình chiếu bài tập số 2

? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì ?

+ Tìm hàm ý trong câu in đậm.

? Cho biết mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào ?

? Em hãy giải thích rõ sự vi phạm đó?

? Tìm hàm ý trong những câu in đậm ?

 ? Nếu ta hiểu theo hàm ý thì câu trả lời của Nam, Huệ có vi phạm không ? + Không vi phạm

? Vậy cách trả lời của Nam và Huệ thể hiện điều gì ?

+ Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng

* Học sinh đọc yêu cầu của bài tập viết đoạn văn

? Viết đoạn văn ngắn, trong đó có một câu chứa thành phần khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái ?

* Giáo viên gợi ý:

+ Xác định chủ đề của đoạn

+ Về hình thức đảm bảo đây là một đoạn văn.

+ Trong đoạn có câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái

* Giáo viên trình chiếu đoạn văn mẫu

-> đọc đoạn văn mẫu cho học sinh nghe để học tập cách viết.

 

* Từng học sinh viết đoạn văn-> Học sinh lên trình bày trước lớp

* Giáo viên chữa, nhận xét, đánh giá, chữa bài của các nhóm.

 

Khởi ngữ

Tình thái

Cảm thán

Gọi đáp

Phụ chú

a. Xây cái lăng ấy

b. Dường như

d. Vất vả quá

d. Thưa ông

c. Những người... như vậy

 

 

 

II Liên kết câu và liên kết đoạn văn:

Bài tập 1: ( SGK- 110)

a, Sử dụng phép nối: nhưng, nhưng rồi, và

b, Sử dụng phép lặp từ vựng: cô bé - cô bé

          Phép thế đại từ: cô bé - nó

c, Sử dụng phép thế: bây giờ cao sang rồi... chúng tôi nữa - thế

 

 

 

Bài tập 2: ( SGK- 110) Ghi kết quả vào bảng phụ ( theo mẫu ở SGK)

 

Phép liên kết

Lặp từ ngữ

Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

Thế

Nối

Từ ngữ tương ứng

cô bé

 

+ Cô bé - nó

+ ‘Bây giờ cao sang rồi...chúng tôi nữa”-thế

nhưng, nhưng rồi, và

Bài tập số 3( Thêm)

Tìm sự liên kết trong 2 câu văn sau

“ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh” (Nam Cao)

+ Yếu đuối - hiền lành

+ Hiền lành-  ác

=> Liên kết trong 2 câu văn nhờ vào liên kết: Liên kết trái nghĩa

III. Nghĩa tường minh và hàm ý:

 Bài tập số 1

 

 

 

+ Hàm ý câu: Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” là: Địa ngục mới chính là nơi giành cho các ông nhà giàu

 

 

Bài tập số 2:( SGK-111

a) Hàm ý câu ‘Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” là:

+ Đội bóng huyện chơi không hay

+ Tôi không muốn bình luận về việc này

=> Người nói đã cố ý vi phạm phương châm quan hệ

b) Hàm ý câu: Tớ báo cho Chi rồi là:

+ Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn

=> Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng

ó Thể hiện tế nhị điều mình không muốn nói ra một cách trực tiếp mà buộc người nghe phải suy ra

IV. Bài tập viết đoạn văn

? Viết đoạn văn ngắn, trung đó có một câu chứa thành phần khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái ?

* Đoạn văn mẫu:  Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi, để rồi sau này khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp một chỗ, con người mới nhận ra rằng: gia đình chính là tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về cõi vĩnh hằng. Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình.

* Các thành phần biệt lập:

+ Tình thái: Hình như

+ Cảm thán: Tiếc thay

+ Khởi ngữ: Cái chân lí giản dị ấy.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

* Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy cho hai tiêt ôn Tập Tiếng Việt

 

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+  Thuộc khái niệm các bài ôn tập Tiếng Việt

+ Tìm trong các tác phẩm văn học có sử dụng: khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, tường minh, hàm ý.

+ Liên hệ thực tế câu có sử dụng hàm ý.

+ Chuẩn bị: " Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ" ( Các em đọc và chuẩn bị đề bài SGK- 112, Xác định yêu cầu của đề. Lập dàn ý chi tiết và tập nói theo dàn ý đó-> giờ sau trình bày miệng trước lớp- Bếp lửa sưởi ấm một đời người- Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.)

Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 (tiếp) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 (tiếp), giáo án hay bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 (tiếp), giáo án chi tiết bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 (tiếp), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác