Giáo án PTNL bài Mùa xuân nho nhỏ (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Mùa xuân nho nhỏ (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Mùa xuân nho nhỏ (tiết 2)

Ngày soạn :

Ngày dạy :  

Tuần 25 - Tiết 116

MÙA XUÂN NHO NHỎ ( tiếp)

                     ( Thanh Hải)

  1. Mục tiêu bài dạy:

Sau bài học, HS có khả năng :

  1. Kiến thức:

+ Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.

+ Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

  1. Kỹ năng:

+ Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

+ Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

  1. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

  1. Định hướng phát triển năng lực học sinh.
  2. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

  1. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

B.Chuẩn bị:

* Giáo viên: Đọc kĩ SGK, tài kiệu tham khảo, soạn bài, chuẩn bị máy chiếu, máy tính,

* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về, tác phẩm. Phân tích các hình ảnh thơ.

  1. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.

+ Kĩ thuật động não: suy nghĩ, bộc lộ ý kiến của cá nhân về những gì cần làm để góp phần nhỏ bé, có ý nghĩ vào cuộc sống.

+ Thảo luận, trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, về bài học rút ra từ việc đọc hiểu văn bản.

  1. Tiến trình giờ dạy:

1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2 Kiểm tra bài cũ: 

GV đặt câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên ?(Có dẫn chứng cụ thể)

* Đáp án:

+  Đọc diễn cảm, chính xác các từ ngữ.

+ Bài “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết 11/1980 không lâu trước lúc ông qua đời tháng 12/1980.

* Tín hiệu mùa xuân:

+ Hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống

+ Màu săc: Tinh tế, hài hoà, tràn đầy sức sống

+ Âm thanh: Vang vọng, vui tươi

=> Bức tranh xứ Huế vào xuân thật thơ mộng với vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân.

 * Tâm trạng của nhà thơ:

+ Sự chuyển đổi cảm giác, tưởng tượng phong phú của nhà thơ trong niềm vui hân hoan, cảm xúc say sưa, ngây ngất trước mùa xuân đất trời.

  1. 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV cho học sinh nghe bài hát" Một mùa xuân nho nhỏ, phổ nhạc Trần Hoàn và nêu cảm nhận của em

HS lắng nghe và trình bày cảm nhận

GV dẫn dắt vào bài:

Hơn 30 năm qua mỗi khi Tết đến, xuân về chúng ta lại thường nghe đựơc bài hát “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn - phổ thơ Thanh Hải. Trong bài học hôm nay, một lần nữa ta lại được tìm hiểu bài thơ này. Nhà thơ muốn nói cùng người đọc điều gì khi một mùa xuân mới đang về khi chính bản thân ông lại sắp vĩnh biệt tất cả mọi mùa xuân. Ta cùng theo dõi văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của cố nhà thơ Thanh Hải.

* Giáo viên trình chiếu khổ thơ 2 & 3 -> gọi học sinh đọc 2 khổ thơ

? Nhận xét về cách chuyển ý từ khụt 1 sang kh? 2, 3

(K1 mùa xuân TN-đất nước-CM): chuyển đổi khéo léo, tự nhiên, phù hợp với sức xuân

? Nhận xét về cách chuyển ý từ K1-> K 2,3?

(K1 mùa xuân TN-đất nước-CM): chuyển đổi khéo léo, tự nhiên, phù hợp với sức xuân

?Tìm hình ảnh thơ thể hiện sự nối tiếp tự nhiên, khéo léo đó?(K2 tác giả nhắc đến con người, hình ảnh nào)

Mùa xuân người cầm súng- lộc giắt đầy

 Người ra đồng- lộc trải dài.

? Tại sao tác giả lại chọn hai hình ảnh trên để miêu tả đất nước vào xuân?(Quan hệ của họ với mùa xuân như thế nào?)

->hai lực lượng tiêu biểu: Sản xuất và chiến đấu: gieo mùa xuân cho đất nước.

-? Lộc- cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt?

- Chồi xanh non tơ, cành lá non - biểu tượng của sức sống mùa xuân-> là sự bắt đầu, khởi đầu đầy hứa hẹn.

* Sức trẻ, sức xuân của người LĐ, chiến đấu-> mùa xuân theo người cầm súng trận, theo người xã viên ra đồng và chính họ đem lại mùa xuân cho đất nước. Tất cả nhiệt tình, hối hả, xôn xao trong không khí náo nức, sôi động của mùa xuân.

? Nhận xét cấu trúc 2 câu thơ và phép tu từ mà tác giả sử dụng?

- Cấu trúc giống nhau, điệp, ẩn.

=> Nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân, nhấn mạnh 2 nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới.

? Cảm nhận của tác giả khi đất nước vào xuân?

- Ta không chỉ thấy có mùa xuân theo về mà mùa cuân còn sinh sôi, nảy nở, phát triển theo bước chân của họ – những con người tiêu biểu cho đất nước. Mang sức sống bất diệt của mùa xuân, mang lộc xuân, gieo lộc xuân trên khắp mọi miền của đất nước, góp vẻ đẹp tươi tắn trẻ trung với mùa xuân của đất trời rộng lớn.

      Bài thơ ra đời trong những năm đất nước ta vừa thắng Mĩ, chiến tranh biên giới Tây Nam tạm dừng. Chiến tranh biên giới phía Bắc vừa kết thúc. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của đất nước trong năm đầu xây dựng XHCN. Bài thơ ra đời thể hiện niềm tin yêu mãnh liệt vào đường lối của Đảng, tiếp thêm sức sống bất diệt của mùa xuân vào mỗi con người.

- GV gọi HS đọc khổ thơ 4, 5

? Trước mùa xuân bao la của đất trời, nhà thơ đã có những nguyện ước ?

Ta làm: Con chim hót

             Một nhành hoa

             Một nốt trầm xao xuyến

             Một mùa xuân nho nhỏ

Em hiểu gì về những hình ảnh này? Có hình ảnh nào khác lạ?(tác giả mong muốn mọi người  sống ra sao?mục đích?)

- Làm con chim hót: gọi xuân về, đem niềm vui cho mọi người

- Làm một cành hoa: tô điểm cuộc sống, đem lại hương thơm cho đời, làm đẹp thiên nhiên sông núi.

- Làm một nốt trầm để bản nhạc ấy có cung trầm cung bổng, êm ái du dương, xao xuyến cổ vũ nhân dân.

? Nét nghệ thuật đặc sắc nào được dùng chỉ ước nguyện đó?( ? con chim, cành hoa, nốt trầm tượng trưng cho những gì?->cái đẹp, niềm tin, tài trí của đất nước, con người VN- ẩn dụ)

 (Từ nào được lặp lại) - Điệp từ – nhẫn mạnh sự cống hiến tình nguyện.

? Em có cảm nhận như thế nào về những ước nguyện của tác giả? Vì sao?

-  Thanh Hải ý thức được đóng góp nhỏ bé của mình trong sự nghiệp chung của đất nước. Thể hiện nhân sinh quan cao đẹp. Là người phải sống đẹp, Sống có ích là phải cống hiến, hy sinh cho đời. Giống như nhà thơ Tố Hữu – người con của xứ Huế cũng có những suy ngẫm tương tự:

         “Nếu là con chim, chiếc lá

           Thì con chim phải hót

           Chiếc lá phải xanh.

           Lẽ nào vay mà không có trả

           Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

? Cách xưng hô ở K1 có gì khác với K4? Điều đó có ý nghĩa gì?

(Học sinh thảo luận nhm  3  phút)

K1: tôI : đại từ  ngôi 1 số ít

K4: TA: đại từ thứ nhất số nhiều: là ước nguyện của tác giả  đồng thời là ước nguyện chung cao đẹp của mọi người.

TÔI à TA: Sự chuyển đổi khéo léo, không lên gân, không gượng ép mà nhẹ nhàng, ý vị. Khúc ca của nhà thơ là khúc ca của muôn người. Cái TÔI hoà trong cái TA bao la, rộng lớn.

? Cách ngắt nhịp K4 và biện pháp tu từ có tác dụng gì?

- Nhịp thơ đều, điệp ngữ. Lặp cấu trúc tạo âm hưởng tha thiết.

?Ước nguyện cống hiến của nhà thơ có gì khác lạ?

                    Dù là tuổi 20

                    Dù là khi tóc bạc

? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?

- Từ láy, điệp từ, phép đối lập.

? Từ đó em cảm nhận thêm một quan niệm cống hiến như thế nào?

=> Sự chân thành, khiêm tốn, dặn dò mình trong thử thách, gian lao, bệnh tật. Sự cống hiến, hi sinh cả cuộc đời vẫn chưa đủ => muốn làm mùa xuân nhỏ bé trong một mùa xuân lớn

? Đọc thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?

- Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống cả đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn của mình. Mùa xuân ở lòng người, mùa xuân của cống hiến và hi sinh. Cả tuổi trẻ của mình ông đã dành trọn cho đất nước. Những giờ phút cuối cùng ông vẫn khát khao, ước nguyện được cống hiến cho đời. Đó là điều hiếm thấy, đáng quý, đáng trân trọng. Sự tâm niệm cống hiến trong suốt cuộc đời dù là “tuổi 20”, tóc bạc. Điệp ngữ dù là khẳng định, dặn dò lòng mình như thế.

? Lời tâm niệm của nhà thơ gợi cho em cảm nghĩ gì về ý nghĩa của cuộc sống con người với mùa xuân đất nước?

HS thảo luận nhóm 3 phút:

- Cuộc sống của mỗi con người nằm trong cuộc sống chung của mọi người. Muốn cuộc sống ấy tốt đẹp, mỗi người phải biết cống hiến cho cuộc sống chung

 

 

* GV đặt câu hỏi: Bài thơ có ý nghĩ gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Kĩ năng sống:

? Là học sinh  em nguyện đóng góp “Mùa xuân nho nhỏ”của mình vào mùa xuân lớn của đất nước như thế nào ?

* Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ví dụ về những đóng góp nhỏ bé của mỗi học sinh đối với xã hội, với đất nước: các hoạt động xã hội, học tập, lao động.v.v.

b Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước:

 

 

 

 

 

 

 

- Ng­êi cÇm sóng- léc gi¾t ®Çy

- Ng­êi ra ®ång- léc tr¶i dµi.

 

 

-> hai lùc l­îng tiªu biÓu: chiÕn ®Êu- S¶n xuÊt: gieo mïa xu©n cho ®Êt n­íc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- CÊu tróc gièng nhau, ®iÖp, Èn.

 

=> Næi bËt vÎ ®Ñp cña mïa xu©n, nhÊn m¹nh 2 nhiÖm vô cña ®Êt n­íc trong giai ®o¹n míi.

 

 

=> Mïa xu©n cña lao ®éng , chiÕn ®Êu nhiÖt t×nh h¨ng say.

 

 

 

 

 

 

+ Cả nước đang hối hả, xôn xao, khẩn trương, náo nức trong nhiệm vụ mới, công việc mới.

 

-> Điệp ngữ, từ láy, so sánh+ NT kết cấu đối xứng, so sánh, ẩn dụ, điệp từ, nhịp thơ dồn dập.

-> Diễn tả sức sống của mùa xuân đất nước. Niềm tin, niềm lạc quan vào đất nước : trong gian lao đất nước vẫn vững vàng tiến nhanh về phía trước.

=> Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.

 

 

 

 

 

 

 

 

c Suy nghĩ và ước nguyện ca tác giả trước mùa xuân đất nước:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=> Mỗi người phải sống đẹp, sống có ích, góp phần vào mùa xuân chung của đất nước.

=> ẩn dụ, điệp từ.

 

 

 

 

 

- Đẹp, tự nhiên, chân thành, bình dị, Khiêm tốn, thiết tha.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xưng hô:

TÔI (đại từ  ngôi 1 số ít) à TA( đại từ thứ nhất số nhiều) Sự chuyển đổi khéo léo, không lên gân, không gượng ép mà nhẹ nhàng, ý vị. Khúc ca của nhà thơ là khúc ca của muôn người. Cái TÔI hoà trong cái TA bao la, rộng lớn. ước nguyện của tác giả  đồng thời là ước nguyện chung cao đẹp của mọi người.

 

=> Khát vọng sống có ích, cống hiến cho đời, cho đất nước.

 

 

 

 

 

- Từ láy, điệp từ, phép đối lập:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d Lời tự tình của mừa xuân:

3. Tổng kết:

a. Nội dung- Ý nghĩa:

*Nội dung:

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, cuộc đời và uớc nguyện được cống hiến “ mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của đất nước của tác giả.

* Ý nghĩa của văn bản:

+ Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

b Nghệ thuật:

+ Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.

+ Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô...

+ Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

c Ghi nhớ: (SGK-58 )

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

 

* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:

1. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?

A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.

B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.

C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội

D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.

2. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”?

A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.

B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.

C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.

D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ

Bài thơ có nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ". Em hiểu thế nào về nhan đề đó? Hãy nêu chủ đề của bài thơ?

+ HS suy nghĩ, tr

2. Bài 2.

-Nhan đề: "Mùa xuân nho nhỏ" - Một phát hiện mới mẻ, độc đáo. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng là một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời.

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

? Người xưa từng viết: " Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc". Em hãy phân tích yếu tố nhạc và yếu tố họa trong văn bản

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

? Tìm nghe bài hát Tự nguyện của Trương Quốc Khánh, trình bày những cảm nhận của em khi kết nối với lời bài hát Mùa xuân nho nhỏ

? Vẽ bản đồ tư duy cho văn bản 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Học thuộc lòng bài thơ.

+ Phân tích, cảm thụ về một đoạn thơ trong bài.

+  Chuẩn bị: " Viếng lăng Bác"- Viễn Phương

          ( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, mạch cảm xúc, bố cục, PTBĐ, phân tích các nội dung và nghệ thuật chính của văn bản, tìm các văn bản có cùng chủ đề, bài hát phổ nhạc)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Mùa xuân nho nhỏ (tiết 2) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Mùa xuân nho nhỏ (tiết 2), giáo án hay bài Mùa xuân nho nhỏ (tiết 2), giáo án chi tiết bài Mùa xuân nho nhỏ (tiết 2), giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác