Giáo án PTNL bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự . Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 13 - Tiết 64 Tập làm văn: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự . + Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự . 2. Kỹ năng: + Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. + Phân tích được vai trò đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 3. Thái độ: + Vận dụng đúng trong giao tiếp cũng như trong tạo lập văn bản. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị máy tính, máy chiếu * Học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn SGK C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận, phân tích, qui nạp. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự(2đ) ? Cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự như thế nào (2đ) Để khắc hoạ thành công hình ảnh ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân, tác giả chú ý miêu tả nhân vật ở những phương diện nào? (Đặc biệt chú ý miêu tả ngôn ngữ và nội tâm nhân vật) * Đáp án: + Vai trò của yếu tố nghị luận : câu chuyện thêm phần triết lí(2 đ) + Cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự : nêu ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng.(2 đ) + Để khắc hoạ thành công hình ảnh ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân, tác giả chú ý miêu tả nhân vật ở những phương diện miêu tả ngôn ngữ và nội tâm nhân vật.(6đ) 3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: GV yêu cầu : Cho học sinh đóng lại cảnh ông Hai gặp người đàn bà tản cư và đoạn ông về nhà nghĩ thương lũ con vì chúng là trẻ con làng Việt gian GV vào bài : Trong các văn bản tự sự, các yếu tố độc thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm giúp cho các tác giả thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, làm rõ hơn các phẩm chất, tính cách của nhân vật. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung * Giáo viên : Hoạt cảnh trên thuộc tác phẩm nào? của ai? ? Nội dung của đoạn trích - Đoạn trích “Làng” của Kim Lân - Nội dung: Tâm trạng ông Hai khi nghe được những người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo giặc. I Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK- 176, 177) * Giáo viên hướng học sinh vào phương diện ngôn ngữ với 2 hình thức đối thoại và độc thoại. ? Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? + Có 2 người phụ nữ nói chuyện với nhau a. Những người đàn bà tản cư nói chuyện với nhau, tham gia câu chuyện có hai người. ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? * Dấu hiệu: HT : + Có 2 lượt lời qua lại. + Đầu mỗi lượt lời có gạch đầu dòng. + Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện :chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc -> Đây gọi là cuộc đối thoại. ? Vậy thế nào là đối thoại ? ? Làm thế nào để nhận ra đối thoại trong văn bản ? - Dấu hiệu : * Hình thức : + Hai lượt lời: trao và đáp + Hai gạch đầu dòng ở hai lượt lời. *Nội dung : mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện : chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc -> đối thoại. * Trong văn bản đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. * câu: “Hà, nắng gớm, về nào!...” ? Ông Hai nói với ai ? + Câu: “Hà, nắng gớm, về nào” là ông Hai nói với chính mình, nói bâng quơ để tìm cách thoái lui khi nghe tin dữ : làng Chợ Dầu theo giặc. + Không hướng tới ai + Chỉ có 1 lượt lời, trước có gạch đầu dòng. b. Câu : - “Hà, nắng gớm, về nào...” -> Ông Hai nói thành lời với chính mình, ? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra các câu đó ? - Chúng bay ăn miếng cơm...thế này ? - Chúng bay ăn miếng cơm...thế này . ? Câu này ông nói với ai ? nói với ai đó trong tưởng tượng (ông rít lên), chỉ có 1 lượt lời, phía trước có gạch đầu dòng. -> nói với ai đó trong tưởng tượng ? Hai câu trên có phải là đối thoại không ?Vì sao ? Giáo viên khái quát: Hai câu không phải là đối thoại vì về hình thức : hai câu chỉ có 1 lượt lời. Còn nội dung hai câu nói không hướng đến đối tượng nào cụ thể, cũng không liên quan đến nội dung câu chuyện mà 2 người phụ nữ kia trao đổi, -> ông nói với chính mình, nói trong tưởng tượng -> Đó là hai lời độc thoại. ? Vậy em hiểu thế nào là độc thoại ? ? Dấu hiệu nào nhận ra độc thoại trong văn bản tự sự ? -> độc thoại. * Trong văn bản khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của độc thoại có gạch đầu dòng. * Học sinh thảo luận nhóm bàn - 3 phút ? Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn...đầu” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở + Ông Hai hỏi chính mình + Những câu này không phát ra thành lời mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của ông Hai -> Những câu này là độc thoại nội tâm. ? Vậy độc thoại nội tâm là gì ? ? Trong văn bản tự sự ta nhận ra độc thoại nội tâm nhờ dấu hiệu nào ? c. Câu “Chúng nó…....đầu” - Ông Hai hỏi chính mình - Không phát ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng -> Độc thoại nội tâm. * Trong văn bản khi độc thoại không thành lời,không có gạch đầu dòng thì đó là độc thoại nội tâm. ? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ?( + Hình thức đối thoại có t ác d ụng? + Hình thức đối thoại: Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. d. Tác dụng : ? Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào ?) Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm: Giúp tác giả khắc hoạ được rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc ? Tóm lại hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự ?HS khá  Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là phương tiện để nhà văn khắc hoạ phẩm chất và tình cảm của nhân vật trong văn bản tự sự. => Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là ngôn ngữ của nhân vật, là hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. ? Đó là toàn bộ nội dung ghi nhớ SGK/178 Gọi 3 học sinh đọc 3 Ghi nhớ SGK- 178 Những hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm sẽ vận dụng để viết văn tự sự, bài viết văn số 3 sắp tới giúp bài văn sinh động, nhân vật thể hiện tâm trạng… 2. Ghi nhớ (Sgk-178) * Giáo viên trình chiếu bài tập nhanh: ?Trong đoạn trích sau tác giả đã sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm, hãy chỉ rõ ? Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ… -> Độc thoại : Vũ Nương nói với ai đó trong tưởng tượng(thần linh),có một lượt lời, trước có gạch đầu dòng. GV : tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của VN khi mắc vào nỗi oan khiên quá lớn, không thể tự thanh minh cho mình. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: * Giáo viên gọi học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập số 1 ? Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại ? ? Có mấy lượt lời trao (bà Hai) và có mấy lượt lời đáp (ông Hai) ? ? Những câu trả lời cho thấy tâm trạng của ông Hai như thế nào ? II. Luyện tập: Bài tập 1 (Sgk-178) + Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai - Lời trao : Có 3 lượt lời(bà Hai) - Lời đáp :: chỉ có 2 lượt(ông Hai) + Lần thứ nhất ông không đáp. + Hai lần sau trả lời cộc lốc, cụt lủn, miễn cưỡng => Tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng, lo lắng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc. * GV gọi học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập * Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn (KN viết sáng tạo) + Theo chủ đề nhất định:nói chuyện giữa bạn bè với nhau, thầy cô với học sinh, bố mẹ với con, anh chị em với nhau ; về thăm trường ( chọn 1 trong các chủ đề này) , thầy cô. + Các câu trong đoạn văn hướng vào chủ đề( có sự liên kết giữa các câu) + Sử dụng dấu câu: dấu gạch đầu dòng, chấm hỏi thích hợp + Có các yếu tố đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm sử dụng thích hợp VD : kể về buổi thăm trường, gặp lại thầy cô - Đối thoại : trò truyện với thầy cô - Độc thoại : bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp, sự thay đổi của trường, thầy cô - Độc thoại nội tâm : suy nghĩ về mái trường * Giáo viên yêu cầu viết đoạn văn 7 phút – H trình bày đoạn văn-> học sinh nhóm khác nhận xét theo yêu cầu đã gợi ý => G nhận xét Bài tập 2 (Sgk-178) Viết đoạn văn tự sự có đề tài tự chọn, có sử dụng 3 hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? ĐV tham kh ảo : Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ. Trường khác xưa nhiều quá! Những dãy nhà mới, những trang thiết bị thật hiện đại. Gặp lại thầy hiệu trưởng năm xưa, tôi kính cẩn: -Em chào thầy ạ! Thầy còn nhớ em không ạ? Sau giây phút ngẫm nghĩ, thầy ôn tồn đáp: - Em là học sinh khoá học 2000-2011 có phải không?... Sau cuộc trò chuyện, hai thầy trò chia tay nhau. Ra về, lòng tôi không khỏi bâng khuâng: “Thời gian trôi nhanh quá! Mới ngày nào thầy còn trẻ vậy mà giờ đây tóc thầy đã điểm bạc. Thầy đã vì chúng tôi mà hi sinh thật nhiều”. Tôi thầm nhắc mình: - Thầy ơi!em sẽ không bao giờ quên công lao dạy dỗ của thấy. ? Hãy chỉ rõ các hình thức đối thoại, độc thoại v à ĐTNT trong văn bản trên? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ?Hoàn thành phiếu học tập sau PHIẾU BÀI TẬP Hình thức Nội dung hướng tới Hình thức thể hiện Tác dụng + Đối thoại + Độc thoại + Độc thoại nội tâm Phản hồi phiếu học tập Hình thức Nội dung hướng tới Hình thức thể hiện Tác dụng + Đối thoại + Độc thoại + Độc thoại nội tâm + Người tiếp chuyện + Nói với chính mình + Nói với chính mình + Gạch đầu dòng + Gạch đầu dòng + Không gạch đầu dòng, không cất thành tiếng + Tạo không khí cuộc sống như thật. + Khắc hoạ tâm trạng, diễn biến tâm lí. + Đi sâu vào nội tâm, suy nghĩ, tâm trạng HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: ? Liên hệ thực tế việc sử dụng đối thoại, đối thoại và độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, hiệu quả. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: chiếu phÇn h­íng dÉn vÒ nhµ + Học ghi nhớ. Lấy một ví dụ và phân tích tác dụng của việc sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự + Chuẩn bị bài " Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm" ( Theo yêu cầu SGK) ( Không viết thành bài văn, chỉ nêu các ý chính mà mình sẽ nói -> trên lớp dựa vào ý chính để nói thành bài hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát. Luyện nói trước ở nhà: + Giới thiệu. + Nội dung chính. + Kết thúc câu chuyện.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự , giáo án hay bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự , giáo án chi tiét bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác