Giáo án vnen bài Cố hương

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Cố hương. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Cố hương
Ngày soạn : .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 16: CỐ HƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu • Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn hóa Trung Quốc và văn hóa nhân loại. Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới. • Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học. 2. Kỹ năng • Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận 1 văn bản truyện hiện đại. • Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và hiểu được mối quan hệ giữa Tập làm văn- Tiếng việt - Văn bản 3. Thái độ • Có tình cảm trong sáng, có tinh thần phê phán sâu sắc, tình yêu quê hương. • Có ý thức hệ thống những kiến thức đã học về phần tập làm văn 4. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu... • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não;KT đọc tích cực, chia nhóm ... 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG TIẾT 76 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: ngôn ngữ, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân - Sử dụng câu hỏi sgk ? Kể tên một số tác phẩm viết về quê hương đã học. Em có suy nghĩ gì về tình cảm quê hương trong trái tim mỗi người? Hãy chia sẻ điều đó. - Gv hướng dẫn: tác phẩm thơ, truyện viết về đề tài quê hương đều được - HS trình bày, chia sẻ cùng các bạn - GV đánh giá, dẫn vào bài - Một số tác phẩm về quê hương đã học: + Làng - Kim Lân + Quê hương - Tế Hanh + Đất nước - Nguyễn Đình Thi + Việt Bắc - Tố Hữu + Quê hương - Đỗ Trung Quân => Quê hương là nơi ta chôn rau cắt rốn, là cái nôi nuôi dưỡng và che chở ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, tình yêu đối với quê hương là một thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ và thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người. B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * HĐ nhóm, máy chiếu - Yêu cầu 1 nhóm trình bày bài Power point đã chuẩn bị trước GT về tác giả, tác phẩm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, GV-HS đánh giá * HĐ cả lớp - Giáo viên hướng dẫn, gọi học sinh đọc - Yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm - Nhận xét, tóm tắt lại - HD học sinh tìm hiểu một số chú thích sgk * TC HĐ cặp- KT chia nhóm (chẵn-lẻ), máy chiếu - Sử dụng câu hỏi a, b, c/ mục 2 - Bổ sung ? Thể loại ? ? Nhan đề "Cố hương" gợi trong ta cảm xúc gì? - Đại diện một số nhóm trình bày - Các hs khác bổ sung, phản biện - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV giới thiệu sơ lược về nhân vật tôi * HĐ nhóm- KT học tập hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Sử dụng câu hỏi d/ sgk/148 ( Điền thông tin vào bảng so sánh) - HS thảo luận , 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung - GV đánh giá trên sản phẩm nhóm trình bày. - Các nhóm quan sát kq nhóm được góp ý, tự đánh giá kết quả nhóm mình (Đạt, không Đạt) - GV chiếu đáp án tham khảo (nếu cần) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Lỗ Tấn (1881 – 1936) + Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc + Là nhà văn chiến đấu, là nhà văn của nhân dân lao động Trung Quốc. - Tác phẩm: + Xuất xứ: in trong tập Gào thét. + PTBĐ: tự sự + Nhân vật trung tâm là tôi, nhân vật chính Nhuận Thổ. 2. Đọc, tóm tắt tác phẩm và tìm hiểu chú thích - Đọc, tóm tắt tác phẩm: Sau 20 năm trời đi xa, nhân vật tôi phải vượt qua 2000 dặm về thăm quê lần cuối cùng đang độ giữa đông. Về quê tôi thấy làng quê mình bỗng trở nên tiêu điều xơ xác hoang vắng khác xưa rất nhiều. Gặp lại mọi người giờ đây cũng khác. Thím Hai Dương - nàng Tây thi đậu phụ đã trở thành người đàn bà tham lam tìm mọi cách để vơ vét của cải. Nhuận Thổ - người bạn cũ khoẻ mạnh cường tráng thời thơ ấu vui vẻ tinh nghịch giờ đã trở thành mụ mẫm, đần độn, sống chịu đựng trong cảnh khốn cùng . Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, nhân vật tôi suy nghĩ, hi vọng về thế hệ con cháu mình,về con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa phong kiến đi lên... - Tìm hiểu chú thích: sgk 3. Tìm hiểu chung - Thể loại : Truyện ngắn, có yếu tố hồi kí - Phương thức: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và nghị luận - Bố cục: 3 phần: + Từ đầu .... sinh sống: "Tôi" trên đường về quê + Tiếp theo đến "sạch như quét": Những ngày "tôi" ở lại quê + Còn lại: "Tôi" trên đường rời quê -> Truyện có kết cấu đầu cuối tương ứng rất chặt chẽ - Nhân vật "Tôi" và Nhuận Thổ - "Tôi" là nhân vật trung tâm vì mọi diễn biến của truyện đều được hiện lên qua cảm nhận của "tôi". - Nhan đề : + Tình yêu quê nồng thắm + Nỗi niềm thiết tha, khắc khoải với "cố hương". II. Phân tích 1. "Tôi" trong những ngày ở "cố hương" a. Nhuận Thổ trong hồi ức và hiện tại Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ Nhuận Thổ lúc còn nhỏ(20 năm trước) Nhuận Thổ lúc nhân vật tôi trở về quê Hình dáng hình dáng, trang phục, tính tình, hiểu biết? + Khuôn mặt tròn nước da bánh mật + Đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, đeo vòng bạc sáng loáng... - Mặt vàng sạm, nếp răn sâu hoắm; mi mắt viền đỏ húp mọng lên; mũ rách tươm, áo bông mỏng dính; người co ro cúm rúm; bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ. Động tác Tay lăm lăm cầm đinh ba...cố sức đâm con tra... Dáng điệu cung kính; chào rất rành mạch "Bẩm ông"; xin đống tro.... Lời nói Xưng hô anh-em Chào "Bẩm ông" Thái độ đối với tôi Thân nhau Rụt rè, giữ khoảng cách Tính cách Cởi mở, thân thiện, nhanh nhẹn tự ti, tham lam Nghệ thuật + Hồi tưởng, đối chiếu (đ/chiếu n/v trong quá khứ với hiện tại) + Kết hợp tự sự + miêu tả, biểu cảm; kết hợp đối thoại với độc thoại nội tâm Nhận xét => Nhuận Thổ hoàn toàn khác biệt từ hình dáng, điệu bộ đến tính cách: già nua, tiều tụy, hèn kém và đầy xa cách (Sự thay đổi lớn nhất là sự thay đổi trong tính cách Nhuận Thổ) - Giảng, Bình về tác động của hoàn cảnh đến tính cách con người, liên hệ XH TQ đương thời. TIẾT 77 B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm * HĐ cặp, KT động não, máy chiếu - Nêu câu hỏi ? Vì sao Nhuận Thổ lại thay đổi như vậy - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - GV chốt đáp án, HS trao đổi chéo kết quả, đánh giá. * HĐ cả lớp, máy chiếu ? Tìm chi tiết diễn tả cảm nhận của nhân vật tôi khi trở về quê và gặp lại những người thân quen. ? Khái quát lại tâm trạng của tôi trong những ngày ở cố hương Bình * HĐ nhóm, KT khăn phủ bàn, BP, MC - Chiếu câu hỏi ? Từ sự đổi thay về cảnh vật, đặc biệt là con người nơi quê hương, tác giả muốn phản ánh điều gì về xã hội Trung Quốc đương thời? - HS thảo luận - Đại diện một nhóm HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá, chiếu đáp án (nếu cần ) - Giảng, liên hệ với lịch sử Trung Quốc đương thời * Tích hợp môi trường, liên hệ bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, hay bài Ánh trăng * HĐ cá nhân, KT đọc tích cực, MC - GV chiếu câu hỏi: 1. Tìm chi tiết diễn tả tâm trạng của tôi khi rời cố hương ? 2. Vì sao tôi có tâm trạng như vậy ? 3. Cảm nhận tâm trạng của tôi lúc này. - HS trình bày, nhận xét. - GV đánh giá * HĐ cả lớp, máy chiếu ? Trong tâm trạng ấy, tôi mơ ước điều gì ? ? Hiểu như thế nào về cuộc đời mới trong mơ ước của tôi. ? Hình ảnh nào thể hiện niềm tin của tôi vào tương lai tươi sáng ấy. ? Hình ảnh trên tượng trưng cho điều gì? - GV định hướng kiến thức. - Giảng hình ảnh con đường ? Nhận xét về PTBĐ, hình ảnh trong truyện? ? Niềm tin của tôi có giá trị xã hội như thế nào? - GV liên hệ về sự phát triển của Trung Quốc ngày nay . ? Khái quát lại tâm trạng của tôi trên đường rời cố hương ? Tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? Bình 1. Nhân vật tôi trong những ngày ở cố hương - Nguyên nhân: + Con đông, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào + Gánh nặng tinh thần, mê tín, quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp b. Cảm xúc của tôi - Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, vòm trời vàng úa…lòng se lại + Gặp lại Nhuận Thổ, thím Hai Dương họ đều thay đổi (nhất là tính cách) -> Điếng người, không nói nên lời, than thở * Tâm trạng: Buồn, đau xót trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở cố hương. *Tg: - Phản ánh tình trạng sa sút về mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX. - Chỉ ra mặt hạn chế -“Căn bệnh”- nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân con người. - Tố cáo chế độ đẳng cấp và lễ giáo phong kiến lạc hậu đã huỷ hoại thể lực và tinh thần con người. - Cảm thông, thương xót với c/s của người dân trước hiện thực đen tối, ngột ngạt của xã hội TQ - Lên án, đấu tranh với chính những hạn chế trong mỗi con người đang sống trong XH đó 2. Nhân vật tôi trên đường rời cố hương - Lòng tôi không chút lưu luyến... vô cùng lẻ loi, ngột ngạt - Vì: Kỉ niệm và hình ảnh cố hương đã bị xóa nhòa trong kí ức. Cố hương bây giờ đã trở nên xa lạ từ cảnh vật đến con người -> Buồn bã, cô đơn, trống vắng, xót xa - Mong ước: chúng nó (Hoàng,Thủy Sinh) sẽ được hưởng một cuộc đời mới - CS tươi đẹp, ấm no, con người được giải phóng - Hình ảnh con đường -> Con đường đấu tranh cải tạo cuộc sống, vươn tới một tương lai tốt đẹp. - NT: PT lập luận, hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng . -> Thức tỉnh tinh thần đấu tranh của mọi người. Khơi dậy niềm tin vào cuộc đổi đời của quê hương, đất nước. (*) Tâm trạng: Buồn bã, trống vắng, xót xa -> hi vọng, tin tưởng - Tác giả: Yêu quê hương - một tình yêu mới mẻ và mãnh liệt * Hướng dẫn học ở nhà - Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm + Những thay đổi của Nhuận Thổ, nguyên nhân + Tâm trạng của tôi trong những ngày ở cố hương và khi rời cố hương - Chuẩn bị tiết sau + Tổng kết ND, NT của VB + Làm BT C.1 __________________________________________________ Tuần 17 Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 16: CỐ HƯƠNG (3+4) III. NỘI DUNG TIẾT 78 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: ngôn ngữ, giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân, KT động não, MC - Chiếu câu hỏi ? Hình ảnh nào trong văn bản Cố hương là hình ảnh biểu tượng? Em hiểu hình ảnh đó như thế nào? - HS trả lời, bổ sung, nhận xét - Chốt, đánh giá, giới thiệu bài mới. B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; * HĐ cả lớp, KT trình bày 1 phút; MC ? Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm? - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét, định hướng kiến thức. III. Tổng kết VB “Cố hương” 1. Nghệ thuật. + Hồi tưởng, đối chiếu (đ/chiếu n/v trong quá khứ với hiện tại) + Kết hợp tự sự + miêu tả, biểu cảm+ nghị luận; kết hợp đối thoại với độc thoại nội tâm... 2. Nội dung - Thông qua cảm xúc của nhân vật tôi trước sự đổi thay của làng quê (đặc biệt là qua nhân vật Nhuận Thổ), Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm. C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG - NL: ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vđ, thảo luận nhóm * HĐ cá nhân, KT viết tích cực, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ: trả lời ý a - HS trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV bổ sung: nhân vật tôi tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp sẽ đến với quê hương, đất nước nếu con người biết kiên trì, quyết tâm vươn tới nó. - GV hướng dẫn HS ý b: + Hình thức: Viết đoạn văn có giới hạn về độ dài, kết hợp đan xen câu hỏi tu từ + ND: có thể viết theo hướng: đưa ra mục tiêu, lựa chọn hướng đi, biện pháp thực hiện... - HS viết văn - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét * Bài tập 1 a. - Hình ảnh con đường: trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. - Hiểu: Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn mà đều do sự quyết tâm và kiên trì của con người tạo ra -> Con đường đấu tranh cải tạo cuộc sống, vươn tới một tương lai tốt đẹp b. Viết đoạn văn E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * HĐ cả lớp - Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà TIẾT 79 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân, KT tia chớp - Chiếu câu hỏi ? Kể tên các PTBĐ em đã học? - HS trình bày, chia sẻ cùng các bạn - GV đánh giá, dẫn vào bài C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học; hợp tác; - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm * HĐ cặp, KT động não, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ : hoàn thành bảng mục 2.a/149 Kẻ bảng sau vào vở và đánh dấu X vào các ô trống mà kiểu văn bản hành chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai). - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - Chiếu chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá. * HĐ nhóm, KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ : 2.b/149 (1) Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không? (2) Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bảo giờ cũng phân biệt bố cục rõ ràng ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sựu của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu? (3) Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ. (4) Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phẩn Đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc làm bài văn tự sự của em? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ. - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, GV–HS đánh giá. Bài tập 2 a. Stt KiểuVB chính Các yếu tố kết hợp với kiểu văn bản chính TS MT NL BC TM ĐH 1 Tự sự X X X X 2 MT X X X 3 NL X X X X 4 BC X X X X 5 TM X X 6 HC-CV b. (1) Trong 1 văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự. Khi gọi tên văn bản, người ta căn cứ vào PTBĐ chính của văn bản đó. - Trong thực tế khó có 1 văn bản nào chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất. (2) - Một số tác phẩm tự sự đang học trong SGK từ lớp 6 -> lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết luận. - Học sinh đang học tập, rèn luyện nên phải theo yêu cầu “chuẩn mực”của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành, học sinh có thể viết tự do “phá cách” như các nhà văn. (3) - Những kiến thức, kĩ năng về kiểu văn bản tự sự rất cần thiết cho việc đọc - hiểu văn bản. VD: Khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự giúp hiểu sâu sắc hơn về các đoạn trích “Truyện Kiều” hoặc truyện “Làng” của Kim Lân. (4) Những kiến thức, kĩ năng của phần Văn - Tiếng Việt giúp học sinh học và luyện tập tốt hơn kiểu bài văn tự sự. VD: Các văn bản tự sự cung cấp cho học sinh các đề tài, nội dung, cách kể chuyện, dùng ngôi kể, người kể chuyện... D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: tự học - Phương pháp: thuyết trình * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Nêu câu hỏi ? Vận dụng kiến thức đã học về văn TS, em hãy viết một đoạn văn TS (ND tùy chọn), trong đó có sự kết hợp giữa TS với một trong các yếu tố MT, BC và NL. - Hướng dẫn HS viết : + Hình thức : đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp + ND: kể về một sự việc cụ thể, có nhân vật, chọn ngôi kể phù hợp ; kết hợp linh hoạt, phù hợp giữa TS các yếu tố MT, BC, NL - HS viết đoạn văn, đọc, nhận xét - GV chữa bài, đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: tự học * HĐ cả lớp - Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà : sưu tầm một số đoạn văn TS có sự kết hợp với các PTBĐ khác. * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài, nắm vững ND đã học + Các PTBĐ + Sự kết hợp các PTBĐ - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị tiếp bài: mục D; bài 16, mục A, B + Lập dàn ý + Đọc văn bản + Dự kiến câu trả lời ____________________________________________ Tuần 18 (Tiết 80+3DP) Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 16: CỐ HƯƠNG (5) TIẾT 80 III. NỘI DUNG Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân - Chiếu câu hỏi: ? Bố cục của bài văn tự sự? Trong văn TS, ta có thể kết hợp các PTBĐ nào? - HS trình bày, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề * HĐ cặp, KT hợp tác, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ : BT 1/150 - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá * HĐ cá nhân, KT động não, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ : Câu 2/150 - Suy nghĩ làm bài, trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá *HĐ nhóm, KT chia nhóm (đếm số), bảng phụ, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ : Câu 3/151 ; chiếu câu hỏi bổ sung ? Xác định các kĩ năng và dàn ý cho bài văn - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - Chuẩn xác, GV-HS đánh giá - GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài văn dựa vào dàn ý. Câu 1 a. PTBĐ: tự sự và miêu tả. PTBĐ chủ yếu là tự sự. b. BPTT nhân hóa c. Lời dẫn trực tiếp d. quá đầu là nghĩa gốc, cái đầu là nghĩa chuyển. Câu 2 a. b. - Khổ 1: hình ảnh đồng, sông, bể là những hình ảnh bình dị, thân thuộc, đều là hình ảnh của thiên nhiên gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn. - Khổ 5: hình ảnh đồng, sông, bể là những hình ảnh biểu tượng cho quá khứ chợt ùa về tràn đầy sống động. Câu 3 - KN: + Các kĩ năng cơ bản trong tạo lập VB; + Bố cục bài văn + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự với yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận, miêu tả nội tâm, sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm + KN dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả - Dàn bài: * Mở bài : Giới thiệu lỗi lầm em mắc phải. * Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc: - Sự việc xảy ra khi nào? Ở đâu? - Sự việc đó diễn biến ra sao ? - Tâm trạng cảm xúc của em khi sự việc đó xảy ra ntn ? - Suy nghĩ từ câu chuyện (yếu tố NL) * Kết bài: Ấn tượng và bài học rút ra từ câu chuyện. * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại kiến thức bài học + Các PTBĐ + Sự kết hợp các PTBĐ - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị bài 17 + Đọc văn bản + Trả lời các câu hỏi

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 9, cố hương, giáo án cố hương vnen 9, giáo án vnen cố hương

Giải bài tập những môn khác