Giáo án PTNL bài Tổng kết từ vựng (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết từ vựng (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Tổng kết từ vựng (tiếp)
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 9- Tiết 41: Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( Tiếp) ( Từ đồng âm…Trường từ vựng) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1 Kiến thức: + Hiểu và nhớ một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2 Kỹ năng: + Vận dụng hiệu quả, sáng tạo các từ vựng trong nói, viết, đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 4. Đánh giá năng lực: + Giao tiếp: trao đổi + Ra quyết định: đánh giá, lựa chọn và sử dụng phù hợp với mục đích giao tiếp. 3 Thái độ: + Phát hiện, vận dụng kỹ năng kiến thức từ vựng để làm bài tập vận dụng từ nhận biết đến sáng tạo. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức, Bảng phụ, bài tập * Học sinh: Ôn lại kiến thức về từ vựng đã học C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, thảo luận, thực hành có hướng dẫn, vấn đáp, + Thực hành có hướng dẫn theo tình huống cụ thể, động não: suy nghĩ, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về từ vựng. D.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: cho học sinh thi làm nhóm(3 phút) Nhóm 1: tìm từ đống âm Nhóm 2: tìm từ đồng nghĩa Nhóm 3: tìm từ trái nghĩa Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn- G chấm điểm tùy khả năng tìm đúng, số lượng nhiều các từ theo yêu cầu. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: Giới thiệu khái quát các nội dung ôn khác: từ đồng âm, từ trái nghĩa… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung bài học GV đặt câu hỏi:? Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ về từ đồng âm? + Cái lồng gà + Con trâu lồng lên A. Lí thuyết: V.Từ đồng âm: * Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau. ? Phân biệt sự khác nhau giữa hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm ? ? Chỉ ra hiện tượng từ nhiều nghĩa ? ? Chỉ ra hiện tượng đồng âm? * Giáo viên: Đưa ví dụ lên bảng phụ: a, Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng b, Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm ? Có thể thay thế vị trí giữa từ quả & trái được không, tai sao? VI. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm: 1. Từ đồng âm khác từ nhiều nghĩa: + Trong từ đồng âm, nghĩa của các từ hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ gì với nhau. + Trong từ nhiều nghĩa: các ý nghĩa khác nhau của từ có sự liên hệ với nhau. 2. Ví dụ: Từ “ đầu” trong các trường hợp: đi đầu, đầu bài, đầu súng....đều có liên quan đến nghĩa gốc. ? Qua ví dụ trên em hiểu thế nào là những từ đồng nghĩa? ? Lấy ví dụ về từ đồng nghĩa? + Mẹ - má, bầm - u, + Cha - bố + Bao diêm - hộp quẹt + Máy bay - tàu bay - phi cơ + Chết - mất - hi sinh - nghẻo ? Lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau? ? Đặt 2 câu có chứa từ đồng nghĩa hoàn toàn và 2 câu có chứa từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? VI. Từ đồng nghĩa: 1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2. Phân loại: 2 loại. * Đồng nghĩa hoàn toàn: * Ví dụ: Gan dạ - Dũng cảm ; Kiên cường - Anh dũng Má - Mẹ ; Nhà thơ - Thi sĩ - Thi nhân... + Đồng nghĩa không hoàn toàn: * Đều có nét nghĩa chính giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. * Ví dụ: Chết - Hi sinh ; Từ trần - Tạ thế - Toi mạng... - Khác về phạm vi sử dụng: Phi – phóng - lao - chạy; phát triển - bành trướng - mở rộng..... * Giáo viên: cho học sinh các cặp từ: tốt- xấu ; trắng đen ? Nhận xét gì về nghĩa của các từ này? ? Qua đó em hiểu thế nào là từ trái nghĩa? ? Lấy ví dụ về từ trái nghĩa? ? Hiện tượng trái nghĩa xảy ra nhiều nhất ở phạm vi từ loại nào ? ? Cho ví dụ cặp từ trái nghĩa? ? Lấy ví dụ về trường hợp 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau? + Lành - rách + Lành - mẻ + Lành - độc + Lành - ác VII. Từ trái nghĩa: 1. Khái niệm: + Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó. + Hiện tượng trái nghĩa xảy ra nhiều nhất ở phạm vi tính từ, ít xảy ra ở phạm vi danh từ và động từ. Để giải thích quan hệ trái nghĩa ở các danh từ và động từ, người ta phải gán cho các sự vật và hành động những tính chất nhất định và giải thích thông qua sự trái nghĩa của các tính chất đó. 2. Ví dụ: Xấu- đẹp, hiền- dữ, ác- lành, lành-rách.v.v. VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: 1. Khái niệm: Từ ngữ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. + Từ ngữ có nghĩa rộng là từ ngữ mà phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. + Từ ngữ có nghĩa hẹp là từ ngữ mà phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 2.Ví dụ: Thực vật > cỏ > cỏ gà, cỏ tranh. ? Thế nào là trường từ vựng ? ? Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn được không? Vì sao? ? Em hãy cho một ví dụ? V. Trường từ vựng: 1. Khái niệm: + Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. + Trường từ vựng bao giờ cũng được đặt trong một phạm vi nhất định. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. 2.Ví dụ: Chân -> Bộ phận của chân. -> Hoạt động của chân. -> Đặc điểm của chân. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: * Giáo viên: Yêu cầu HS Đọc và nêu yêu câu của bài tập ? ? Trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa? ? Trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? ? Tại sao từ lá trong ví dụ a lại là từ nhiều nghĩa? ? Tại sao từ đường trong ví dụ b lại là từ đồng âm? B. Luyện tập: Bài tập về:Từ đồng âm: a. Có hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ “ lá” trong “ lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “ lá xa cành”. b.Có hiện tượng từ đồng âm: Nghĩa của từ “ đường” trong hai trường hợp này không có mối liên hệ nào với nhau. ? Chọn cách hiểu đúng ? ? Có thể thay anh về đất bằng từ “ toi mạng” được không ? Vì sao Bài tập về: Từ đồng nghĩa: Bài tập 1. Chọn cách hiểu đúng: + Đáp án (d): Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong trường hợp sử dụng. * Ví dụ: Áo bào thay chiếu anh về đất -> Không thể thay anh về đất bằng từ “ toi mạng” mặc dù đều có nghĩa là “chết” vì sắc thái biểu cảm của 2 từ khác nhau. ? Ta có thể thay từ “xuân” cho từ “tuổi” dựa trên cơ sở nào ? Tác dụng ? * Giáo viên: Ta đã gặp câu thơ: “ Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”. ? Xác định cặp từ trái nghĩa? Bài tập 2: + “ Xuân” là một từ chỉ 1 mùa trong năm = 70 xuân = 70 tuổi => Lấy bộ phận thay cho toàn thể-> chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ . + Việc thay từ : + Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Tránh lặp từ “ tuổi tác” phía sau. ? Xếp cặp từ theo nhóm? (Kĩ thuật khăn phủ bàn) Bài tập về: Từ trái nghĩa Bài tập 1. Cặp từ trái nghĩa: Xấu- đẹp; xa-gần; rộng-hẹp; Bài tập 2: + Nhóm 1: Sống-chết: biểu thị 2 khái niệm đối lập, loại trừ nhau, khẳng định cái này là phủ định cái kia. Thường không có khả năng kết hợp với những tính từ chỉ nhóm 2: Già-trẻ: biểu thị 2 k/n có t/c thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia -> trái nghĩa thang độ. Thường có khả năng kết hợp với những tính từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm,… * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trên bảng phụ ? Tìm từ cùng trường từ vựng? Bài tập về: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Bài tập về : Trường từ vựng: + Tác giả dùng 2 từ cùng trường từ vựng là “ tắm” và “ bể” -> Giúp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ? Vẽ sơ đồ tư duy về hệ thống từ vựng Tiếng Việt? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: ?Phân tích cách lựa chọn từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, thành ngữ, tục ngữ trong một văn bản cụ thể. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học thuộc, khắc sâu các khái niệm và viết đoạn văn cho mỗi đơn vị kiến thức. + Chuẩn bị tốt tiết ôn tập tổng kết từ vựng tiếp theo. + Phân tích cách lựa chọn từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, thành ngữ, tục ngữ trong một văn bản cụ thể. + Lập lại dàn ý cho bài viết số 2 vào vở soạn văn chuẩn bị cho giờ sau trả bài.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Tổng kết từ vựng (tiếp)5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết từ vựng (tiếp), giáo án hay bài Tổng kết từ vựng (tiếp), giáo án chi tiét bài Tổng kết từ vựng (tiếp)

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác