Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Các phương châm hội thoại (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết theo PPCT: 8
Tiếng Việt:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Biết, hiểu và vận dụng được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hội thoại
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm quan hệ, , phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân
4. Thái độ
- Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp.
Các nội dung tích hợp
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại theo những mục đích giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các phương châm hội thoại.
* Giáo dục đạo đức: lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước thông qua yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc, qua việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Giáo viên:
- Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN,
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…)
* Học sinh:
- Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan
- Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên
C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC
* Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
* Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”,
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:
2. Kiểm tra bài cũ (1’)
Phân biệt phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại ? Lấy ví dụ trong thực tế, người nói không tuân thủ p/châm về lượng khi giao tiếp?
* Trả lời:
- Có 2 phương châm hội thoại
+ Phương châm về lượng: Khi giao tiếp phải nói có nội dung, đáp ứng đúng nhu cầu giao tiếp: không thiếu, không thừa.
+ Phương châm về chất: Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng, hoặc chưa có bằng chứng xác thực.
- Ví dụ: + Cậu là h/s lớp nào?
+ Tớ là h/s giỏi nhất lớp 9A4.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: câu hỏi, bài tập, quan sát , giải quyết tình huống
- Thời gian : (3’)
- GV tổ chức trò chơi " Đuổi hình bắt thành ngữ”, HS nhìn hình đoán các thành ngữ
- GV yêu cầu giải nghĩa các thành ngữ trên?
Trong giao tiếp, người ta không chỉ cần chú ý tới lượt lời mà cần chú ý tới việc tuân thủ các phương châm hội thoại. Ngoài việc phải tuân thủ phương châm về chất , phương châm về lượng chúng ta cần phải đảm bảo những điều gì? Trong giờ học hôm nay cô cùng các em tiếp tục tìm hiểu vấn đề này. Các thành ngữ ấy sẽ liên quan đến nội dung các phương châm mà các em học hôm nay
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, trò chơi
- Thời gian: 20’
- Cách thức tiến hành
GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu ( SGK- Tr 21)
THẢO LUẬN NHÓM (BÀN)
- Thời gian: 2 phút
- Yêu cầu: Tìm hiểu về các ngữ liệu 1, 2
- Phân công:
Tổ 1: Em hiểu gì về nghĩa của thành ngữ: "Ông nói gà, bà nói vịt"
Tổ 2: Thành ngữ chỉ tình huống này như thế nào?
Tổ 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
Ba nhóm, đại diện báo cáo kết quả , thu phiếu các nhóm còn lại
Cho các nhóm nhận xét
- GV cung cấp đáp án
Đáp án
Tổ 1: - Trường hợp 2 người đối thoại mỗi người nói 1 phách không ăn nhập với nhau, do không hiểu nhau (vi phạm phương châm về lượng)
Tổ 2: - Đây là tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đề tài khác nhau không ăn khớp với nhau
Tổ 3: - Con người sẽ không hiểu nhau, không giao tiếp được với nhau, các hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn
- GV đặt tiếp câu hỏi:
? Qua đó, em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
? Hãy lấy ví dụ trong thực tế người nói vi phạm phương châm quan hệ khi giao tiếp?
? Đọc ghi nhớ SGK- Tr 21
+ GV đưa ra tình huống:
1. Khách : Nóng quá!
2. Chủ nhà: Mất điện rồi.
? Theo em câu đáp của chủ nhà có tuân thủ phương châm quan hệ không? Vì sao?
- Nếu xét theo nghĩa tường minh-nghĩa hiển ngôn, dường như câu đáp không tuân thủ phương châm quan hệ.
- Vì chủ nhà hiểu và đáp lại câu nói theo hàm ý "Hãy bật quạt lên" tức là phương châm quan hệ vẫn được tuân thủ. Do đó câu trả lời của chủ nhà vẫn được khách chấp nhận.
? Từ ví dụ vừa phân tích, muốn biết một câu có tuân thủ phương châm quan hệ không ta cần lưu ý điều gì?
- Cần phải biết thực sự người nói muốn biết điều gì qua câu đó.
GV: Trong quá trình hội thoại những người tham gia có thể thay đổi đề tài: có những hình thức ngôn ngữ để báo hiệu sự thay đổi đó.
Ví dụ:
- à này, còn chuyện hôm qua thì sao?
- Thôi, nói chuyện khác cho vui đi. I. Phương châm quan hệ: (7’)
1. Phân tích ngữ liệu:
(SGK/21)
- Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”: Hai người đối thoại mỗi người nói 1 đằng, không hiểu nhau -> cuộc thoại không thực hiện được.
=> Nói đúng đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.
2. Ghi nhớ : (SGK/21)
* Lưu ý:
- GV đặt tiếp câu hỏi:
? Thành ngữ "Dây cà ra dây muống", "Lúng búng như ngậm hột thị" dùng để chỉ những cách nói ntn?
- "Dây cà ra dây muống"-> Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà
- "Lúng búng như ngậm hột thị" -> chỉ cách nói ấp úng không rành mạch, không thành lời.
? Những cách nói như vậy có ảnh hưởng đến giao tiếp ?
- Làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt -> Làm cho giao tiếp không đạt được hiệu quả mong muốn.
? Từ đó, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
( kĩ năng sống)
- HS: tự bộc lộ
- GV đặt tiếp câu hỏi:
? Hãy nêu cách hiểu của em về câu: "Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy".
- HS hđ nhóm nhỏ (bàn)
+ Có thể hiểu theo hai cách tuỳ thuộc vào việc xác định cụm từ "của ông" bổ nghĩa cho từ "nhận định" hay "truyện ngắn"
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
("Ông ấy" bổ nghĩa cho từ "nhận định")
- Tôi đồng ý với nhận định của người nào đó về truyện ngắn của ông ấy
("Ông ấy" bổ nghĩa cho từ "truyện ngắn").
? Để người nghe không hiểu lầm, phải nói ntn?
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
- Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.
- Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về tr/ngắn của ông ấy
? Qua đó em rút ra kết luận gì?
- Khi giao tiếp, nếu không vì một lý do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách, bởi những câu nói như vậy khiến người nói và người nghe không hiểu nhau gây trở ngại cho qúa trình giao tiếp.
? Phân tích truyện cười "Cháy"
? Đây chính là phương châm cách thức. Để đảm bảo phương châm cách thức, khi giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì?
HS đọc ghi nhớ SGK/22 II Phương châm cách thức (6’)
1. Phân tích ngữ liệu:
(SGK/21)
+ Thành ngữ:
- “Dây cà ra dây muống": Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà
- "Lúng búng như ngậm hột thị": chỉ cách nói ấp úng, không rành mạch, không thành lời.
-> Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rành mạch
+ Câu: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có 2 cách hiểu khác nhau -> Diễn đạt không rõ ràng.
->Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
2.Ghi nhớ:(SGK/22)
- GV yêu cầu HS đọc truyện: "Người ăn xin"
? Nêu nội dung câu chuyện?
? Vì sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một điều gì đó?
( Đánh giá năng lực)
- Mặc dù cả hai người đều không có của cải, tiền bạc để cho nhau nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình (qua cái nắm chặt tay).
? Em nhận ra tình cảm nào của cậu bé dành cho ông lão ăn xin qua cái nắm tay ấy?
- Đặc biệt là tình cảm chân thành tôn trọng và quan tâm của cậu bé dành cho ông lão ăn xin.
? Điều đó được thể hiện qua những chi tiết nào?
+ Bàn tay run run nắm chặt (hành động)
+ Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả (lời nói)
- GV đặt tiếp câu hỏi:
? Vậy cậu bé đã thể hiện điều gì qua giao tiếp?
- Cậu bé chú ý đến vai xã hội: người dưới - người trên
? Em rút ra được bài học gì trong giao tiếp từ câu chuyện trên?( Kĩ năng sống)
- Trong giao tiếp dù địa vị xã hội hay hoàn cảnh của người đối thoại có ntn thì người nói cũng vẫn phải có những hành động và lời lẽ lịch sự thể hiện sự tôn trọng.
- Không nên thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà có lời lẽ và hành động thiếu lịch sự.
? Vậy em hiểu ntn là phương châm lịch sự trong giao tiếp?
- HS đọc ghi nhớ: SGK/2 III. Phương châm lịch sự: (5p)
1. Phân tích ngữ liệu:
(SGK/22)
- Người ăn xin và cậu bé đều cảm nhận đc sự chân thành và tôn trọng của nhau
-> Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
2. Ghi nhớ. (SGK/23)
GV tổ chức trò chơi tiếp sức
- Thời gian: 2 phút
- Yêu cầu: Tìm nhanh các thành ngữ theo yêu cầu
- Phân công:
Tổ 1: Tìm những thành ngữ ,ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c cách thức
Tổ 2: Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c quan hệ
Tổ 3: Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c lịch sự
Đáp án mong muốn
Tổ 1:- Nửa úp nửa mở
- Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo
-Ăn không nên miếng nói không nên lời
Tổ 2 - Đánh trống lảng
- Ông nói gà bà nói vịt
Tổ 3 - Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
-Nói như đấm vào tai
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp, kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: 10’
- Cách thức tiến hành
? Yêu cầu bài tập 1?
GV cho hs sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn)
?Tìm hiểu lời khuyên của ông cha qua những câu ca dao, tục ngữ.
HS giải thích câu ca dao "Kim vàng ai lỡ uốn câu/ Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời"
- Không ai dùng một vât quí (kim vàng) để làm một việc không tương xứng (uốn câu)
? Tìm những câu có nội dung tương tự?
+ " Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"
+ " Vàng thì thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
+ "Một điều nhịn là chín câu điều lành" III. Luyện tập
Bài 1: (SGK/23)
a.Những câu ca dao, tục ngữ khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự nhã nhặn.
b.Những câu có nội dung tương
? Bài tập 2 nêu yêu cầu gì?
Sử dụng phương pháp trả lời nhanh
- Các phép tu từ đã học có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự.
( Phép tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm nói tránh)
Bài 2 (SGK/23)
VD: Bài văn của bạn chưa hay lắm
=> bài văn viết dở
(Nói giảm, nói tránh).
? Yêu cầu bài 3?
- Chọn từ thích hợp vào các ô trống.
( Dùng bảng học tập thực hiện theo nhóm)
- Các phương châm hội thoại có liên quan:
+Phương châm lịch sự : (a-b-c-d)
+ Phương châm cách thức ;(e)
Bài 3 (SGK/23)
a-nói mát
b-nói hớt
c-nói móc
d-nói leo
e-nói ra đầu ra đũa
? Yêu cầu bài 4?
- Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giải thích cách nói trong giao tiếp
HS thảo luận nhóm
N1:a N2:b N3: c
Đại diện các nhóm trình bày
Bài 4 (SGK/23
Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên
? Bài tập 5 nêu yêu cầu gì?
- Giải thích các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào.
( Trả lời nhanh)
+ Nói băm nói bổ: nói bốp chát chát, xỉa xói, thô bạo. (Phương châm lịch sự)
+ Nói như đấm vào tai: nói mạnh trái ý người khác, khó tiếp thu (Phương châm lịch sự)
+ Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết
( Phương châm lịch sự)
+ Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý.( Phương châm cách thức)
+ Mồm loa mép giải: lắm lời đanh đá, nói át người khác.(Phương châm lịch sự)
+ Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.
( Phương châm quan hệ)
+ Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo,thô tục,thiếu tế nhị.
(Phương châm lịch sự) Bài tập 5
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3’
- Cách thức tiến hành: làm nhóm bàn( 3 phút) dùng sơ đồ khái quát nội dung hai tiết
? Hãy chia các phương châm hội thoại thành các nhóm chi phối nội dung hình thức và chi phối bởi quan hệ cá nhân bằng sơ đồ tư duy?
* Các nhóm báo cáo- GV chiếu đáp án- H nhận xét.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian:
- GV yêu cầu HS đặt câu với các thành ngữ ở bài tập 5
- HS thực hành và các nhóm trao đổi kết quả.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị cho bài sau:( 2 phút)
+ Học bài, hoàn chỉnh các bài tập.
+ Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ p/c về lượng, p/c về chất trong một hội thoại.
+ Chuẩn bị: " Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh" (Đọc kĩ ngữ liệu, trả lời câu hỏi, chuẩn bị các bài tập)
+ Hãy chỉ rõ những câu văn đã sử dụng yếu tố miêu tả khi tả sự biến đổi của hình ảnh đảo đá.
+ Viết đoạn văn thuyết minh về cây lúa trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả.
+ Tìm các hình ảnh về lăng Bác,Khuê Văn Các, các trò chơi dân gian: cờ người, múa lân, đập niêu đất, ...( gửi trên trường học kết nối) và viết các đoạn văn miêu tả về các sự vật đó)