Giáo án PTNL bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)

Tuần 27

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 131

Tiếng Việt: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý(TIẾP)

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.

  1. Kỹ năng:

+ Giải đoán và sử dụng hàm ý.

  1. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng tốt hàm ý trong giao tiếp.

  1. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Bảng phụ, tài liệu tham khảo, bài soạn, máy tính, máy chiếu, đề kiểm tra in sẵn.

* Học sinh: Đọc, tìm hiểu và phân tích kĩ ngữ liệu theo câu hỏi SGK

  1. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút, ra quyết định, giải quyết vấn đề...

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ: Đề bài

           Viết một đoạn hội thoại ngắn ( chủ đề học tập) trong đó có sử dụng câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó ?

  1. Đáp án-Biểu điểm

Yêu cầu:

+ Hình thức: ( 1,0 đ)

                     - Viết đúng hình thức một đoạn hội thoại

                     - Có đủ lời thoại của hai nhân vật

                     - Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi cơ bản.

+ Nội dung: (7,0 đ)

                  - Đoạn văn phải có chủ đề (5,0đ)         

                  - Xác định câu có sử dụng câu chứa hàm ý. (1,0đ)

                  - Nói rõ nội dung của hàm ý đã sử dụng.  (1,0đ)

  1. Bài mới

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 3 phút )

GV yêu cầu: Tìm hàm ý của câu in đậm trong truyện sau :

Chiếm hết chỗ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng :

- Bước ngay ! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy !

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời :

- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy !

Người nhà giàu nói :

- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt ?

Người ăn mày đáp :

- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi !

(Theo Chương Chính – Phong Châu, Truyện cười dân gian Việt Nam)

- HS suy nghĩ và trả lời

Gợi ý: Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông – những người nhà giàu.

- GV dẫn dắt: Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Vậy muốn người nghe (đọc) hiểu được nội dung hàm ý trong câu nói của mình, người nói ( viết) cần chú ý những gì ? Cô trò ta cùng nghiên cứu bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* Giáo viên trình chiếu đoạn trích SGK- 90-> Gọi học sinh đọc đoạn trích

? Các ví dụ trên trích từ văn bản nào? Nằm ở vị trí nào của văn bản? Tóm tắt sự việc mà đoạn văn đề cập đến?

* GV đặt câu hỏi:

? Nêu hàm ý của những câu in đậm trong đoạn trích ?

? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?

+ Việc chị Dậu buộc phải bán cái Tí: Đây là điều rất đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.

? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn ?

 ? Tại sao chị Dậu phải nói hàm ý thứ 2?

+ Hàm ý ở Câu 2 rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của mẹ  trong câu thứ nhất, nên  nó vẫn hỏi lại.

? Chi tiết nào trong đoạn trích chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý của trong câu nói của mẹ ?

+ Chi tiết cái Tí: giãy nảy, liệng củ khoai, và lên khóc và hỏi “ U bán con thật đấy ư?”

? Vì sao cái Tí có thể hiểu được hàm ý ấy

+ Cái Tí hiểu nhờ câu nói của mẹ, vì trước đó nó đã biết bố mẹ định bán nó cho Nghị Quế và vì phần nào hiểu cảnh ngộ gia đình.

+ Khi chị Dậu nói 1 câu, cái Tí chỉ lờ mờ cảm nhận được một điều gì đó không bình thường nhưng đến câu thứ 2 nó đã hiểu tai hoạ đang ập xuống đầu nó nên nó mới hành động như vậy.

* Giáo viên: Qua 2 câu nói chứa hàm ý của chị Dậu ta thấy chị Dậu ý thức sử dụng hàm ý để che dấu sự thật đau lòng.

 Về phía cái Tí: nghe câu nói bất thường như vậy, tìm  mọi cách để hiểu ý chị Dậu đang nói.

* GV đặt câu hỏi:

? Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì ?

- HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

+ Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói-> Đối tượng nhận hàm ý

+ Người nghe ( đọc) có khả năng giải đoán được hàm ý. Ngữ cảnh sử dụng hàm ý.

* Giáo viên: Như vậy khi sử dụng hàm ý:

- Người nói (người viết) phải có ý thức đưa hàm ý vào câu nói làm cho người nghe có thể giải đoán được.

- Người nghe (người đọc) phải có suy luận hay gọi là năng lực giải đoán hàm ý

? Hãy nêu tác dụng của hàm ý ?

? Người ta sử dụng hàm ý trong những trường hợp  nào?

+ Nhờ có hàm ý trong câu mà người nói

( viết) có thể chuyển tải được ý nghĩ, nguyện vọng của mình cho người khác một cách  lịch sự, tế nhị, tránh thô lỗ, mất lịch sự hoặc đảm bảo sự vô can cho bản thân. Vì vậy, gặp những tình huống không tiện nói trực tiếp, người nói ( viết) cần có ý thức sử dụng hàm ý, đưa hàm ý vào câu nói.

+ Dễ dàng chối bỏ trách nhiệm khi cần vì không trực tiếp nói ra điều đó mà do người nghe tự suy ra.

? Không sử dụng hàm ý trong những trường hợp nào?

+ Người nghe không có năng lực giải đoán hàm ý

* Giáo viên lưu ý học sinh: Có những trường hợp người nghe không hiểu hàm ý của người nói hoặc cố tình làm ra vẻ không hiểu hàm ý trong lời của người nói ( Không cộng tác)-> Hàm ý không có hiệu quả.

*  Giáo viên trình chiếu bài tập nhanh: Ông Hai đi nghêng ngang giữa đường vắng, cái đầu cung cúc lao về phía trước. hai tay vung vẩy, nhấp nhổm. Gặp ai quen ông lão cũng níu lại, cười cười:

- Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!

 Có người bỡ ngỡ hỏi lại  “ Chúng nó nào?” thì ông lão bật cười, giơ tay trỏ về phía tiếng súng:

- Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa.

? Hãy cho biết câu nói nào của Ông Hai có hàm ý?

? Tại sao Ông Hai phải nói câu thứ 2 ?

* Giáo viên kết luận: Hàm ý là phần không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ. Cho nên hàm ý phải được người nghe tự mình giải đoán. Nếu người nghe có theo dõi lời người nói nhưng không nhận biết hàm ý gửi gắm trong đó, tức là không đủ năng lực để giải đoán nó. Trong trường hợp  này nếu người nói muốn người nghe hiểu được nội dung thông báo của hàm ý thì phải điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp với trình độ của người nghe. Hàm ý nâng cao hiệu quả  trong giao tiếp nhưng cũng có thể làm giảm đi hiệu quả khi giao tiếp nên người nói phải chú ý khi sử dụng hàm ý sao cho đạt kết quả.

- GV gọi HS đọc Ghi nhớ -SGK 91?

 

I  Điều kiện sử dụng hàm ý

1. Phân tích ngữ liệu: (SGK-90)

+ Câu 1: Con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi-> Hàm ý: Sau bữa này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.

+ Câu 2: Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài-> Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Điều kiện sử dụng hàm ý

+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Ghi nhớ: ( SGK- 91)

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

- GV: Đọc, nêu yêu cầu của bài tập 1.

* Giáo viên cho 1 học sinh làm bài tập 1 theo nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần bài tập.

* HS  Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Giáo viên chữa.

* GV đặt câu hỏi:

? Trong phần a, người nói và người nghe trong những câu in đậm là ai ? Xác định  hàm ý trong các câu nói đó ?

? Theo em người nghe có hiểu được hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?

? Trong  ví dụ b, câu “ Chúng tôi cần bán những thứ này đi để....” người nói người nghe là những ai ?

? Câu nói đó có hàm ý gì ? Người nghe ( chị Hai Dương) có hiểu được hàm ý đó không? Những chi tiết nào chứng ỏ điều đó ?

? Trong ví dụ c: người nói, người nghe là ai? Câu nói đó có hàm ý gì ? người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? nó thể hiện ở chỗ nào ?

 

 

 

 

 

 

 

* Giáo viên trình chiếu bài tập số 2

? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?

? Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì? Vì sao con bé không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý ? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao ?

 

 

 

 

 

? Đọc bài tập số 3 ? Yêu cầu của bài tập 3 là gì?

* Kĩ thuật trình bày 1 phút.

? Muốn điền được hàm ý ta phải làm gì

+ Xem xét đoạn thoại những câu cho sẵn nói về điều gì.

+ Từ đó tìm câu hàm ý điền cho thích hợp.

=> Như vậy hàm ý trong câu định điền phải chứa hàm ý gì ?

 

? Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 4?

* Học sinh làm bài độc lập (Kĩ thuật động não) H khá giỏi

II. Luyện tập:

Bài tập số 1: ( SGK- 91)

a)

+ Người nói: anh thanh niên

+ Người nghe: Ông hoạ sĩ, cô gái

+ Hàm ý của câu in đậm: mời bác và cô  vào uống nước.

+ Hai người nghe đều hiểu hàm ý-> Người nghe hiểu nên Ông theo anh vào nhà…ngồi xuống ghế.

b)

+ Người nói: anh Tấn

+ Người nghe: Chị Hai Dương

+ Hàm ý của câu in đậm: “ Chúng tôi không thể cho được"

+ Người nghe hiểu được hàm ý đó nên có phản ứng bằng câu nói “Thật là càng giàu có”

c)

+ Người nói: Thuý Kiều

+ Người nghe: Hoạn Thư

+ Hàm ý của câu in đậm thứ nhất: “ Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước Hoa Nô này ư?

+ Hàm ý của câu in đậm thứ 2: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.

+ Hoạn Thư hiểu hàm ý đó (hồn lạc phách siêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.)

Bài tập số 2 (SGK- 92)

+ Hàm ý; Chắt nước giùm nước để cơm khỏi nhão.

+ Em bé đã nói một lần nhưng không hiệu quả vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ 2 này có thêm yếu tố trong bức bách( tránh để nhão cơm).

+ Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “anh Sáu  ngồi im”, tức là anh không cộng tác (vờ không nghe không hiểu)

Bài tập số 3 (SGK-92) Điền vào l­ượt lời của B một câu có hàm ý từ chối:

a, A: Mai về quê với mình đi!

    B: Rất tiếc, mình đã nhận lời đi dự sinh nhật Hoa rồi!

    A: Đành vậy!

b, B: Mình phải đến bệnh viện thăm bà nội.

c, B: Mình còn phải làm các bài tập mà thầy vừa giao.

Bài tập số 4 (SGK-92)

+ Thông qua sự so sánh giữa “hi vọng” với “con đ­ường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu đ­ược hàm ý của tác giả là:” Tuy hi vọng ch­ưa thể nói là thực là hay­, nh­ưng cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

 

? Hãy điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối trong đoạn thoại sau đây:

A: - Mai về quê với mình đi!
B: - (…)
A: - Đành vậy.

Gợi ý:

- Ngày mai mình phải đi học thêm rồi.

- Tiếc quá, mai mình có hẹn trước rồi.

- Ngày mai mình bận ôn thi rồi.

 

 

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

 

-GV yêu cầu: ?Sưu tầm hai truyện cười dân gian có sử dụng hàm ý.

 

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Học thuộc ghi nhớ và hoàn thành các bài tập

+ Xác định điều kiện và chỉ ra hàm ý được sử dụng trong một đoạn văn tự chọn

+  Chuẩn bị cho giờ trả bài Tập làm văn số 6

               ( Xem lại  các kiến thức & kĩ năng về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) xem lại đề bài, lập dàn ý )

 

Số TT

Tên bài thơ

Tác giả

Năm sáng tác

Thể thơ

Tóm tắt

nội dung

Đặc sắc nghệ thuật

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp) 5 bước, giáo án phát triển năng lực bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp), giáo án hay bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác