Giáo án PTNL bài Bến quê
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Bến quê. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 29 - Tiết 139
ĐỌC THÊM: Văn bản : BẾN QUÊ
( Nguyễn Minh Châu)
- A. Mục tiêu bài dạy:
- 1. Kiến thức:
+ Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
+ Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quí giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
- 2. Kỹ năng:
+ Đọc-hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
+ Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng...trong truyện.
- 3. Thái độ:
+ Yêu quí quê hương, đất nước.
- B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tham khảo tư liệu-> bài soạn, chân dung tác giả, máy tính & máy chiếu
* Học sinh:
+ Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm.
+ Tóm tắt, PTBĐ, tình huống truyện, các dẫn chứng minh hoạ cho nội dung truyện.
- C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút...
- Tiến trình giờ dạy:
- 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
|
|
|
|
|
|
- 2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy phân tích tình yêu mẹ của em bé qua bài thơ "Mây và sóng" của Tago?
* Đáp án:
+ Em bé đã tưởng tượng ra cuộc đối thoại của mình với những người trên mây và trong sóng để thể hiện tình yêu mẹ tha thiết và bất diệt của mình.
+ Em bé đã từ chối mội lời mời gọi của nhưng người trên mây và trong sóng mặc dù trong lời mời gọi của họ đã vẽ ra thế giới thơ mộng, tuyệt đẹp, rất hấp dẫn trẻ thơ, chỉ vì một lí do rất đơn giản: em yêu mẹ và mong được ở bên mẹ, tình mẫu tử đã cho em sức mạnh để em vượt qua những lời mời hấp dẫn của họ
+ Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi cùng với mẹ giữa thiên nhiên bao la và dưới mái nhà thân thương của mình: em là mây, mẹ là vầng trăng, em là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ-> 2 mẹ con cùng chơi, cùng vui đùa thật hạnh phúc
- 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
GV yêu cầu: Đọc đoạn trích và nêu cảm nghĩ của em Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình …” Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …” Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không. - HS nêu cảm nhận của bản thân. Gợi ý: Qua câu chuyện nhỏ này ta có thể thấy được tình cảm sâu nặng đối với quê hương trong mỗi con người, đặc biệt là khi tình cảm ấy được đặt trong sự thử thách. Cảm giác choáng ngợp, thú vị ban đầu trước vẻ đẹp hào nhoáng và văn minh của nước bạn qua thời gian cũng không thể khiến ta không nhớ về quê hương của mình. Tình yêu quê hương xứ sở không tỉ lệ thuận với những giá trị văn minh vật chất mà nó tỉ lệ thuận với những gì gắn bó thân thuộc đã trở thành kí ức, kỉ niệm nằm sâu trong trái tim của mỗi con người. Từ nhận thức của người con xa xứ, câu chuyện cũng ngầm cho ta thấy con người, nhất là trong thời hiện đại, thường nơi nhận và mải mê về sự hào nhoáng, đẹp đẽ, hạnh phúc ở rất xa xôi mà quên đi những giá trị bền vững, vĩnh cửu ở trong những cái thân thuộc ngay bên cạnh mình.
- GV dẫn dắt: Trong cuộc sống mỗi con người đôi lúc rơi vào những tình huống thật trớ trêu như là một nghịch lí, để rồi phải ân hận, nuối tiếc vì những cái đã qua. Truyện ngắn "Bến quê" của tác giả Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được những tình huống mang tính nghịch lí ấy, để mỗi người chúng ta rút ra bài học cho bản thân để tránh những điều ân hận, nuối tiếc đó. Nội dung truyện ngắn này như thế nào, cô trò ta cùng theo dõi trích đoạn của tác phẩm này. |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
? Trình bày hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Minh Châu ? * Giáo viên trình chiếu chân dung nhà văn và bổ sung: Một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời chống Mĩ và là hình tượng nổi bật trong văn học nước ta những năm 80 của thế kỉ XX. Là một trong số những người "mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất"(Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học. ? Nêu xuất xứ của truyện “Bến quê” ? + Là một sáng tác tiêu biểu của tác giả. * Giáo viên hướng dẫn đọc: Đọc thể hiện giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động và đượm buồn, trong hoàn cảnh của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.Chú ý giọng trữ tình ở một số đoạn tả cảnh. * Giáo viên đọc phần đầu gọi học sinh nhận xét. ? Hãy kể tóm tắt truyện ? * Hướng dẫn học sinh giải thích các từ khó theo sgk. ? Hãy nhận xét về thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể của truyện ? Nêu cảm nhận ban đầu của em về tên truyện Bến quê ? * Giáo viên trình chiếu và giới thiệu các hướng phân tích. Cách 1: Phân tích theo bố cục (Diễn biến câu chuyện) + Cảnh thiên nhiên ... + Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên (vợ Nhĩ) + Nhĩ nhờ con trai thực hiện điều “ham muốn cuối cùng của đời mình” + Nhĩ được bọn trẻ hàng xóm giúp đỡ ngồi tựa sát bên cửa sổ. + Những suy nghĩ của Nhĩ khi ngồi tựa bên cửa sổ. Cuộc trò chuyện với cụ giáo Khuyến và hành động kì quặc của Nhĩ. Cách 2: Phân tích theo nội dung. * Nhân vật Nhĩ. + Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ. + Những cảm nhận và suy ngẫm của Nhĩ. * Ý nghĩa của tình huống truyện và những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. * Giáo viên lưu ý: Với văn bản “Bên quê”, học sinh nên phân tích theo cách 2 vì đây là một tác phẩm chứa đựng ý nghĩa triết lí sâu sắc, mỗi câu văn, mỗi hình ảnh trong bài đều ẩn chứa những triết lí về cuộc đời... * Giáo viên chia nhóm thảo luận ->Trình chiếu câu hỏi thảo luận của các nhóm. Cho học sinh đọc câu hỏi thảo luận=> Phát phiếu học tập có các câu hỏi thảo luận cho các nhóm * Nhóm 1,2 (Tổ 1): ? Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh như thế nào ? Vì sao nói: Đây là tình huống trớ trêu như một nghịch lí ? ? Từ hoàn cảnh của anh Nhĩ, em có suy nghĩ gì về cuộc đời của mỗi con người. (Hoặc: Xây dựng tình huống ..., tác giả nhằm thể hiện điều gì? H khá giỏi
* Nhóm 3,4 (Tổ 2): ? Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy gì qua khung cửa sổ ? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong phần đầu văn bản ? ? Cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ hiện lên như thế nào ? ? Nhĩ đã khao khát điều gì, vì sao ? Niềm khao khát của Nhĩ có ý nghĩa gì ? H khá giỏi ? Không thể thực hiện được điều mình muốn, Nhĩ đã nhờ ai ? ? Người con trai có giúp Nhĩ thực hiện được ước nguyện cuối cùng không, vì sao ? *Nhóm 5,6 (Tổ 3): ? Tìm những câu văn thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ đối với Liên – vợ Nhĩ ? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của Nhĩ dành cho Liên ? ? Phân tích ý nghĩa của đoạn truyện cuối Trang 105, đầu Trang 106 “Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên .... trong những ngày này.” ? H khá giỏi ? Từ những sự việc diễn ra đó nhân vật Nhĩ đã có những suy ngẫm như thế nào về nghịch lí cuộc đời ? Câu văn nào thể hiện rõ nhất chiêm nghiệm ấy của Nhĩ ? H khá giỏi ? Câu hỏi 4, 5 (Sgk) * Với câu hỏi 5, nếu học sinh không tìm được, giáo viên có thể giới thiệu thêm một số hình ảnh chi tiết giàu ý nghĩa khác ... + Hình ảnh: bãi bồi bên kia sông, những bông hoa bằng lăng cuối mùa, những tiếng đất lở ở bờ sông bên này, cậu con trai sa vào bàn cờ thế, hình ảnh chuyến đò cuối cùng trong ngày, hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện … * Học sinh phát biểu, giáo viên kết hợp cho học sinh nhận xét và bổ sung, kết hợp trình chiếu kiến thức => Giáo viên chốt bằng cách bình giảng khắc sâu kiến thức. ? Truyện ngắn " Bến quê" tập trung phản ánh nội dung nào?
? Nội dung đó được tác giả thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?
* Học sinh đọc Ghi nhớ SGK - 108
|
A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: + Nguyễn Minh Châu (1930-1989). + Là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm: + "Bến quê" trích trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản 1985. Là một sáng tác tiêu biểu của tác giả giai đoạn sau 1975
B. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: 1. Đọc - hiểu chú thích:
2. Bố cục: + Thể loại:Truyện ngắn + Phương thức biểu đạt: Kể, miêu tả kết hợp biểu cảm + Ngôi kể: Ngôi thứ ba
3. Hướng dẫn phân tích: a Tình huống truyện- Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: + Hoàn cảnh éo le: Bệnh nặng, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời -> hoàn cảnh đặc biệt => tình huống éo le, trớ trêu như một nghịch lí * Ý nghĩa của tình huống: + Tạo tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về đời người, về cuộc sống b Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ: * Cảm nhận của Nhĩ về bãi bồi bên kia sông + Cảnh làng quê trong một buổi sáng đầu thu mang vẻ đẹp gần gũi, ấm áp, giàu có và mới mẻ. -> Cảnh được cảm nhận bằng cảm xúc tinh tế, bộc lộ niềm tha thiết với cuộc sống, với vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên, quê hương. * Niềm khao khát của Nhĩ: + Kháo khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. * Cảm nhận của Nhĩ về Liên: + Nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ. -> Tình cảm yêu mến, trân trọng và biết ơn. => Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống. Có xen lẫn niềm ân hận và nỗi xót xa c Cảm xúc, tâm trạng và những chiêm nghiệm của Nhĩ về con người và cuộc đời. + Trong cuộc đời có biết bao nhiêu là bất ngờ...con người ta thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình" + Những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống chính là những cái gần gũi, bình dị quanh ta. + Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất trong cuộc đời mỗi con người.
4. Tổng kết: a Nội dung: + Suy ngẫm về con người, cuộc đời. Trân trọng những vẻ đẹp giá trị bình dị mà gần gũi của con người, quê hương. b Nghệ thuật: + Lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba. + Sáng tạo trong việc tạo nên tình huống của truyện nghịch lí. + Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: bãi bồi bên kia sông, những bông hoa bằng lăng còn sót lại, tiếng đất lở, cậu con trai sa vào bàn cờ thế, hành động của Nhĩ ở cuối truyện. * Ý nghĩa của văn bản: + Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta. + Trên đường đời, con người ta khó lòng tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống. + Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. c Ghi nhớ: ( SGK-108)
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) |
|
* Giáo viên hướng dẫn trả lời câu hỏi 2 ở phần Luyện tập (SGK- 108) + Đoạn văn giàu tính triết lí, kết quả của sự trải nghiệm cả cuộc đời của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện. ? Học sinh chúng ta thường dễ lãng quên những điều gì trong cuộc sống ? H khá giỏi ? Tác hại của sự lãng quên đó ? * Học sinh dùng kĩ thuật động não và trình bày một phút để trả lời-> Học sinh nhận xét và bổ sung=> Giáo viên hoàn chỉnh và kết luận |
C. Luyện tập:
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) |
|
- GV đặt câu hỏi: Thông qua văn bản " Bến quê" em rút ra được bài học gì cho bản thân ? + Cần trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. |
|
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) |
|
? Vẽ lại bức tranh mà Nhĩ đã thấy ở bên kia sông theo trí tưởng tượng của em |
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Tóm tắt truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
+ Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
+ Chuẩn bị: "Ôn tập tiếng Việt lớp 9" ( Chuẩn bị theo hướng dẫn sgk )
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9