Giáo án vnen bài Mây và sóng

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Mây và sóng. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Mây và sóng
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 25: MÂY VÀ SÓNG (1) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình mẹ con đẹp đẽ, thiêng liêng trong lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây và sóng”. • Nhớ tên các bài thơ, tác giả, nắm chắc nội dung và đặc điểm nổi bật của từng bài thơ đã học ở lớp 9. Nêu được những thành tựu, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 qua các tác phẩm đã học. • Nhận biết được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe. • Xác định rõ các yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nắm vững cách viết bài văn nghị luận văn học. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 121 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * Trò chơi : Ai nhanh hơn - Chia 2 dãy, thi tìm những câu văn, câu thơ, bài hát...viết về tình mẹ con (5 phút ) - HS thi tìm, nhận xét - GV nhận xét, dẫn vào bài - Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu ? Nêu đôi nét về nhà thơ Tago? ? Xuất xứ của bài thơ ? Xác định giọng đọc và đọc - Lưu ý HS một số chú thích * Hoạt động cặp, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Xác định: thể loại, phương thức biểu đạt chính , nhân vật trữ tình ? Bài thơ là lời của ai nói với ai và có thể chia làm mấy phần ? Bố cục bài thơ? * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Em bé đã tưởng tượng ra những người trên mây, trên sóng đã nói gì với mình? Đọc câu thơ thể hiện ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh tác giả sử dụng ? Qua đó, em hình dung ntn về thế giới mà mây và sóng vẽ ra Giảng ? Vẽ lên một khung cảnh đẹp như vậy, mây và sóng muốn làm gì? Sau đó mây và sóng còn mách cho bé cách đến với trò chơi ấy như thế nào? ? Nhận xét cách đến với những trò chơi đó ? Nhận xét chung về trò chơi của mây và sóng? Những lời rủ, những trò chơi đó tượng trưng cho điều gì Giảng: * HĐ cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Trước những lời mời gọi của mây và sóng, em bé đã phản ứng như thế nào? ? Chỉ ra kiểu câu? Tác dụng? ? Qua thái độ của em bé trước lời rủ rê của mây và sóng, tác giả cho ta thấy điều gì - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá Bình * Hoạt động nhóm (5), KT hợp tác, máy chiếu, bảng phụ ? Em bé đã tưởng tượng ra trò chơi như thế nào? Tìm câu thơ ? Nhận xét về hình ảnh thơ ? Qua đó, em bé đã sáng tạo ra một trò chơi như thế nào? Hãy dùng lời văn của mình diễn tả lại trò chơi đó ? Tại sao bé lại khẳng định trò chơi của mình lại hay và thú vị hơn so với trò chơi của mây và sóng ? Nhận xét chung về trò chơi của bé Bình * Dạy học cả lớp, MC ? Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ? Qua thái độ của em bé trước lời rủ của mây và sóng và những trò chơi của em, tác giả cho ta thấy điều gì ? Thái độ của tác giả ? Ngoài ý nghĩa đó ra, bài thơ còn có ý nghĩa gì khác I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: SHD - Tác giả: + Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ và nhận giải no-ben văn học 1913. + Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc và tinh thần nhân văn cao cả cùng chất trữ tình nồng đượm. - Tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác: Được viết bằng tiếng Ben-gan in trong tập “Si-tu”, xuất bản năm 1909. + Được dịch sang tiếng anh với tên là “trăng non”. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc: + Chú thích: sgk 3. Tìm hiểu chung văn bản - Thể thơ văn xuôi: không có vần, các câu dài ngắn tự do. - PTBĐ chính: biểu cảm - Bài thơ là lời em bé nói với mẹ về cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với mây và sóng và trò chơi do em sáng tạo ra - Bố cục: 2 phần + Phần 1 (Từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”): Em bé nói với mẹ về cuộc đối thoại giữa em với mây và trò chơi của em + Phần 2 (còn lại): Em bé nói với mẹ về cuộc đối thoại giữa em với sóng` và trò chơi của mình II. Phân tích 1. Thái độ của em bé trước lời rủ rê của mây và sóng * Lời rủ của mây và sóng - Trò chơi của mây và sóng : Sgk - Nhận xét: Hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo mà vẫn rất sinh động và chân thực -> Gợi ra một thế giới tự nhiên rực rỡ, bí ẩn, mới lạ, hấp dẫn, đẹp như trong các câu chuyện cổ tích -> Đánh vào tính thích vui chơi và khám phá của con trẻ. - Mây và sóng muốn rủ bé tham gia vào - Cách đến với những trò chơi: + Hãy đến nơi tận cùng… tầng mây + Hãy đến rìa biển cả… nâng đi -> Rất dễ dàng, thú vị. => Hấp dẫn, lí thú => tượng trưng cho những cám dỗ, những thú vui hấp dẫn trong cuộc sống. * Phản ứng của em bé: - Ban đầu: Em bé đã hỏi lại -> Bị cuốn hút, hấp dẫn, rất muốn tham dự vào cuộc vui chơi. - Sau đó: Em bé trả lời: + Mẹ mình đang đợi... mẹ muốn mình ở nhà. + Làm sao có thể rời mẹ mà đến... mà đi được? - Nhận xét: Câu hỏi tu từ -> Em từ chối lời rủ của mây và sóng và ở nhà với mẹ vì em không muốn mẹ buồn, lo mẹ phải chờ đợi và em không muốn rời xa mẹ => Em thích vui chơi, nhưng em yêu mẹ nhiều hơn. Tình yêu mẹ giúp emvượt qua lời mời gọi hấp dẫn * Tình yêu thương mẹ đã giúp ta vượt qua mọi cám dỗ 2. Trò chơi của em bé. - Trò chơi của bé: - Nhận xét: + Hình ảnh thiên nhiên mây, trăng, sóng, bờ bến được xây dựng bằng trí tưởng tượng phong phú, có ý nghĩa biểu tượng -> Trò chơi tuyệt diệu: Em là sóng và mẹ sẽ là trăng. Em là sóng còn mẹ là bến bờ. - Trò chơi của bé hay và thú vị hơn vì: + Bé không chỉ được vui chơi cùng thiên nhiên mà còn có mẹ (Bé đã hoà hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử) + Trò chơi diễn ra không phải ở một nơi xa lạ mà diễn ra trong chính ngôi nhà của mình - Nhận xét: + Hình ảnh đặc sắc và gợi cảm + So sánh liên tưởng: tình mẹ con được so sánh với mối quan hệ mây- trăng; biển- bờ -> Niềm sung sướng, hạnh phúc vô bờ của con khi được ở trong lòng mẹ và của mẹ khi có con ở bên. Tình cảm lớn lao ấy có ở khắp mọi nơi không ai có thể tách rời, phân biệt, chia cách được * Trò chơi của bé sáng tạo, thú vị và đầy ắp tình mẫu tử Em bé: yêu thiên nhiên nhưng em yêu mẹ hơn cả. Qua thử thách tình cảm với mẹ càng bền chặt không thể tách rời 3. Tổng kết a. Nghệ thuật. + Hình ảnh thiên nhiên vừa lung linh, kỳ ảo vừa chân thực, sinh động, mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. + Trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. + Hình thức đối thoại lồng trong lời kể b. Nội dung: Qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với mây và sóng, người đọc cảm nhận được một cách thấm thía tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. - Tác giả cho thấy: Tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng và bất diệt. - Thái độ tác giả: ngợi ca - Ý nghĩa khác của bài thơ: Hạnh phúc, niềm vui không chỉ ở nơi xa xôi, không phải là điều bí mật, mà ngay trong ngôi nhà, lòng mẹ, ở những gì thân thiết nhất. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân - Nêu yêu cầu ? Đọc diễn cảm bài thơ? - HS nhận xét - GV- HS đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - Nêu yêu cầu, yêu cầu HS chia sẻ vòng tròn ? Điều gì khiến em vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống ? - HS chia sẻ, nhận xét - GV- HS đánh giá - Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của những người thân yêu (cha mẹ, thầy cô, bạn bè...) giúp ta vượt qua những cám dỗ, những khó khăn trong cuộc đời. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học, CNTT * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm các tác phẩm viết về tình mẹ con * Hướng dẫn học tập - Học bài + Thái độ của em bé + Trò chơi của em bé + Ý nghĩa của tình mẹ - Chuẩn bị : mục B.3, C.2, D1,2 + Đọc bài + Soạn bài, trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập _____________________________________________________________ Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… Bài 25- Tiết 122+123: MÂY VÀ SÓNG (2+3) III. NỘI DUNG Tiết 122 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT động não, máy chiếu - Chiếu yêu cầu ? Đọc đoạn hội thoại và xác định hàm ý trong câu in đậm ? Lan ngồi chơi ở nhà Hoa từ 8 giờ đến gần trưa vẫn chưa về. Lan không nấu cơm được. Lan nhìn đồng hồ và nói : - Đã gần 11 giờ rồi cơ à ? Hoa vội vàng chào Lan rồi ra về. - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài - Hàm ý: Muộn qua rồi, bạn về đi! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ý a - HS trao đổi, trả lời, nhận xét - Chuẩn kiến thức, GV đánh giá * Hoạt động cặp, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ý b, bổ sung ? Cần có những điều kiện nào khi sử dụng hàm ý ? - HS trao đổi, trả lời, nhận xét - Chuẩn xác, HS tự đánh giá 3. Tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo) a. Ví dụ * Hàm ý của những câu in đậm: - Câu “ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý : Sau bữa ăn này, con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, mẹ đã bán con rồi. - Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý: Mẹ đã bán con cho cụ Nghị thôn Đoài rồi . ( Điều này thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra) -> Hàm ý ở câu 2 rõ hơn - Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những phút giây lừa dối cái Tí. - Nó giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi “U bán con thật đấy ư ?” => Chị Dậu đã thành công khi sử dụng hàm ý ở câu 2 b. Ghi nhớ (SHD/60) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động nhóm (5), KT chia nhóm (đếm số), máy chiếu, bảng phụ - Yêu cầu HS trả lời mục a - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác, HS tự đánh giá 2. a (1) Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái. - Hàm ý của câu in đậm là: Mời bác và cô vào nhà uống nước. - Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà ...Ngồi xuống ghế”. (2) Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước) - Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được. - Người nghe hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói: “Thật là càng giàu....càng giàu có!”. (3) Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư. - Hàm ý câu thứ nhất là: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư? - Hàm ý câu thứ hai là: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này. - Hoạn Thư hiểu nên đã “hồn lạc phách xiêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. Tiết 123 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; *Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS làm BT C.2.b.c b. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: (1) Hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích trên là gì? (2) Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? c. Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau: sgk - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo 2.b.c b. (1) Hàm ý: nhờ chắt hộ nước cơm để cơm khỏi nhão (2) Thu sử dụng hàm ý vì trước đó em đã nói thẳng nhưng ông Sáu không đáp ứng, tỏ ra không hiểu => Sử dụng hàm ý không thành công c. Thông qua sự so sánh giữa “hi vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS thực hiện D.2 ? Hãy điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối trong đoạn thoại sau đây: sgk - HS viết, trình bày, bổ sung - Sửa chữa, bổ sung, có thể thay là: B: Mình phải đến bệnh viện thăm bà nội. B: Mình còn phải làm các bài tập mà thầy vừa giao. - GV đánh giá 2. - Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối: a, A: Mai về quê với mình đi! B: Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi! A: Đành vậy! E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm 1 số hàm ý được sử dụng trong các văn bản đã học. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Điều kiện sử dụng hàm ý - Chuẩn bị : mục C.1 + Lập bảng thống kê + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi ________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 25: MÂY VÀ SÓNG (4) III. NỘI DUNG Tiết 124 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - Nêu yêu cầu ? Kể tên các tác phẩm thơ hiện đại đã học ? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài - Đồng chí, Bếp lửa... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động nhóm (5), bảng phụ, máy chiếu - Tổ chức cho học sinh hoàn thành câu a dưới dạng trò chơi Ai nhanh hơn, ai đúng hơn. - HS hoàn thành, trình bày 1. Luyện tập về thơ a. Lập bảng thống kê STT Tên bài thơ Năm sáng tác Thể thơ Tác giả Nội dung chính NT đặc sắc 1 Đồng chí ? ? Chính Hữu - H/ả chân thực, k/h bp hiện thực và lãng man… ...11 Nói với con ? ? ? - Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc * Hoạt động nhóm (bàn), máy chiếu - Yêu cầu HS hoàn thành mục b - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác, HS tự đánh giá * Hoạt động cặp, máy chiếu - Yêu cầu HS hoàn thành mục c - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác, HS tự đánh giá Giai đoạn Tên bài thơ (1) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Đồng chí (2) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau KC chống Pháp (1954-1964) Đoàn thuyền đánh cá, Con cò, Bếp lửa (3) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964-1975) Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (4) Giai đoạn từ sau 1975 Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con . Trao đổi, trả lời, bổ sung b. * Nội dung: - Phản ánh 2 cuộc kháng chiến: gian khổ, hi sinh nhưng anh dũng, kiên cường - Phản ánh công cuộc xây dựng đất nước: hăng hái, đầy tin yêu con người và cuộc sống - Thể hiện tâm hồn con người VN: + Yêu quê hương, đất nước + Yêu đồng chí, đồng bào + Lòng kính yêu Bác Hồ + Tình cảm mẹ con, cha con, bà cháu trong sự thống nhất với tình yêu quê hương, đất nước c. * Điểm chung: Ca ngợi tình cảm mẹ con thắm thiết, thiêng liêng * Nét riêng: - Khúc hát ru những em bé…: sự thống nhất giữa tình yêu con và tình yêu Tổ quốc - Mây và sóng: mẹ là tất cả, tình mẫu tử là bất diệt - Con cò: từ hình tượng con cò -> ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS viết đoạn văn nêu cảm nhận về một khổ thơ, đoạn thơ em thích nhất - HS viết, trình bày, bổ sung - GV sửa chữa, đánh giá. - Viết đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm 1 số bài thơ thuộc giai đoạn đã học. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Đặc sắc ND, NT của các bài thơ đã học - Chuẩn bị : mục C.1.d,e,g + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi ________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 25: MÂY VÀ SÓNG (5) III. NỘI DUNG Tiết 125 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - Nêu yêu cầu ? Đọc một đoạn thơ hiện đại mà em yêu thích và nêu cảm nhận của em? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài . Đọc và nêu cảm nhận C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động nhóm (5), bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời ý d,e - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác, GV-HS đánh giá 1.d,e d. - Tình đồng chí, đồng đội bình dị, thiêng liêng - Tinh thần lạc quan, dũng cảm, kiên định -> nhắc nhở con người về cách sống e. Tên bài Bút pháp Đồng chí Bài thơ về… Đoàn thuyền đánh cá Ánh trăng Mùa xuân nho nhỏ BP hiện thực x x x x BP lãng mạn x x x BP gợi tả x D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; - Năng lực: tự học; thưởng thức văn học; * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS thực hiện mục g - HS viết, trình bày, bổ sung - GV sửa chữa, đánh giá . Viết đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm 1 số bài thơ thuộc giai đoạn đã học. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Đặc sắc ND, NT của các bài thơ đã học - Chuẩn bị : Bài 26, mục A, B.1.2 + Soạn bài + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi Rút kinh nghiệm .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 9, mây và sóng, giáo án mây và sóng vnen 9, giáo án vnen mây và sóng

Giải bài tập những môn khác