Giáo án vnen bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 8: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức • Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về T/g, tác phẩm. Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của T/g và phẩm chất của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyện Nga. • Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. 2. Kỹ năng • Đọc truyện thơ, phân tích cách kể chuyện và xây dung nhân vật • Rèn luyện kĩ năng kết hợp: kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. 3. Thái độ • Giáo dục cho học sinh tinh thần nghĩa hiệp, biết giúp đỡ người xung quanh trong những hoàn cảnh cụ thể. • Có ý thức đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào quá trình viết bài Tập làm văn. 4. Phẩm chất và năng lực: • Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và phản hồi tích cực; KT viết tích cực 2. Học sinh: Đọc và hiểu, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 36 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: hợp tác, giao tiếp - PP: Thảo luận nhóm, thuyết trình * Hoạt động nhóm, KT phòng tranh, - Yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả đã chuẩn bị trước ở nhà - GV-HS tham quan, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá ý thức chuẩn bị của các nhóm -> Giới thiệu bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cả lớp – KT hỏi đáp ; máy chiếu - GV nêu yêu cầu: HS hỏi đáp những vấn đề về tác giả (quê quán, cuộc đời, sự nghiệp...), tác phẩm (Thể loại, thời gian sáng tác, kết cấu) - HS hỏi đáp - GV-HS nhận xét, đánh giá - Chốt, bổ sung kết hợp giới thiệu chân dung cụ Đồ Chiểu - Giảng về HC lịch sử * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn đọc - Đọc mẫu và gọi đọc ? Truyện chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần - Gọi 4 HS tóm tắt ngắn gọn từng phần * HĐ cá nhân- KT trình bày 1 phút; - Chiếu câu hỏi ? Nêu vị trí đoạn trích. ? Các nhân vật chính. ? Bố cục của đoạn trích. ? Trình tự kể và phương thức biểu đạt. - H/s suy nghĩ trả lời - GV chiếu, HS tự đánh giá I. Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên 1. Tác giả: - Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1883) quê cha Thừa Thiên – Huế, quê mẹ Tân Thới – Gia Định. - Cuộc đời bất hạnh - Có nghị lực sống và cống hiến lớn lao cho đời. Ông sống thanh cao, trong sạch, yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. 2. Truyện Lục Vân Tiên - Thể loại: truyện Nôm (2082 câu lục bát) - Sáng tác đầu những năm 50 của TK XIX - Kết cấu theo kiểu chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính ; kết cấu ở hiền gặp lành. - Tóm tắt: Sgk. II. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 1. Tìm hiểu chung a. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc: sôi nổi, từ tốn. + Chú thích: sgk b. Tìm hiểu chung về văn bản - Vị trí: phần đầu - Nhân vật chính: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. - Bố cục: 2 phần + P1 (từ đầu đến thân vong): Lục Vân Tiên đánh cướp. + P2: Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga. - Trình tự kể: thời gian. - PTBĐ: tự sự + miêu tả Bài 8 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Tiết 2) Tiết 37 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * HĐ nhóm; KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Chiếu các câu hỏi để HS thảo luận ? Tìm những câu thơ miêu tả hành động, lời nói của Vân Tiên và bọn cướp? ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? NT xây dựng NV ? Qua đó, đánh giá về hành động , thái độ của Vân Tiên và bọn cướp ? - GV hướng dẫn cách kẻ bảng phụ - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá. II. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 2. Phân tích a. Hình ảnh Lục Vân Tiên a.1: Lục Vân Tiên đánh cướp Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp Hình ảnh bọn cướp - Hành động Bẻ cây…xông vô -> Hành động nhanh, dứt khoát - Lời nói Kêu rằng bớ đảng hung đồ Chớ quen.. . .hại dân -> Lời nói phẫn nộ, thái độ bất bình - Đánh cướp: vũ khí là gậy và chỉ có 1 mình Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử ... Đương Dang (+) NT: ĐT mạnh, so sánh => Dũng cảm, khí phách hiên ngang, nhân nghĩa Phong Lai mặt đỏ phừng phừng " Thằng nào......... vào đây ...Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng - Lời nói kiêu căng, hành động hống hách, thái độ coi thường -> Đông đảo, đầy đủ vũ khí, hung hãn - Hậu quả Lâu la............vỡ tan … quăng gươm giáo…chạy Phong Lai .... ... thác rày thân vong. => Thất bại thảm hại * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Nhận xét về NT xây dựng nhân vật? ? Cảm nhận chung về LVT. ? LVT đại diện cho điều gì. Bình * Dạy học cả lớp ? Đọc câu thơ thể hiện cách cư xử của Vân Tiên với người bị hại. ? Nhận xét về hành động đó. ? Khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ ơn, Vũ Thư cư xử như thế nào? Câu thơ miêu tả. ? Nhận xét cách cư xử đó. * Hoạt động cá nhân, máy chiếu, HS đánh giá chéo - HS đọc câu hỏi ? Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, Vũ Thư phản ứng như thế nào? Tìm câu thơ ? Thể hiện điều gì ? Em hiểu thêm điều gì về tính cách của Vũ Thư - HS trả lời, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * Dạy học cả lớp ? Vân Tiên quan niệm như thế nào về người anh hùng? Tìm câu thơ ? Em có suy nghĩ gì về quan niệm này. - Giảng ? Nhận xét NT xây dựng nhân vật và ngôn ngữ. ? Cảm nhận chung về LVT. ? Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm điều gì. Bình - Nhận xét NT: Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động, lời nói. - Cảm nhận: Lục Vân Tiên là bậc anh hùng hào hiệp, dũng cảm, vị nghĩa vong thân. - Lục Vân Tiên đại diện cho sức mạnh chính nghĩa, diệt trừ chiến thắng cái ác. a.2: Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga * Hỏi han Hỏi: Ai than khóc… -> Tốt bụng, nhân hậu * Khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ ơn Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái …phận trai -> Hành động nho nhã, lịch sự, đàng hoàng, đúng mực, có học thức * Khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn …nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn. - Từ chối được trả ơn coi làm việc nghĩa là bổn phận, trách nhiệm -> Hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài * Quan niệm về người anh hùng Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng -> Quan niệm đẹp, đáng quý trọng - Nhận xét: Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động, lời nói; ngôn ngữ bình dị, mộc mạc - Cảm nhận: Lục Vân Tiên tài đức song toàn, là hình ảnh đẹp, lí tưởng. - Tác giả gửi gắm ước mơ, niềm tin của nhân dân, của tác giả ở sức mạnh của cái Thiện, chính nghĩa. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Điểm nổi bật về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu + Kiến thức về Truyện Lục Vân Tiên + Hình ảnh Lục Vân Tiên - Chuẩn bị mục B. 2.3 + Vẻ đẹp của Kiều Nguyệt Nga + Hoàn thành mục C.1 Tuần 8 Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 8: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Tiết 3) Tiết 38 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: tự học, giao tiếp - PP: vấn đáp; * Hoạt động cá nhân - GV nêu câu hỏi ? Sau khi đánh cướp, Lục Vân Tiên đã có những hành động gì? Nhận xét về hành động đó của Lục Vân Tiên? - HS trả lời, bổ sung - GV đánh giá -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Kiều Nguyệt Nga xưng hô với Lục Vân Tiên như thế nào. ? Nhận xét thái độ của Kiều Nguyệt Nga qua cách xưng hô đó. ? Qua câu Làm con đâu dám cãi cha… cho thấy nàng là người như thế nào. ? Trước hành động hào hiệp của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga có suy nghĩ và hành động gì? Tìm và đọc những câu thơ. ? Kiều Nguyệt Nga là người con gái như thế nào. ? Việc nàng gặp nạn được cứu giúp thể hiện mong ước gì của tác giả. ? Thái độ của tác giả với Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu - GV yêu cầu HS khái quát những đặc sắc NT, ND của đoạn trích 2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga . - Xưng hô: quân tử - tiện thiếp -> Khiêm nhường, đúng mực - Làm con đâu dám cãi cha -> Người con hiếu thảo - Lâm nguy... ...Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng -> Cảm kích, biết ơn và mong được đền ơn - Kiều Nguyệt Nga là 1 cô gái khuê các, nết na, ân tình - Tác giả: mong ước ở hiền gặp lành - Tác giả: trân trọng, ca ngợi, đề cao 3. Tổng kết - Nội dung: Văn bản trích thể hiện khát vọng hành giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên Tiên và Kiều Nguyệt Nga. - Nghệ thuật: + Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói. + Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị mang màu sắc địa phương Nam Bộ. + Ngôn ngữ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: vấn đáp; thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, MC - Yêu cầu HS thảo luận BT 1.(1.2) (1) Nhận xét sắc thái riêng thể hiện qua lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga). (2) Vì sao nói Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện rõ tính chất dân gian. - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, đánh giá. * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực, GV đánh giá - Yêu cầu HS viết đoạn văn mục (3) - Hướng dẫn viết: + HT: viết đúng đoạn văn tự sự có nhân vật, sự việc, có sự liên kết giữa các câu, chính xác về chính tả, dùng từ + ND: miêu tả nội tâm của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - HS viết đoạn văn - Gọi đọc, nhận xét, đánh giá 1. Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (1) Sắc thái qua lời thoại của các nhân vật: + Phong Lai: kiêu căng, ngạo mạn, hống hách + Vân Tiên: lịch sự, đàng hoàng + Nguyệt Nga: khiêm nhường, đúng mực (2) Qua đó, tác giả gửi gắm mong ước ở hiền gặp lành (3) Viết đoạn văn Sau một phen hoảng hốt, lũ cướp đã bị người thiếu niên đánh bại, tôi không khỏi thở phào nhẹ nhõm. May mắn thay, đã có người ra tay nghĩa hiệp tôi mới có thể bảo toàn tính mạng, bảo toàn trinh tiết này. Tôi không dám nghĩ nếu như người anh hùng đó không xuất hiện chuyện xảy ra sau đó sẽ như thế nào nữa. Hoàng hồn nhưng vẫn còn sợ hãi, tôi vẫn ngồi trong xe không dám bước ra ngoài nửa bước. Người anh hùng khôi ngô ấy tiến lại gần xe ân ần hỏi han. Tôi vô cùng cảm kích trước cử chỉ nghĩa hiệp này của chàng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác - Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT 1 ? Nhận xét về ngôn ngữ và cách kể chuyện của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. - HS trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức. 1. Bài tập 1 - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với tình tiết truyện. - Cách kể chuyện tự nhiên theo trình tự thời gian, xoay quanh hành động, lời nói, cử chỉ của nhân vật chính. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học * Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà BÀI 8: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Tiết 4) Tiết 39 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: vấn đáp; quan sát và phân tích ngữ liệu; thảo luận nhóm; * Dạy học cả lớp ? Trong văn tự sự, ta có thể kết hợp các PTBĐ nào? Tác dung? - Nhận xét ->GTB B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: vấn đáp; quan sát và phân tích ngữ liệu; thảo luận nhóm; * Hoạt động nhóm, KT hợp tác, KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu, - Yêu cầu HS thảo luận mục 3.a ? Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và hoàn thành nhưng thông tin trong bảng sau vào vở: - GV hướng dẫn hs kẻ bảng như sgk - HS hoạt động hoàn thành bảng - Nhận xét, đánh giá - Chuẩn xác máy chiếu III. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 1. Tìm hiểu ví dụa. Liệt kê Những câu thơ tả cảnh Những câu thơ miêu tả tâm trạng Những câu thơ vừa tả cảnh vừa miêu tả tâm trạng 6 câu đầu 8 câu giữa 8 câu cuối Vai trò trong việc thể hiện nội tâm nhân vật Khung cảnh mênh mông, rợn ngợp làm nổi bật tâm trạng bẽ bàng, sự giằng xé trong nội tâm và tình cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều Nổi bật n i nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều, cho thấy nàng là người ình chung thủy, người con hiếu thảo, hiếu tình trọn vẹn. Cảm nhận những cung bậc tâm trạng của Kiều: nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, buồn tủi, xót xa về t ân phận, bế tắc, tuyệt vọng; lo lắng, sợ hãi Tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm : Khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật Thúy Kiều. NV Thúy Kiều hiện lên sinh động, rõ nét, người đọc hiểu một cách toàn diện về NV. * Hoạt động cặp, KT hẹn hò (điểm hẹn Tiên Điền), máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận mục 3.b,c b. Đọc hai đoạn trích của Nam Cao và chỉ ra sự khác nhau giữa cách thức miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả. c. Dựa vào hiểu biết những bài tập trên về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự hãy hoàn thành bảng sau vào vở: - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá. b. (1) Miêu tả nội tâm bằng cách miêu tả nét mặt, cử chỉ, trang phục ( miêu tả ngoại hình) -> Miêu tả nội tâm theo cách gián tiếp (2) Miêu tả nội tâm bằng cách diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật -> Miêu tả nội tâm theo cách trực tiếp c. Ghi nhớ - Miêu tả nội tâm ...tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, ...làm cho nhân vật sinh động. - Người ta...bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, ...miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Miêu tả nội tâm + Vai trò của miêu tả nội tâm + Các cách miêu tả nội tâm - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị mục C2, D, E + Đọc kĩ đề bài + Luyện viết đoạn văn + Sưu tầm đoạn văn Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 8: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Tiết 5) TIẾT 40 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cặp, KT hỏi đáp - Yêu cầu hs hỏi đáp về yếu tố miêu tả nội tâm, các cách miêu tả nội tâm, vai trò… - HS hỏi đáp, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - HS xác định nhiệm vụ: viết đoạn văn mục a Dựa vào đại ý dưới đây, hãi viết lại câu chuyện bằng cách thêm những yếu tố miêu tả nội tâm phù hợp. - Hướng dẫn viết: miêu tả nội tâm của cậu bé và người ăn xin theo trực tiếp hoặc gián tiếp. * Hoạt động cặp, KT hẹn hò - Yêu cầu HS thực hiện theo mục b - Gọi nhận xét, đánh giá - GV sửa chữa đoạn văn 2. Luyện tập miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự a. Viết đoạn văn Tham khảo tại đây: https://tech12h.com/de-bai/dua-vao-dai-y-duoi-day-hai-viet-lai-cau-chuyen-bang-cach-them-nhung-yeu-mieu-ta-noi-tam-phu b. Đọc và nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác - GV yêu cầu HS làm BT 1 ? Nhận xét về ngôn ngữ và cách kể chuyện của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. - HSHĐ cá nhân, trao đổi - GV gợi ý: ngôn ngữ mang nét đặc trưng của vùng miền nào, trình tự (thời gian, nguyên nhân – kết quả)... - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo 1. Bài tập 1 - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với tình tiết truyện. - Cách kể chuyện tự nhiên theo trình tự thời gian, xoay quanh hành động, lời nói, cử chỉ của nhân vật chính. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà * Hướng dẫn học tập - Hoàn thiện đoạn văn ở nhà - Chuẩn bị bài 9: mục A,B.1,2; C.1 + Đọc văn bản + Trả lời các câu hỏi + Sưu tầm tư liệu về tác giả, tác phẩm * Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 9, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, giáo án LVT cứu KNN vnen 9, giáo án vnen LVT cứu KNN

Giải bài tập những môn khác