Giáo án PTNL bài Trả bài tập làm văn số 1

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Trả bài tập làm văn số 1. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Trả bài tập làm văn số 1
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 5 - Tiết 25 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức: + Củng cố kiến thức về văn thuyết minh có kết hợp yếu tố miêu tả. 2. Kỹ năng: + Nhận ra ưu điểm, nhược điểm trong bài tập làm văn số 1 và biết sửa các lỗi về diễn đạt và chính tả, dấu câu... 3. Đánh gia năng lực: - Năng lực viết, cảm thụ, hiểu biết về sự vật có trong đời sống - Năng lực sửu dụng các giá trị NT và yếu tố miêu tả giúp sự vật thêm sinh động, hấp dẫn. 4. Thái độ: + Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập, tích cực khi chữa lỗi và học hỏi bạn kĩ năng, phương pháp làm tập làm văn qua đọc rút kinh nghiệm bài viết của những học sinh khá. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể. chuẩn bị các phiếu học tập, bảng phụ * Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài văn thuyết minh, lập dàn ý chuẩn bị cho giờ trả bài. C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC + Thuyết trình, hỏi đáp, phân tích, qui nạp, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong quá trình trả bài kiểm tra) 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: GV dẫn dắt: Phương pháp thuyết minh là một phương pháp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta Vì nó không những chỉ được sử dụng khi làm văn mà còn được sử dụng khi thuyết minh, giới thiệu, trình bày về một đối tượng nào đó trong cuộc sống giúp người nghe hiểu được một cách chính xác về đối tượng qua những kiến thức của các ngành khoa học được sử dụng khi trình bày. Thế nhưng khi kết hợp các phương pháp, các yếu tố cần thiết trong 1 bài thuyết minh thì chúng ta còn rất nhiều những hạn chế mà qua giờ trả bài viết số 1 hôm nay, cô trò ta cùng tìm hiểu để các em rút kinh nghiệm cho bản thân các em khi làm văn thuyết minh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Giáo viên chép lại đề bài và yêu cầu học sinh đọc lại đề bài. ? Xác định thể loại, yêu cầu của đề văn trên? ? Nội dung, hình thức cần đảm bảo cho đề bài thuyết minh trên? * Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà -> Học sinh khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh. * Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả) * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu) * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh * Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm( mỗi phiếu học tập chỉ gồm 2 đoạn văn chưa hoàn chỉnh cần sửa chữa) chỉ ra lỗi sai trong các phần của Bố cục-> Đưa ra một đoạn văn Mở bài và Kết bài đầy đủ nội dung và trình bày rõ ràng mạch lạc-> các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh * Giáo viên dùng các phiếu học tập cho học sinh đọc rút kinh nghiệm các đoạn, các phần bài viết của nhữnh học sinh Khá, Giỏi để các em nhận xét và rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân. thống kê điể* Giáo viên m bài viết số 1 cho học sinh nghe. Đề bài: Cây lúa ở làng quê Việt Nam? I. Dàn bài: ( Giáo án tiết 14+15) MB: Giới thiệu khái về cây lúa, người bạn thân thuộc, gần gũi đối với người dân Việt Nam nói chung, người dân làng quê nói riêng. Thân bài: 1. Nguồn gốc- cấu tạo của cây lúa: +Từ loài lúa nước tự nhiên, cha ông lai tạo, thuần hóa được giống lúa cho năng suất như hiện nay. + Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có phiến lá dài và mỏng, hơi giáp + Có loại lúa nước, lúa cạn ( lúa nương) 2. Cách trồng lúa: * Lúa nước phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau: Gieo mạ, nhổ mạ, đi cấy, gặt lúa, xay xát - Lúc mới cấy: + Cây lúa còn yếu ớt có màu hơi vàng vì cây lúa chưa bén rễ. + Sau một tuần lúa đã xanh hẳn, rễ chắc khỏe, phải khó khăn mới có thể tách bớt vài rảnh để cấy lại khóm khác đã bị lụi. + Được làm cỏ, bón phân, nước vừa đủ, dần dần cây lúa phát triển rất đẹp: Thân đã cao hơn, tạo thành khóm lúa khỏe đẹp, lá xanh như vẫy chào trong nắng mới. - Sau một tháng, lúc này lúa có màu xanh xanh mượt, người ta gọi đó là lúa thời con gái: đẹp, và tràn trề nhựa sống, nhìn từ xa cánh đồng lúa như một tấm thảm xanh ngút ngàn vô tận, khi có gió cả cánh đồng lúa lại rì rào, tạo thành những lớp sóng xanh đuổi nhau, nhìn không chán mắt. + Do đủ nước, đủ phân bón, nên khi trổ bông rất đều - Lúa chín: cả cánh đồng lúa như tấm thảm vàng: Bông to, hạt to đều, chắc, những bông lúa uốn câu trông thật hấp dẫn. Mỗi sào có thể cho từ tạ rưỡi đến hai tạ rưỡi thóc. + Người ta gặt lúa, phơi khô, xay, xát mới được hạt gạo trắng ngần. 3. Phân loại lúa: Có nhiều loại lúa: + Lúa tẻ: Mộc toàn, mộc hương, lai u...nấu cơm, nấu cháo, làm bánh đa, bánh cuốn.v.v.. + Lúa nếp: Nếp hoa vàng, nếp Thái Bình .. cho những đĩa xôi, những chiếc bánh chưng, bánh rẻo, bánh dày vừa thơm ngon, vừa hấp dẫn. 4. Vai trò của cây lúa: - Là một trong những cây lương thực quan trọng của người Việt Nam nói riêng và của người dân Châu Á nói chung. Nuôi sống con người (Trích câu nói của Lang Liêu: Lúa gạo: là quí nhất, nó nuôi sống tất cả mọi người mà ta ăn không chán. Những thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, con người không thể tự làm, còn lúa gạo con người tự làm được, lại còn có thể ra rất nhiều) ( Miêu tả, tự sự) - Là những món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, những bữa tiệc, dịp lễ hội quan trọng dưới những cách thức chế biến khác nhau: Nấu cơm, nấu cháo, làm bánh, làm cốm, đồ xôi.v.v. ( Miêu tả) - Tất cả các bộ phận của cây lúa đều có tác dụng: + Cám dùng để nấu làm thức ăn cho lợn, cá, + Thóc để chăn nuôi gia cầm: gà, vịt + Rơm: làm thức ăn cho trâu, bò, tạo mặt hàng xuất khẩu nấm rơm, một chất đốt đỡ chi phí cho người nông dân. + Rạ: làm phân bón ruộng + Trấu: dùng để trồng trọt, dùng để đun nấu hàng ngày. - Nhờ có cây lúa, nền nông nghiệp phát triển, lai tạo được nhiều giống lúa, cuộc sống của người nông dân đỡ lam lũ vất vả hơn, nước ta từ một nước đói nghèo đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan) KB: + Cây lúa có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. + Cây lúa không chỉ mang lại cuộc sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam ta. II. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: a. Kiểu bài: Đa số đều đúng kiểu bài thuyết minh b. Nội dung: Hầu hết đảm bảo nội dung thuyết minh về cây lúa. c. Phương pháp: Đã nắm được phương pháp làm bài, phương pháp thuyết minh. Biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả khi thuyết minh về cây lúa. + Nhìn chung một số em hiểu đề, tập trung thuyết minh được về cây lúa, khong có học sinh nào nhầm lẫn đối tượng, yêu cầu thuyết minh. * Một số học sinh có sự tiến bộ trong học tập: chuẩn bị kiến thức, xem lại phương pháp thuyết minh, sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật khi làm bài, bài viết có sự tiến bộ 9a1 Thúy Hằng; Thương, Ngọc Hà, Hương 9ª2: Hà Phương, Hiền Linh, Hiền, Lê Huyền * Một số em có bài viết khá: + Nắm chắc phương pháp, có kiến thức sâu rộng về đối tượng thuyết minh, sử dụng yếu tố miêu tả khá tốt nhờ đó tạo cho bài văn sinh động hấp dẫn. + Cách trình bày bài nhìn chung là khoa học, sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng có sức thuyết phục nhờ hình ảnh, cảm xúc chân thành. II. Nhựơc điểm: + Một số học sinh chưa biết tách các ý thuyết minh thành các đoạn văn( Thân bài) mà viết liền rất dài tất cả các nội dung. - Một số em chưa đọc kĩ đề, chưa xác định rõ yêu cầu của đề nên khi viết còn bị lạc hướng hoặc không tập trung: các em chưa xác định được nội dung cần thuyết minh chính( kĩ) về cây lúa là vai trò, vị trí chứ không phải là quá trình cấy lúa, chăm sóc và gặt hái lúa, + Một số bài viết quá sơ sài về nội dung( kiến thức về đối tượng thuyết minh không có, chưa vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp, các yêu tố kết hợp khi thuyết minh-> quá sơ sài, thiếu ý: + Một số bài viết cẩu thả về chữ, cách trình bày, dập xoá nhiều: + Một số em không đảm bảo về bố cục bài văn: thiếu một trong 3 phần của bố cục bài văn, nội dung Mở bài (Kết bài) không đủ ý, không rõ ràng, + Một số bài viết còn không sử dụng dấu câu đúng lúc, đúng chỗ, câu cụt chưa rõ nghĩa, thiếu sự hoàn chỉnh về nội dung.v.v.. + Một bài còn viết tắt nhiều: III. Trả bài học sinh: IV. Chữa lỗi: 1. Chính tả: + da đời-> Ra đời. + chổ bông-> trổ bông + cuốc lộ-> Quốc lộ. + Bánh dầy-> bánh giày + bánh trưng-> bánh chưng + gặt núa -> gặt lúa + say sát-> xay xát + tươi sanh-> tươi xanh + nâng liu-> nâng niu + trở lúa về nhà-> chở lúa + phát truyển -> phát triển + nâu đời-> lâu đời 2. Dùng từ: + xịt thuốc sâu dầy-> phun thuốc trừ sâu + những bụi lúa-> khóm lúa + người dân ta còn một thứ đặc sản-> dân ta có một thứ đặc sản + lúa đẻ con-> lúa đẻ nhánh + layg cho năng xuất như ngày nay là thành quả của việc cải tạo nhiều lần-> lúa… của việc lai tạo nhiều lần + Lúa là cây lương thực hàng đầu có vị trí rất quan trọng trong ngành công nghiệp-> .…ngành nông nghiệp + cây lúa cao từ 50-> 60 milimét-> 50-> 60 cm + Thóc phơi 3, 4 ngày nếu trời nắng sẽ được ăn-> sẽ đem cất đi + lúa cạn trồng trên đá->…các khu vực đồi, núi cao 3. Câu: + Sau đó say sát thành gạo -> Người nông dân mang thóc đi xay xát mới thành gạo như chúng ta thấy. + Cây lúa có vai trò rất quan trọng-> Cây lúa là cây lương thực rất quan trọng của người dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. + Ngày tháng trôi qua, chúng đã trở thành thời kì con- thời kì đẹp nhất của cây-> cây lúa phát triển ở thời kì đẹp nhất- người ta gọi đó là lúa thời con gái. + Gạo không những ăn ngon mà còn thật chất-> Gạo không những ăn ngon, mà còn cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng cần thiết. + Đất nước tân tiến, cây lúa vẫn là thực phẩm chủ yếu của người dân Việt Nam-> Dù cuộc sống có hiện đại bao nhiêu đi chăng nữa, thì cây lúa vẫn là cây lương thực quan trọng của người dân Việt Nam. 4. Phương pháp ( lập luận) + Ngày nay nước ta được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành nước đứng thứ hai sau Thái Lan về sản xuất lua gạo. Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc hoạ và đời sống tâm hồn của con người Việt Nam. Lúa cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người chúng ta. + Nhân dân ta đã tận dụng cây lúa cây lúa không lãng phí điều đó cho thấy nhân dân ta biết quý những giọt mồ hôi, xương máu của mình. + Trong những bữa cơm thường ngày của người dân Việt thì những hạt cơm là điều không thể thiếu từ các bữa ăn, tiệc tùng đến các bữa ăn hàng ngày không thể thiếu. + Lúa là hạt gạo- hạt ngọc của trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng bánh giày dâng lên Vua Hùng. Đó là một sự tích về cây lúa Việt Nam. + Năm tháng qua đi nền công nghiệp hoá hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số 1 trong quá trình phát triển của đất nước, chẳng những thế nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý. * Mở bài: + Cây lúa có mặt ở tất cả các vùng quê Việt Nam. Lúa là tài sản quan trọng của người nông dân. Thuộc loại cỏ dại được cha ông ta cải tạo dần trở thành cây lúa có trữ lượng và năng xuất như ngày nay. (Bùi Hoàng 9a2) + Cây lúa là bạn thân của người nông dân Việt Nam, hình ảnh cây lúa dã trở thành biểu tượng quen thuộc của người dân Việt Nam. + Việt Nam là một nước nông nghiệp, chính vì thế cây lúa là một loại cây quan trọng trong đời sống người Việt Nam.( Bình 9ª2) + Cây lúa là một loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây lúa phục vụ cho nhu cầu lương thực trong nước và ngoài nước. Số lượng gạo xuất khẩu ở Việt Nam đứng thứ 2 sau Thái Lan. Và cây lúa là loại cây một lá mầm. ( Phương a1) * Kết bài: + Cây lúa giúp ích cho đời. Cây lúa đã biểu tượng của người nông dân Việt Nam. Chúng ta hãy quý trọng cây lúa. ( Điệp 9ª2) + Cây lúa đã gắn bó với với đời sống và làng quê của người Việt. Là niềm tự hào của chúng ta. Chúng ta phải giữ gìn và phát huy nó để nó mãi trường tồn và rực rỡ hơn trước. ( Nguyệt a2) V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu: VI. Thống kê điểm: Lớp Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm 3 – 4 Điểm 1 -2 9a1 9a2 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Ôn tập phương pháp làm bài văn thuyết minh: Các phương pháp, các yếu tố cần kết hợp. + Đọc và soạn: " Truyện Kiều"- Nguyễn Du ( Tìm đọc Truyện Kiều toàn tập, sưu tầm tư liệu về tác giả Nguyễn Du, những nhận định, đánh giá về Truyện Kiều, các giá trị về nội dung và nghệ thuật, tìm dẫn chứng minh hoạ các giá trị nghệ thuật và nội dung đó)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Trả bài tập làm văn số 1 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Trả bài tập làm văn số 1 giáo án hay bài Trả bài tập làm văn số 1, giáo án chi tiét bài Trả bài tập làm văn số 1

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác