Giáo án PTNL bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 26- Tiết 106 Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Nắm đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Kỹ năng: + Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.v.v. 4. Thái độ: + Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trong đánh giá, nhìn nhận một vấn đề tư tưởng, đạo lí. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Đọc kĩ SGK, tham khảo tài liệu soạn bài, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi ( Đọc ngữ liệu, tìm hiểu yêu cầu nghị luận, các luận điểm, cách lập luận, bố cục....) 3.Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp. + Kĩ thuật động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn phủ bàn, trình bày một phút, . D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội ? ? Các bước làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. * Đáp án: + Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê vấn đề có suy nghĩ trong xã hội. * Các bước làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. a. Tìm hiểu đề và tìm ý. b. Lập dàn bài (mở bài. thân bài, kết bài). c. Viết bài. d. Đọc lại bài viết và sửa chữa 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Giáo viên tổ chức trò chơi" Tiếp sức". Luật chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm lần lượt cho các thành viên lên bảng viết các câu ca dao tục ngữ, chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, gia đình. Một số câu câu ca dao tục ngữ - Công cha như núi Thái Sơn... - Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.... Sau khi kết thúc trò chơi, giaó viên hỏi nâng cao: Điểm chung của các từ khóa trên là gì? ( khuyên bảo con người sống phải có trước có sau, hiếu thảo, đoàn kết....) GV dẫn dắt vào bài: Các câu trên đã dạy cho chúng ta những đạo lí làm người, vậy làm thế nào để mọi người hiểu rõ hơn về các đạo lí đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài" Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) * Giaó viên: yêu cầu học sinh đọc văn bản sgk-34, 35 ? Em có nhận xét gì về tên của văn bản? + Tên văn bản là định nghĩa A là B ? Văn bản bàn về vấn đề gì? + Giá trị của tri thức khoa học và người tri thức. ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? ? Nội dung của từng phần? * 3 phần: - Phần mở bài (đoạn 1): Nêu vấn đề: Tầm quan trọng của tri thức. Tri thức là sức mạnh - Phần thân bài (2 đoạn tiếp) Khẳng định sức mạnh của tri thức + Đoạn đầu: có luận điểm “Tri thức đúng là sức mạnh”. Chứng minh bằng ví dụ về sửa máy phát điện lớn và cứu nó thoát khỏi trở thành đống phế liệu lớn. + Đoạn 2: Tri thức là sức mạnh của cách mạng. Chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể về vai trò của trí thức Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến và trong xây dựng đất nước. - Kết bài: (Đoạn cuối cùng) Phê phán 1 số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ. ? Giữa các phần có mối quan hệ như thế nào? - Chặt chẽ. + Phần mở bài: Nêu vấn đề. + Phần TB: lập luận chứng minh vấn đề. + Phần Kết Bài: Mở rộng vấn đề để bàn luận. * Giáo viên: Đánh dấu câu mang luận điểm chính trong bài ? Các câu luận điểm đó đã nêu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa ? * Học sinh thảo luận theo bàn (3’) -> báo cáo kết quả. + 4 câu của đoạn mở bài. + Câu mở đoạn và 2 câu kết đoạn 2. + Câu mở đoạn 3. + Câu mở đoạn và câu kết đoạn 4. ? Nhận xét về các luận điểm trong bài? ? Các luận điểm này đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa ? + Các luận điểm diễn đạt rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. + Nói cách khác, người viết muốn tô đậm, nhấn mạnh 2 ý: Tri thức là sức mạnh. Vai trò to lớn của người trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống. * HS thảo luận theo bàn: - Thời gian: 3 phút - Câu hỏi: ? Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục không? * GV đưa đáp án: Phép lập luận chứng minh là chủ yếu. -> Phép lập luận này có sức thuyết phục. Bài này dùng sự thực thực tế để nêu lên 1 đề t2, phê phán tư tưởng không biết coi trọng tri thức, dùng sai mục đích. ? Qua việc phân tích văn bản mẫu, em hiểu thê nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ? * Giáo viên: Các tư tưởng, đạo lí thường được đúc kết trong những câu thành ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiểu hoặc khái niệm. Ví dụ: Học đi đôi với hành; có chí thì nên...Khoan dung, nhân ái, không có gì quý hơn độc lập tự do... ? Xét về mặt nội dung và hình thức văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần phải đảm bảo yêu cầu gì ? * GV gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK- HS hoạt động theo nhóm - Thời gian: 3 phút - Câu hỏi: ? Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào? * GV đưa đáp án- HS đối chiếu các nhóm nhận xét + Nghị luận về 1 sự vật, hiện tượng đời sống: từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra vấn đề tư tưởng. + Nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lí: Dùng giải thích, chứng minh...làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người. ? Đọc đề bài ? * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm đề cương. ? Phần Mở bài cần nêu vấn đề gì ? ? Phần Thân bài cần nêu mấy vấn đề chính ? ? Vì sao phải hiếu với cha mẹ ? ? Ta phải làm gì để giữ được đạo hiếu ? ? Phần kết bài ta cần chốt lại vấn đề như thế nào? I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí : 1. Phân tích ngữ liệu: “ Tri thức là sức mạnh” ( Sgk/34) a. Vấn đề bàn luận: Bàn về giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người trí thức trong phát triển khoa học. b. Bố cục 3 phần: + Phép lập luận chứng minh là chủ yếu nó đã có sức thuyết phục vì giúp người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người trí thức đối với sự tiến bộ xã hội. + Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người -> Nghị luận về một tư tưởng đạo lí * Yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí: + Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng(hay chỗ sai)của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. + Về hình thức: Phải có bố cục ba phần (MB, TB, KB) rõ ràng; luận điểm đúng đắn; lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời nói rõ ràng, sinh động. 2.Ghi nhớ: (SGK ) II. Luyện tập 1.Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa kiểu bài này với kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ hiện thực đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí: xuất phát từ một v/ đề tư tưởng đạo lí, sau đó dùng lập luận phân tích, chứng minh, giải thích.v.v. để thuyết phục người đọc nhận thức được đúng vấn đề tư tưởng, đạo lí đó. 2. Lập dàn ý đại cương: Cho một bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí gần gũi với lứa tuổi hoặc đang được cả xã hội quan tâm. * Đề: Suy nghĩ từ câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn...ra” * Mở bài: Giới thiệu về câu ca dao và nêu tư tưởng chung của nó. * Thân bài 1.Giải thích ý nghĩa của câu ca dao + Giải thích h/ả so sánh núi Tái Sơn, nước trong nguồn để thấy câu ca đã ca ngợi công lao to lớn cuả cha mẹ: Bền vững không vơi cạn. + Từ đó dẫn đến lời khuyên: Làm con phải hiếu với cha mẹ-> lời khuyên này rất thấm thía. 2. Vì sao phải hiếu với cha mẹ? a. Công lao của cha mẹ vô cùng lớn lao: công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ. b. Đó là đạo lí của con người muôn thủa. c. Đó là truyền thống của dân tộc 3.Ta phải làm gì để giữ được đạo hiếu a.Khi còn nhỏ: lễ phép,vâng lời,ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành. b. Khi lớn: Kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ chu đáo, chăm sóc đến tình cảm của cha mẹ. 4. Phê phấn những hiện tượng sai trong đạo làm con của một số người 5. Bàn luận mở rộng chữ hiếu trong thời đại mới * Kết bài : + Khẳng định truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. + Ý nghĩa câu ca dao đối với ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) * GV gọi học sinh đọc văn bản “thời gian là vàng”. Hoạt động nhóm - Thời gian: 5 phút - Câu hỏi: Nhóm 1: ? Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào ? Nhóm 2: ? Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của văn bản ? Nhóm 3: ? Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào ? Các nhóm làm bài, báo cáo kết quả, nhận xét nhóm bạn. * Đáp án: 3. Luyện tập SGK + Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. + Văn bản bàn luận về giá trị của thời gian. + Các luận điểm chính: Thời gian là sự sống. Thời gian là thắng lợi. Thời gian là tiền. Thời gian là tri thức. + Lập luận chủ yếu: phân tích và chứng minh. -> Có sức thuyết phục vì giản dị, dễ hiểu. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) - GV yêu cầu: Từ phần luyện tập, em có suy nghĩ gì về vấn đề nhiều bạn trẻ đang rất nhiều thời gian với trò chơi điện tử hoặc mạng xã hội. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) Suy nghĩ của em về nội dung giáo dục trong câu chuyện sau: Lòng khoan dung Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Khi đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Sự khoan dung của vị thiền sư già đã khiến chú tiểu suốt đời không quên được bài học đó. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Hoàn chỉnh bài tập, học thuộc ghi nhớ. + Dựa vào dàn ý trên, viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lí + Chuẩn bị: " Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten"( Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, thể loại, bố cục, trả lời các nội dung chính theo câu hỏi SGK.v.v.)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, giáo án hay bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, giáo án chi tiét bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, giáo án ngữ văn 9 trọn bộ, giáo án văn 9 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác