Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Đồng chí. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 9 - Tiết 43:
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức:
+ Hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP của DT ta.
+ Hiểu về lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm lên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
+ Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2 Kĩ năng:
+ Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
+ Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
+ Phát hiện một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin
4 Thái độ:
+ Thêm yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên: + Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác.
+ Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí
+ Máy chiếu, máy tính xách tay,
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, học sinh hoạt động cá nhân và nhóm.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ: ( Giáo viên trình chiếu câu hỏi)
? Qua đoạn trích " Lục Vân Tiân cứu Kiều Nguyệt Nga" em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật Lục Vân Tiên(5đ)? Tác giả xây dụng nhân vật Lục Vân Tiên nhằm mục đích gì?(5đ)
* Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, giáo viên trình chiếu đáp án
* Đáp án:
+ L.V.Tiên dốc lòng vì nghĩa, không màng danh lợi, làm ơn không cần trả ơn: sẵn sàng cứu giúp khi người khi gặp nạn, => Con người dũng cảm, nhân hậu, sẵn sàng làm việc nghĩa, vị nghĩa quên thân -> Là con người có tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu -> cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán => Là hình ảnh đẹp, lí tưởng về người anh hùng hành đạo cứu đời, vì dân dẹp loạn mà N.Đ.C gửi gắm niềm tin và ước mơ của mình.
3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ;
- Thời gian:
Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
Gợi ý: Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.
GV dẫn dắt: Trên cơ sở của từ đồng bào này, sau này, xuất hiện từ đồng chí chỉ những người có cùng chí hướng, lý tưởng, cùng đội ngũ và tổ chức với nhau
Đó cũng là tên một tác phẩm của Chính Hữu. Hôm nay, cô và các con cùng nhau tìm hiểu bài thơ này để hiểu và trân quý hơn về tình đồng chí của những người lính
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi
- Thời gian:
Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung
GV đặt câu hỏi: Dựa vào SGK hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Chính Hữu?
* Giáo viên giới thiệu chân dung nhà thơ Chính Hữu và một số bìa sách của nhà thơ Chính Hữu trên màn hình và bổ sung:
+ Tuổi thiếu niên ông ra Hà Nội học rồi tham gia kháng chiến chống Pháp (20 tuổi tòng quân). Từ người lính Trung đoàn Thủ Đô ông đã trở thành nhà thơ quân đội. Chính Hữu hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ đầy thiếu thốn, khó khăn, gian khổ tác giả đã cảm nhận sâu sắc tình đồng chí, đồng đội. Thơ ông hầu hết viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính: tình đồng chí, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.
+ Thơ ông không nhiều nhưng đặc sắc, tiêu biểu là bài “Đồng chí” Thơ của ông không nhiều nhưng có phong cách ở sự gân guốc, tinh tế trong ngôn từ, nhịp điệu.Ông chỉ công bố 3 tập thơ khoảng 50-60 bài nhưng đã ghi dấu vào thi đàn Việt Nam như 1 gương mặt điển hình, tiêu biểu của thơ ca kháng chiến. “Ngày về” sáng tác 1947- bài thơ đánh dấu sự gia nhập thi đàn kháng chiến của nhà thơ Chính Hữu.
* Giáo viên trình chiếu đoạn thơ minh hoạ:
“ Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phát phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”
=> Hình ảnh người lính đẹp, lãng mạn, mang màu sắc của những người anh hùng xưa. A. Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
+ Chính Hữu tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007)
+ Đề tài chủ yếu viết về người chiến sĩ quân đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
? Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ra sao?
* Giáo viên: Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc khỏng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tình yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Bài thơ được viết đầu năm 1948 được coi là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về người lính Cách mạng – văn học chống Pháp.
+ Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến dịch Việt Bắc, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ đó thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng đội của mình.Cảm hứng của nhà thơ hướng về hiện thực của cuộc sống kháng chiến, khai thác cái đẹp & chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường, khác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu của một số nhà thơ khác như Hữu Loan, Quang Dũng.v.v... Bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát “Tình đồng chí”
* Giáo viên cho học sinh nghe bài hát" Tình đồng chí" 2. Tác phẩm:
+ Bài thơ ra đời năm 1948.
* HS xác định giọng đọc: Chậm rãi, tình cảm, để diễn tả những cảm xúc lắng lại, dồn nén. Chú ý các câu thơ tự do, có cấu trúc tương ứng. 3 câu cuối, đọc với giọng chậm, hơi cao, ngân nga, khắc hoạ hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa tượng trưng.
? Em hiểu đồng chí là như thế nào? B. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc - Hiểu chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích:
? Theo em bài thơ được viết theo thể thơ nào? Mục đích của tác giả khi chọn thể thơ đó?
+ Thơ tự do: khi giãi bày bộc lộ, khi thì dồn nén, sâu lắng -> nhịp thơ tự do – bày tỏ cảm xúc của mình về tình đồng chí, đồng đội
? Em có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
+ Đoạn 1: 7 dòng đầu(Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp)
+ Đoạn 2: 10 dòng đầu( Những biểu hiện về vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí.)
Đoạn 3: 3 dòng cuối(biểu tượng của tình đồng chí) 2.Thể thơ- Bố cục:
+ Thể thơ tự do.
+ Bố cục: 3 phần
* GV gọi học sinh đọc lại 7 câu thơ đầu.
? Câu thơ nào cho biết nguồn gốc xuất thân của của những người lính trong bài thơ?
? Mỗi miền quê của anh bộ đội đều khác về vị trí địa lý, phong tục nhưng, đều giống nhau ở điểm gì?
+ Họ xuất thân là những người nông dân nghèo khổ.
+ Vùng đất nhiễm mặn ven biển, vùng đất phèn, có độ chua cao => đất xấu khó trồng trọt.
Ví dụ: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.
+ Trung du, miền núi -> đất bạc màu, khô cằn 3. Phân tích:
a Cơ sở của tình đồng chí:
* Nguồn gốc xuất thân
+ Quê anh « nước mặn đồng chua » nhiễm mặn ven biển, vùng đất phèn, có độ chua cao
+ Làng tôi « đất cày sỏi đá » Trung du, miền núi -> đất bạc màu, khô cằn
? Nhận xét cách sử dụng các cụm từ “ Nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá”? và nét nghệ thuật trong đoạn thơ ?
+? Các cụm từ này thuộc loại từ vựng nào chúng ta vừa ôn tập? Tác dụng của việc sử dụng các cụm từ trên?
+ Các thành ngữ: miền quê nghèo, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt
=> tương đồng cảnh ngộ, tình đồng chí có cội nguồn từ những con người cùng giai cấp đồng khổ, dễ cảm thông với nhau. -> thành ngữ : vùng đất xấu khó trồng trọt.
? Như vậy tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở chung đầu tiên gì?
Là những người nông dân nghèo,chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân. (ghi trên *1) -> họ đều là những người nông dân nghèo, chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân.
? Chung cảnh ngộ, chung hoàn cảnh xuất thân chưa đủ, còn điều gì khiến những người lính quen nhau và trở thành tri kỉ? Tìm chi tiết minh hoạ ?
* Giáo viên: Những người xa lạ đến bên nhau cùng đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng khát vọng đánh đuổi kẻ thù => trở thành đồng đội, đồng chí của nhau. Họ là những người từ nhân dân mà ra, vì T.Quốc, vì nhân dân chiến đấu => hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp đẽ.
? Điểm chung của những người lính ở đây là gì? + Súng bên súng, đầu sát bên đầu
-> gắn bó để trở thành đôi bạn tâm giao, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.
=>Họ chung mục đích, cùng lí tưởng, chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc.
? Xuất thân cùng giai cấp, ở những miền quê khác nhau, họ đã trở thành đồng chí của nhau như thế nào?
+ đôi người xa lạ-> quen nhau
+ Đôi người xa lạ-> đôi tri kỉ:
? Tác giả sử dụng từ nào để đếm?
? Tại sao dùng từ "đôi" mà không phải là từ "hai"?
? Tác giả sử dụng từ "đôi" để khẳng định điều gì? Tìm những câu thơ trong đoạn 1 để thể hiện điều đó? ->Tình đồng chí là sự chia sẻ buồn vui, thiếu thốn, xoá mọi khoảng cách.
? Phân tích cái hay trong câu thơ: "Đêm rét... tri kỉ"?
* Giáo viên: Từ đôi người xa lạ-> đôi tri kỉ: sự chuyển đổi tình cảm lớn lao của những người lính: từ không quen biết họ đã cảm thông, trở thành đôi bạn chia ngọt sẻ bùi, có nhau trong mọi hoàn cảnh, họ không thể tách rời bởi tình cảm keo sơn gắn bó.
? Những cái chung ấy đã khiến những người xa lạ không quen biết nhau hình thành nên tình cảm gì?
+ Từ những người xa lạ, không quen biết, họ trở thành thân quen, trở thành đồng đội của nhau bởi giữa họ có chung 1 lí tưởng, có chung tình yêu quê hương, đất nước -> sẵn sàng ra đi bảo vệ Tổ quốc khi cần. + Từ xa lạ, họ tập hợp nhau lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên đồng chí, đồng đội của nhau:
? Tại sao từ " Đồng chí" lại được tác giả tách riêng và đứng độc lập thành một dòng?
* Giáo viên bình: Tình đồng chí thân thương gắn bó như tình cảm bạn bè thân thiết, chân thành chứ không đơn thuần là tình cảm của những người cùng chí hướng=> Câu thơ quan trọng nhất của bài thơ: 1 nốt nhấn vang lên như 1 sự phát hiện 1 lời khẳng định, là bản lề gắn kết giữa đoạn thơ 1& 2 Đồng chí !
-> dòng thơ đặc biệt, là lời phát hiện và khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính, nó là bản lề của bài thơ( nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau)
? Ngoài cách sử dụng từ "đôi" tài tình, em còn nhận xét như thế nào về ngôn ngữ của đoạn thơ?
+ Bình dị, tự nhiên như lời kể chuyện tâm tình
+ Sử dụng thành ngữ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp,
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
- GV: Em nhận xét gì về cơ sở của tình đồng chí của những người lính trong bài thơ?
+ Là những người nông dân nghèo->Cùng chung cảnh ngộ.
+ Ở họ có chung mục đích, cùng lí tưởng, chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc
+ Từ xa lạ, họ tập hợp nhau lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên đồng chí, đồng đội của nhau.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Học thuộc lòng bài thơ, phân tích nội dung phần 1 của bài thơ.
+ Trình bày cảm nhận của em về một chi tiết nghệ thuật mà em tâm đắc nhất.
+ Soạn bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của các đoạn thơ còn lại trong bài thơ " Đồng chí"
+ Thi vẽ tranh minh hoạ cho bài thơ( Trải nghiệm)