Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 1
Tiết 2 ( Tiếp)
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Lê Anh Trà)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1.Kiến thức:
+ Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
+ Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
+ Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3.Định hướng phát triển năng lực:
+ Xác định giá trị bản thân: Mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao tiếp:
+ Trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong bài, hợp tác...
4.Thái độ:
+ Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tâp, rèn luyện theo gương Bác.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn…
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên:
+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”.
+ Chân dung tác giả, phiếu học tập.
* Học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
* Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm
* Kĩ thuật dạy học: Động não, Trình bày một phút, Hỏi và trả lời, Giao nhiệm vụ....
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp (1phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Em hãy trình bày con đường hình thành phong cách văn hoá HCM ?
+ Bác Hồ đi và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới,có vốn văn hoá uyên thâm.
* Cách tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác:
+ Luôn học hỏi
+ Nắm vững phương tiện là ngôn ngữ.
+ Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
+ Phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Giữ vững giá trị văn hóa dân tộc
+ Trên nền tảng Văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
* Nghệ thuật: Liệt kê nhằm khẳng định sự miệt mài học hỏi của Bác => Vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại: truyền thống, hiện đại, giản dị, thanh cao.
3 Bài mới: (1 phút)
Hoạt động khởi động
- Thời gian: phút
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...
- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trên slide và trả lời: Đôi dép và chiếc áo kaki, chiếc mũ cối bạc trên gợi đến hình ảnh của ai?
HS: Bác Hồ.
GV dẫn dắt: Đúng vậy Bác luôn sống giản dị, lối sống, tư tưởng đạo đức HCM luôn là kim chỉ nam, là tấm gương cho chúng ta noi theo:
“Ta bên người, Người sáng tỏ bên ta
Ta bỗng lớn ở bên người một chút”
Để rõ hơn về điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài Phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian :
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
* Học sinh đọc lại đoạn 2 của văn bản
? Đoạn 2 của văn bản cho ta thấy đặc điểm gì về con người của Bác?
+ Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh đã có những biểu hiện cụ thể ra sao?
+ Ngỡ như tất cả áo quần, trang phục tinh túy nhất, tiêu biểu nhất ở mọi miền đất nước, của dân tộc trong mọi công việc, lao động, chiến đấu được gạn lọc, lựa chọn về đây họp thành trang phục của Người. Bộ trang phục thật giản dị thanh cao. Những món ăn đậm hương vị quê nhà, những sản vật thân quen tinh túy của đất Việt từ ngàn xưa để lại hết sức thân thương, gắn bó.
GV bổ sung:
+ Bác Hồ không bao giờ đòi hỏi chủ tịch nước được ăn món nọ món kia. Bác sống như một người bình thường:
Người thường bỏ lại đĩa thịt gà, mà ăn hết:
Mấy quả cà xứ Nghệ
Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn ( Viễn Phương)
+ Khi ăn, có món gì ngon, Bác không bao giờ ăn một mình. Bác sẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình thường là ít nhất. Ăn xong, thu xếp bát đĩa gọn gàng để đỡ vất vả cho người phục vụ
HS kể về những trải nghiệm khi đi thăm nhà Bác:
Ngôi nhà giản dị: lợp rơm, đồ đạc đơn sơ, ngoài vườn trồng cây ăn quả( cam, bòng, mít, cau) trước nhà có ruộng đỗ, lạc( mùa nào thức ấy) chứng tỏ Người rất tiết kiệm, quan tâm tới việc sản xuất( vườn không trồng cây cảnh sang trọng mà chỉ có những loài hoa dân dã- hoa dâm bụt)- sự giản dị của gia đình góp phần hình thành phong cách sống của Bác.
? Nhận xét về hệ thống dẫn chứng của tác giả khi nói về lối sống của Bác?
- Dẫn chứng tiêu biểu( toàn diện) chọn lọc tuy không nhiều
GV: Sự trình bày hệ thống dẫn chứng như trên đã thuyết phục người đọc. Hơn thế, văn bản còn hấp dẫn bởi tác giả đã kết hợp một cách khá khéo léo việc trình bày dẫn chứng và nội dung bình luận
* GV yêu cầu học sinh quan sát kênh hình: ngôi nhà sàn của Bác Hồ ở Hà nội và nêu suy nghĩ của mình về những hình ảnh đó?
* HS: Tác giả bài viết khiến người đọc hình dung trong sự đối chiếu các hình ảnh: cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của các vị nguyên thủ quốc gia và ngôi nhà sàn của Bác.
-" Chiếc nhà sàn bằng gỗ cạnh chiếc ao": có ai ngờ đó là nơi ở, làm việc của 1 vị chủ tịch nước.
- Phạm Văn Đồng khi nói về Bác cũng nhắc tới ngôi nhà sàn " luôn luôn lộng gió và ánh sáng phảng phất hương thơm của hoa vườn"
- Còn Tố Hữu viết:
Nơi Bác ở: rào mây, vách gió
Sáng nghe chim hót sau nhà
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
- GV đặt câu hỏi: Hãy giải thích cách thuyết minh của tác giả trên các phương diện?
(Hoạt động nhóm-5 phót- nhãm lín)
- Ngôn ngữ: Nhóm 1,2.
- Phương pháp thuyết minh: Nhóm 3,4.
- HS thảo luận, trả lời . GV nhận xét, bổ sung
? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ?
? Cách sống được gợi tình cảm nào của chúng ta về Bác?
? Em còn biết những thông tin nào về Bác để thuyết minh thêm cho cách sống bình dị, trong sáng của Người?
* GV yêu cầu: Các nhóm bàn hoạt động thảo luận
+ Ví dụ: Bác giữ hộp xà phòng, hòn đá bi, đôi dép cao su đã mòn vẹt, bác yêu cầu táp thêm miếng khác vào để đi...
? Tác giả bài " Đức tính giản dị của Bác Hồ" đã viết về vấn đề này nhằm mục đích gì?
(H/s tự bộc lộ)
* Học sinh đọc đoạn cuối
?Trong đoạn của văn bản, tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào? Chỉ ra biểu hiện của phương pháp đó?
+ Phương pháp thuyết minh, so sánh
? Cụ thể tác giả so sánh cách sống của Bác như thế nào?
+ “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến sức giản dị và tiết chế như vậy”.
+ “Ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức :
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
- GV đặt câu hỏi: Phong cách HCM có gì giống và khác so với phong cách của Nguyễn Trãi ( H giỏi)
? (BTNV T1-T4 ).
? Việc tác giả liên hệ cách sống của Bác Hồ với cách sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có hợp lý không? Sự liên hệ này có tác dụng gì?
- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
( Đánh giá năng lực)
- Sự liên hệ hợp lý. Vì:
+ Đây là ba nhân cách lớn, ba nhà văn hóa có lối sống thanh cao, giản dị.
+ Việc so sánh cách sống của Bác hồ với các bậc hiền triết cho thấy Người rất phương Đông, gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh thần dân tộc.
* GV bình:
Những bậc hiền triết xưa khi gặp thời thế nhiễu nhương không thể hành đạo giúp đời đã từ bỏ công danh, tìm đến cuộc sống ẩn dật nơi núi rừng, bạn cùng hoa cỏ, gió trăng giữ tâm hồn trong sạch. Nguyễn Trãi xưa về lại Côn Sơn để làm bạn với suối chảy rì rầm, hòn đá rêu phơi, bóng mát của rừng thông, trúc xanh mát một màu. Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cảnh sống nơi thôn dã " Một mai, một cuốc, một cần câu" với cảnh thanh bần: "Thu ăn ... tắm ao". Bác Hồ không phải là nhà hiền triết lánh đời mà lối sống của Bác Hồ in đậm nét đẹp truyền thống rất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại.
- GV đặt câu hỏi: Phương pháp thuyết minh đó mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn này ?
+ Nhấn mạnh, làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác.
? Tác giả bình luận khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác?
(Đọc SGK: Nếp sống giản dị ...thể xác )
? Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn đời ...?
+ Không xem mình nằm ngoài nhân loại không tự đề cao mình.
? Theo tác giả, cách sống bình dị của Bác là “một quan niệm thẩm mĩ về cách sống”. Em hiểu thế nào về nhận xét này ?
* Thảo luận nhóm lớn (KN hîp t¸c+Kn tr×nh bµy mét phót, ra quyÕt ®Þnh…)
- Quan niệm thẩm mĩ : quan niệm về cái đẹp.
- Với Bác, sống như thế là đẹp.
- Mọi người đều nhận thấy đó là cách sống đẹp.
?Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác Hồ là một lối sống thanh cao và có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
(H kh¸ giái)
*KT động não
+ Lối sống giản dị của Bác Hồ thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc:
- Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần, là cách sống không bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất, không coi mục đích sống chỉ là hưởng thụ vật chất.
- Đó là cách sống coi trọng và luôn tạo được sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, đem lại niềm vui, sự khoẻ khoắn và thanh cao cho tâm hồn lẫn thể xác. VD ngôi nhà sàn của Bác, dù ở giữa lòng đô thị vẫn có sự hài hoà với thiên nhiên - vườn cây,ao cá - như những ngôi nhà giản dị ở làng quê.
- Lối sống giản dị mà thanh cao của Bác là sự kế tục truyền thống của các bậc hiền triết Phương Đông và Việt Nam. Cách sống ấy còn thể hiện mọt quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị.
? Từ đó em cảm nhận được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ?
(KT tr×nh bµy mét phót)
? Văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh" có ý nghĩa như thế nào
- GV đặt tiếp câu hỏi: Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hò Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật?
- HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung. b. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác:
+ Lối sống giản dị của Bác Hồ:
- Nơi ở, làm việc đơn sơ: nhà sàn, vài căn phòng nhỏ
- Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc, không cầu kì: cá kho, dưa cà muối, cháo hoa
- Tư trang: ít ỏi.
+ Ngôn ngữ giản dị với các từ chỉ SL ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn).
+ Phương pháp thuyết minh: Liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
-> Giản dị mà thanh cao, trong sáng
Là bài học cho mỗi chúng ta càng cảm phục, kính yêu Bác.
- So sánh cách sống của Bác với lãnh tụ của các nước khác, với các vị hiền triết xưa.
=> Lối sống vô cùng thanh cao,gi¶n dÞ là cách sống có văn hoá theo quan niệm thẩm mĩ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, lµ c¸ch di dìng tinh thÇn.
4 Tổng kết:
a Nội dung- Ý nghĩa:
* ND:
+ Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
* Ý nghĩa của văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chúng cứ xác thực, tg Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
b. Nghệ thuật:
+ Đan xen giữa tự sự và bình luận
+ Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu, có sức thuyết phục cao
+ Nghệ thuật đối lập, sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt, thơ cổ.
c Ghi nhớ: SGK/ T5
Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
-Học sinh đọc ghi nhớ: SGK/ T5
- GV đặt câu hỏi:? Viết một đoạn văn ngắn (10 dòng) nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
* Gợi ý:
+ Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong p/c HCM: Con người HCM là sự kết hợp hài hoà, trọn vẹn giữa truyền thống văn hoá dân tộc với văn hoá tinh hoa nhân loại. Lối sống rất dân tộc, rất VN của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao "Ao cạn vớt bèo...sen" hay Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống thanh bạch" Thu ăn măng trúc…tắm ao" III. Luyện tập:
Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não
- Thời gian:
? Cách học của Bác có còn phù hợp trong bối cảnh học tập hiện nay không? Em có thể học tập được gì từ phương pháp học tập của Bác
? Em học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác như thế nào?
+ Hòa nhập với khu vực, quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc.
+ Cuộc sống giản dị, thanh cao.
Hoạt động mở rộng, sáng tạo
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian:
- GV yêu cầu HS: thảo luận và kể một số mẩu chuyện về cách sinh hoạt của Bác Hồ.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
+ Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
+ Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
+ Chuẩn bị
- “ Các phương châm hội thoại”: ( Đọc kĩ ngữ liệu, trả lời câu hỏi, tham khảo các bài tập, liên hệ cuộc sống những vấn đề có trong bài học)
- Đóng tiểu phẩm: N1,2: "Lợn cưới áo mới"; N3,4: Câu chuyện quả bí khổng lồ để tiết sau học Các phương châm hội thoại.1