Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài TLặng lẽ Sa Pa. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 14 - Tiết 66
Văn bản : LẶNG LẼ SA PA
(Nguyễn Thành Long)
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
+ Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
+ Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
+ Phân tích được nhân vât trong tác phẩm tự sự.
+ Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3. Năng lực
+ KĨ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe tích cực, đọc hợp tác, học theo nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh biết yêu những con người chân chính, tìm được hạnh phúc trong lao động xây dựng đất nước.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị phiếu học tập chuẩn bị chân dung tác giả, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh
* Học sinh: Đọc kĩ văn bản " Lặng lẽ Sa Pa": tình huống truyện, bố cục, ngôn ngữ, nghệ thuật, phân tích vẻ đẹp của nhân vật.
C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm.
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2 .Kiểm tra bài cũ:
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của đoạn trích "Làng" của Kim Lân ?
* Đáp án:
- Nội dung: Tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, của người nông dân phải rời làng đi tản cư được bộc lộ chân thực, cảm động qua nhân vật ông Hai.
- Nghệ thuật
+ Tình huống truyện gay cấn.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói (đối thoại và độc thoại).
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trên và cho biết là địa danh nổi tiếng nào ở nước ta?
GV dẫn dắt vào bài:
Đây chính là hình ảnh của một SP đời thường, hiện đại, là nóc nhà của Đông Dương, là một trong những địa danh đáng đến nhất của VN. Vậy, đất và người vùng đất này gần 50 năm về trước có gì đặc biệt? Cô và các con sẽ tìm hiểu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long để thấy điều này
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung
- GV đặt câu hỏi: Nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Thành Long ?
* Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn và bổ sung: N.T.Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau 1954 tập kết ra Bắc, ông chuyển về sáng tác & biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản, có tham gia dạy ở trường viết văn nguyễn Du. Mất ở Hà Nội ngày 6/5/1991. Các tác phảm nổi tiếng của ông: Bát cơm Cụ Hồ (1955) Chuyện nhà chuyện xưởng (1962) Những tiếng vỗ cánh (1967) Giữa trong xanh (1972) Nửa đêm về sáng (1978) Lí Sơn mùa tỏi ( 1980) => nhà văn Tô Hoài gọi ông là Cây truyện ngắn. Ông là cây truyện ngắn với một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người, mang ý nghĩa sâu sắc. Văn của ông có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta yêu mến cuộc sống và những người xung quanh. Ngoài truyện, kí ông còn làm thơ, viết phê bình văn học. Đề tài: Chủ yếu viết về công cuộc xây dựng CHXH ở miền Bắc. A. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
+ Nguyễn Thành Long ( 1925-1991)
+ Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và tuỳ bút.
- GV đặt câu hỏi: Truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
* Giáo viên bổ sung: Hè 1970, tác giả cùng nhà thơ Yến Lan đi nghỉ ở Sa Pa. Hai người không vào các cơ quan, đơn vị địa phương tìm hiểu các điển hình tiên tiến như những lần đi thực tế khác. Nhà văn tình cờ đọc được 6 dòng tin ngắn trên 1 tờ báo tỉnh Lào Cai -> Hình thành 1 truyện ngắn hay. 2. Tác phẩm:
+ Ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.
+ Truyện rút từ tập " Giữa trong xanh"- in 1972
* Giáo viên hướng dẫn đọc: Đọc chậm, chân thành, cảm xúc, giọng lắng sâu. Chú ý ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. Nhấn giọng ở những đoạn văn tả cảnh, bình luận.
* Đọc kết hợp với kể. Đoạn đầu kể tóm tắt. Đọc từ đoạn “Trong lúc mọi người xôn xao...lại nói”. Đoạn nhiều suy nghĩ của hoạ sĩ, cô gái:
* Giáo viên đọc 1 đoạn, học sinh đọc, nhận xét.
* GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 số chú thích trong sgk: Sa Pa, vật lí địa cầu, máy nhật quang kí, máy bộ đàm. B. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc-chú thích:
? Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa ?
? Nêu thể loại của văn bản và phương thức biểu đạt ?
? Em có nhận xét gì về ngôi kể, lời kể ?
? Tác phẩm này theo lời tác giả là “Một bức chân dung ”. Đó là bức chân dung của ai? Hiện ra trong cái nhìn & suy nghĩ của những nhân vật nào ?
+ Sáng tạo riêng của tác giả giúp câu chuyện có vẻ chân thật, khách quan, làm nổi bật chất trữ tình, suy tư của nhân vật.
? Em có nhận xét gì về cốt truyện & tình huống truyện? 2. Thể loại- bố cục:
+ Thể loại: Truyện ngắn
+ PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
+ Ngôi kể: thứ 3 nhưng được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ.
? Cốt truyện có phức tạp không ? Tại sao ?
? Tạo ra tình huống như vậy nhằm mục đích gì ?
+ Đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cở của mấy người khách trên chuyên xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa.
+ Để tác giả giới thiệu nhân vật chính 1 cách thuận lợi, nhất là để nhân vật ấy hiện ra qua cách nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.
? Ngoài bác lái xe, cô gái, ông hoạ sĩ còn có những nhân vật nào?
+ Nhiều nhân vật: Ông kĩ sư ở trại rau, anh cán bộ kĩ thuật nghiên cứu về sét,.v.v..
-> Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.
? Bên cạnh anh thanh niên tác giả xây dựng 1 loạt các nhân vật phụ, tác dụng của việc xây dựng các nhân vật này ?
+ Khắc hoạ rõ nét hơn tư tưởng chủ đề tác phẩm: “Trong cái im lặng của Sa Pa, chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người đang làm việc & lo nghĩ cho đất nước.” 3. Phân tích:
a Tình huống truyện:
+ Cốt truyện đơn giản
+ Tình huống truyện : Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô gái, anh thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn.
->Tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn,
*G.viên: Nhân vật chính - Xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe: 27 tuổi, nhỏ bé, mặt rạng rỡ...Là người cô độc nhất thế gian, làm nghề khí tượng-> Nhân vật chính chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi 1 ấn tượng “ 1 kí hoạ về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn & cái lặng lẽ muôn thủa của núi cao Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện ra để cho mọi người cảm nhận được cuộc sống.”-> Gây ấn tượng mạnh mẽ, sinh động, thiện cảm.
? Cảnh Sa Pa được miêu tả qua những chi tiết nào ?
+ ( SGK-181) Đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe...-> chất trữ tình toát lên.
-> Quan sát kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng đầy cảm xúc.
+ Đoạn cuối (SGK- 188)...nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ ...
* GV đặt câu hỏi: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó sử dụng trong những câu văn trên ?
? Nói cảnh Sa Pa là một bức tranh nên thơ, em có đồng ý với ý kiến trên không ? Nếu bình về bức tranh này, em sẽ bình như thế nào ?
(Kĩ thuật động não)
+ Đến với Sa Pa, không phải ai cũng thấy được hết vẻ đẹp của Sa Pa, mà phải là người có tâm hồn nhạy cảm, có một tình yêu mãnh liệt với Sa Pa thì mới có thể vẽ được bức tranh tuyệt hảo như vậy. Bởi vì: cũng là nắng, là mây, là rừng cây.v.v nhưng Nguyễn Thành Long lại miêu tả được một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn và cũng đầy chất trữ tình toát lên từ các hình ảnh: " Nắng len tới...Những cây thông rung tít trong nắng...cây tử kinh nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe...tạo cho Sa Pa đẹp một cách kì lạ.Và nói đến Sa Pa hiện nay đó là một khu du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách bốn phương. b Cảnh đẹp Sa Pa:
+ Nghệ thuật miêu tả kết hợp nhân hoá, chất trữ tình, tạo cho Sa Pa một vẻ đẹp kì lạ->Bức tranh sống động, nên thơ.
? Là học sinh, chúng ta cần có ý thức giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên nơi Sa Pa như thế nào ?
( Kĩ thuật trình bày 1 phút )
+ ? Thiên nhiên nơi Sa Pa có tác dụng như thế nào đối với môi trường sống của chúng ta ?
( Kĩ thuật trình bày một phút )
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
- GV đặt câu hỏi: Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long độc đáo, hấp dẫn vì sao ? Cảnh đẹp Sa Pa để lại cho em ấn tượng như thế nào ?
4. Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài sau:
+ Soạn tiếp phần còn lại: ( Tìm hiểu về hình ảnh những con người lao động, đặc biệt là bức chân dung nhân vật anh thanh niên; hoàn cảnh sống, điều kiện làm việc, những phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên (sgk) )